Mê cung tư duy và hoàn cảnh
Ai đã từng đi lạc vào một khu phố nhỏ ngoằn ngoèo, quanh co, đang trong lúc vội mà tìm mãi chẳng thấy đường ra. Tâm trạng hoang mang, rối bời… Lòng tự nhủ lòng: đúng là như lạc vào mê cung!
Mỗi người chúng ta đều có lúc nào đó không may sa vào trạng thái “rối như canh hẹ” mà chưa tìm ra cách giải quyết. Thế là ở hoàn cảnh “mê cung”. Hoặc chính ta hay chứng kiến người khác bị phân tâm đến nỗi tư duy bị rối tung rối mù, nói không ra câu, nghĩ không ra ý. Thậm chí có người còn không hiểu mình viết cái gì. Thế là bị sa vào trạng thái “tư duy mê cung”.
Tư duy mê cung, hoàn cảnh mê cung đã được người xưa, cách nay hơn mười nghìn năm hình tượng hoá trong câu chuyện “Mê cung”. Mẫu gốc cổ xưa nguyên thuỷ nhất có trong truyện cùng tên của thần thoại Hy Lạp. Truyện rằng: để có đô thị Aten tuyệt vời với những công trình kiến trúc vừa hoành tráng lộng lẫy vừa uy nghiêm mà tinh tế độc đáo, đặc sắc: những ngôi đền, những cung điện, những pho tượng, trường đấu… là nhờ kiến trúc sư thiên tài Đêđan.
Nhà kiến trúc sư tài năng này cũng đã nghĩ đến việc truyền nghề cho thế hệ sau và ông dồn sức hướng dẫn, chỉ bảo người học trò có tên Talôx. Nhưng khi phát hiện ra Talôx còn giỏi hơn cả mình thì trong lòng Đêđan nổi lên những ghen ghét, đố kỵ và cuối cùng ông ta đã nhẫn tâm giết chết một thiên tài mới là người học trò cưng.
Biểu tượng “mê cung” trong thần thoại Hy Lạp.
Thì ra, dù có thiên tài đến đâu, từng có tư duy trong sáng và khoa học đến đâu (như Đêđan đã từng thiết kế nên cả một đô thị Aten lừng lẫy) nhưng khi trong lòng nổi lên sự “ghen ăn tức ở” là sẽ sa vào trạng thái “tư duy mê cung” tức một tư duy tăm tối, không lối thoát dễ dẫn con người đến tội ác! Cái “ghen ăn tức ở” của người đời quả muôn vàn nguy hiểm, có thể giết người không ghê tay!
Đêđan bị đày đi biệt xứ rồi dạt vào đảo Cret, nơi nhà vua Minôx trị vì đang có con quỷ Minôtor chuyên ăn thịt người quấy phá. Nó lại chỉ đòi thịt người trẻ, đẹp. Vua bèn nhờ Đêđan thiết kế một mê cung để nhốt quỷ. Thế là tài năng của nhà kiến trúc lại tạo ra một “kiệt tác” mới: Đó là một cung điện vô cùng rộng lớn nhưng cũng vô cùng tối tăm, phức tạp, cực kỳ rắc rối với biết bao phòng to phòng nhỏ, biết bao những hành lang uốn lượn vòng vèo lên xuống lúc thắt lại như giam chân người lúc lại mở ra như dẫn dụ mời gọi người… Ai vào đó sẽ không tìm được lối ra và chịu chết.
Như vậy, nghệ thuật (kiến trúc) có thể tạo ra những công trình thẩm mỹ tuyệt vời nâng con người bay vào bầu trời của cái đẹp nhưng cũng có thể tạo ra những ngục tối, đày ải giam giữ con người đến chết!
Vua Minôx thường bắt các nước chư hầu cống người cho quỷ ăn thịt. Năm ấy, chàng Têdê tuấn tú hoàng tử con trai vua xứ Aten đến lượt đem thân mình sang Cret. Nhờ có sợi dây của công chúa đảo Cret tên là Arian mà chàng Têdê anh hùng đã chinh phục Mê cung và giết chết quỷ dữ… Tình yêu đã chiến thắng cái tối tăm, ác độc!
Nhưng ngoài tình yêu của công chúa Arian, chàng Têdê quyết giết chết quỷ vừa để cứu người vừa thể hiện danh dự quốc gia xứ Aten nổi tiếng!
Têdê và Arian cưới nhau và mối tình ấy đi vào lịch sử văn hoá nhân loại như là một trong những mối tình đẹp nhất, thiêng liêng nhất.
Video đang HOT
Về sau nhân loại truyền cho nhau bài học: mỗi khi gặp phải hoàn cảnh hay tư duy “mê cung” thì phải có “sợi dây Arian” tức phương hướng và biện pháp tháo gỡ. Có nhà tư tưởng còn quả quyết: gặp phải “mê cung” thì chỉ có một chìa khoá giải quyết chính là tình yêu. Yêu chính mình, yêu con người, yêu cuộc đời, yêu lẽ phải, yêu sự công bằng và chân lý… sẽ là thứ năng lượng tuyệt vời tiếp thêm sức mạnh và trí tuệ để hoá giải mọi khó khăn. Như chàng Têdê kia nếu không có tình yêu của Arian, không có tình yêu con người, không vì danh dự hoàng tử con vua xứ Aten với một tình yêu và tự hào về quê hương thì chắc chắn chàng ta sẽ chết lạc trong “mê cung” và sẽ là mồi cho quỷ…
Từ đó nhân loại cũng phân biệt rõ hơn “tư duy mê cung” và “tư duy tạo ra mê cung”. Hiển nhiên hai kiểu tư duy này đối lập nhau. Tư duy tạo ra mê cung là tư duy của những thiên tài, ít ra là tư duy của những trí tuệ hơn người. Như việc thiết kế đường hầm trong các kim tự tháp Ai Cập. Theo miêu tả của các nhà khoa học thì đấy chính là một thứ “mê cung” nếu kẻ nào vào sẽ không có lối ra và sẽ trở thành linh hồn bảo vệ giấc ngủ ngàn đời của các Pharaon vĩ đại. Đó là những đường hầm tối đen, cao một mét, chiều ngang rộng một mét. Càng vào sâu, đường càng biến hóa, đi lên, đi xuống lại vòng vèo, có đoạn dẫn đến giếng nước, có đoạn dẫn đến tường đá, có đoạn dẫn tới phòng kín… Người ta sử dụng robot để thâm nhập vào các đường hầm. Robot xuyên thủng một lớp panen của một đường hầm, nhưng ngay tiếp đó lại có một lớp panen khác…
Giai thoại kể ở thế kỷ XII, vua Henry II nước Anh chắc có đọc thần thoại Hy Lạp mà đã cho xây dựng một “mê cung” để giấu các cô tình nhân xinh đẹp, nhưng vẫn bị hoàng hậu phát hiện nhờ có những “sợi dây Arian” mách lẻo…! “Mê cung” được vận dụng nhiều hơn trong lĩnh vực quân sự mà ai đọc “Tam quốc diễn nghĩa” đều ấn tượng với trận đồ bát quái của Khổng Minh Gia Cát. Đó là một “mê cung” bày ra bằng cách xếp những tảng đá, khối đá, rọ đá (thạch trận) để đối phương lạc vào sẽ không tìm được lối ra mà tự chết. Một tướng rất giỏi của Đông Ngô là Lục Tốn dẫn quân đi vào cửa Tử (cửa chết). May được cụ già là bố vợ Gia Cát (Hoàng Thừa Ngạn) chỉ lối đi ra cửa Sinh (cửa sống), Lục Tốn mới thoát nạn.
Hoàng tử Têdê giết quỷ Minôtor trong “mê cung”.
Văn hoá phương Đông cũng có khái niệm tương tự với “mê cung” là “thiên la địa võng” có nghĩa đen “lưới ở trên bẫy ở dưới” nghĩa bóng chỉ tình trạng khó khăn bủa vây không lối thoát. “Mê cung” gắn liền với huyền thoại tình yêu chàng hoàng tử Têdê và công chúa Arian còn “thiên la địa võng” cũng có nguồn gốc từ câu chuyện tình đẫm nước mắt (vào triều Bắc Tống 960-1127) giữa chàng Cổ Dịch tuy là quan võ nhưng có tài thơ ca nhả ngọc phun châu và nàng kỹ nữ Lý Sư Sư xinh đẹp. Vua Tống Huy Tông không những chiếm đoạt Lý Sư Sư còn bắt Cổ Dịch vào tù. Nguyên do là do buồn mà Cổ Dịch làm thơ có ý tố cáo kẻ chiếm người yêu mình. Chẳng may có người quen tên Cao Cầu tố cáo. Thế là Cổ Dịch mất hết, mất nghề làm quan bổng lộc, mất gia đình danh giá, mất tình yêu nồng nàn… Với Cổ Dịch thì đúng với hoàn cảnh “thiên la địa võng”…
Phù hợp với tư duy duy lý phương Tây trong khó khăn “mê cung” thì có “cẩm nang” giải quyết là “sợi dây Arian”, còn với phương Đông duy tình và có phần yếm thế thì bi kịch “thiên la địa võng” hoàn toàn bế tắc. Vì thế ở phương Đông khái niệm “thiên la địa võng” được dùng nhiều hơn trong lĩnh vực quân sự chỉ mưu kế mai phục muôn hình nghìn vẻ và dụ đối phương đến để “cất vó”…
Bước vào thời đại cách mạng 4.0 con người có gặp “mê cung” không? Có nhiều. Thậm chí con người đang cố tạo ra những “mê cung” cho chính mình và xã hội. Đó là những công trình, những ngôi nhà, thậm chí khu phố… không phép, trái phép và sai phép mọc lên nhan nhản. Rất đáng ngại là tình trạng này ngày một xấu đi, nặng nề, và hình như ngày càng phổ biến. Nguyên nhân cũng rõ ra rồi: do lòng tham không đáy của con người. Nhà cao tầng thì xây thêm một vài tầng. Nhà xây rồi thì cơi nới đủ cách. Có khu phố ngõ ngách tăm tối đúng như “mê cung”…
“Sợi dây” để thoát khỏi “mê cung” cũng do chính con người, thật ra cũng chẳng khó khăn gì, đó là tinh thần “thượng tôn pháp luật”, tuân thủ đúng quy định của Nhà nước và cởi bỏ lòng tham!
Ba yếu tố tạo thành kiến trúc: công năng sử dụng; hoàn thiện kỹ thuật; hình tượng thẩm mỹ thì ngày nay ít người chú ý tới “thẩm mỹ”?! Chúng ta có nhiều kiến trúc sư giỏi, nhưng lại có quá nhiều người đang phá nát kiến trúc vì lòng tham!
Đọc lại câu chuyện “mê cung” ta mới thấy người xưa như viết cho hôm nay, về hôm nay: con quỷ Minôtor ăn thịt người kia ngày nay mang tên khác là “Lòng Tham”!
Cái đẹp làm ra sự sống. Bản chất cái đẹp là sự hài hoà. Hài hoà trong bản thân nó và hài hoà trong phối cảnh tổng thể chung. Thế giới đang đi theo hướng kiến trúc sinh thái hoà nhập con người và môi trường tự nhiên, trở về cây xanh, hoa lá, với sự trong trẻo của khí trời… Không thể đi ngược lại quy luật ấy mà tự nhốt mình vào những “mê cung” hay “thiên la địa võng”!
Nguyễn Thanh Tú
Theo vnca.cand.com.vn
Phụ nữ và những nụ hôn với người đàn ông họ không yêu: Những bí mật đến giờ mới được người trong cuộc tiết lộ
"Khoảnh khắc chúng mình trao nhau nụ hôn đầu tiên của 2 người, mình chỉ muốn đẩy ra. Nói thế nào nhỉ, không quá đâu, thật sự mình hơi... buồn nôn", Tuyết thẳng thắn chia sẻ.
Những cái ôm, những nụ hôn là hành động thể hiện tình cảm vô cùng bình thường giữa các cặp đôi yêu nhau. Người ta yêu nhau mới hôn nhau, người ta hôn nhau bởi vì họ yêu nhau.
Cái ôm có thể là đại diện cho tình bạn, tình cảm gia đình, tình anh em quý mến. Duy chỉ có nụ hôn, những tàn tích của thiên đường, là đặc trưng nổi bật, thiêng liêng cũng rất mực mê say của riêng tình yêu đôi lứa.
Trước nay, người ta thường cho rằng, phụ nữ chả bao giờ hôn được một người đàn ông họ không yêu. Thật ra điều đó không hoàn toàn đúng. Phụ nữ vẫn có thể để xảy ra nụ hôn với anh chàng mình không yêu. Có điều, suy nghĩ tận sâu trong trái tim họ lúc ấy là gì, hãy nghe họ thổ lộ xem sao.
Ảnh minh họa
"Mình và người đó, tuy rằng đã xác định quan hệ yêu đương, mình là bạn gái chính thức của họ. Thế nhưng chưa lúc nào mình nghĩ tới một nụ hôn với họ hết. Chúng mình chỉ dừng ở nắm tay và ôm nhau.
Không hiểu sao, mỗi lần nghĩ tới môi chạm môi với họ, mình thấy hơi ớn ớn. Một cảm giác bài xích rõ ràng nổi lên trong lòng mình.
Sau đúng 2 tháng bên nhau, anh ấy hôn mình sau mấy lần hỏi ý kiến nhưng đều bị mình né tránh. Lần đó, mình 'nể' quá, đành đồng ý. Khoảnh khắc chúng mình trao nhau nụ hôn đầu tiên của 2 người, mình chỉ muốn đẩy ra. Nói thế nào nhỉ, không quá đâu, thật sự mình hơi... buồn nôn.
Về nhà, mình nghĩ rất nhiều. Và mình nhận ra, giây phút chúng mình hôn nhau, mình mới đọc rõ cảm xúc thật sự mình dành cho anh ấy là gì. Mình không hề yêu anh ấy.
Không yêu 1 người, mình trốn tránh và sợ hãi nụ hôn với họ. Ngược lại, nếu mình thật sự yêu họ, dù là phụ nữ hay ngại ngùng đi chăng nữa, cũng sẽ có khao khát được hôn người ấy thật nồng nàn", cô gái trẻ tên Ánh Tuyết (25 tuổi) chia sẻ sau khi vừa chia tay một anh chàng rất tốt tính nhưng cô lại chẳng hề yêu.
Hơi khác với Ánh Tuyết, Minh Thư (26 tuổi) có một mối tình dài hơi hơn. Nhưng sau những lần hôn bạn trai, cô đã nhận ra, thực chất tình cảm cô dành cho anh chàng đó chẳng nhiều nhặn là bao.
"Mỗi lần hôn nhau, cả người mình đều cứng đờ mất tự nhiên. Luôn là anh ấy chủ động dẫn dắt, thậm chí có lúc mình còn chẳng đáp lại. Không phải mình xấu hổ hay e thẹn, mà mình cảm nhận rõ tim mình không đập mạnh lúc anh ấy làm hành động thân thiết đó với mình.
Ảnh minh họa
Mình vô cùng bình tĩnh, thản nhiên. Dẫu là nhiệt tình, nồng nàn, hay ngại ngùng, thận trọng, nếu mình yêu anh ấy chắc chắn cảm xúc của mình không thể bình lặng, yên ả như thế.
Dù mình và anh ấy ở bên nhau khá vui vẻ, thoải mái, nhưng chính ngôn ngữ cơ thể mà mình thể hiện trong vô thức ấy, khiến mình nhận ra, thứ tình cảm mình dành cho anh ấy không phải tình yêu. Giây phút môi chạm môi, mình nhìn rõ trái tim mình", Minh Thư tâm sự.
Nhất là sau đó, khi quen người mới, nụ hôn giữa cô với người ấy khiến tim cô như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, cảm xúc bay bổng cho cô ảo giác không còn là chính mình. Đây mới chính là những dấu hiệu nên có khi cô thực sự yêu 1 người.
Phụ nữ, suy cho cùng vẫn là 1 giống loài sống thiên về cảm xúc. Vì yêu mới nảy sinh ham muốn sắc dục với người đàn ông họ yêu thương. Nụ hôn là sự lãng mạn nồng nàn, là khởi đầu cho những ham muốn bản năng. Không muốn hôn người đàn ông đó, hay hôn một cách gượng gạo, cứng nhắc, chỉ có thể là vì người phụ nữ ấy không rung động thật sự với anh ta mà thôi.
Thược Dược
Theo toquoc.vn
Phụ nữ Nhật Bản tìm tới cái chết vì bị quấy rối nơi làm việc Không chỉ đối phó áp lực công việc, nhiều phụ nữ Nhật Bản còn bị cấp trên bắt nạt và quấy rối sắc dục tại nơi làm việc, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.Zing.vn trích dịch từ South China Morning Post, đề cập vấn đề phụ nữ Nhật Bản gặp nhiều vấn đề tâm lý, thậm chí tìm đến cái chết do...