Mê cung ‘Cúc Phương kì thú’ tái hiện món quà thiên nhiên vô giá
Đây hứa hẹn sẽ là điểm nhấn vô cùng đặc biệt trong Hội xuân lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử của Vườn quốc gia Cúc Phương.
Khoảnh khắc kì thú khi khám phá rừng Cúc Phương.
Được dựng ngay bên bờ hồ Mạc – nơi được ví như một đại đóa hoa rừng mãn khai, bừng lên giữa trùng điệp xanh trên núi đá vôi Cúc Phương, Mê cung “Cúc Phương kì thú” là tâm điểm của Hội xuân “Thêm xanh cho cánh rừng già”.
Với quy mô gần 3.000m2, bằng vật liệu thân thiện, tái chế và trang trí ấn tượng, đây hứa hẹn sẽ là điểm nhấn vô cùng đặc biệt trong Hội xuân lần đầu tiên được tổ chức trong lịch sử của Vườn quốc gia Cúc Phương.
Tại “công trường” đang thi công lắp đặt Mê cung này, chúng tôi chứng kiến hàng chục kiểm lâm viên, cán bộ giáo dục môi trường, các bạn tình nguyện viên đang miệt mài làm việc.
Anh Đỗ Thanh Hào (Bí thư Đoàn VQG Cúc Phương) cho biết, để có thể kịp tiến độ cho rừng mở hội vào 23 tháng Chạp, chúng tôi phải làm thông trưa, các bộ liên quan đến kết cấu, mỹ thuật, còn phải làm ca đêm. Tuy nhiên, tất cả anh chị em cán bộ trong Vườn đều vô cùng hào hứng và phấn khởi. Ai cũng háo hức muốn góp công sức của mình vào Hội xuân này, để mang tới cho khách du xuân một trải nghiệm độc đáo.
Mê cung mang hình dáng của một món quà vô giá mà mẹ thiên nhiên ban tặng nơi này. Nó được bố cục gồm 5 phần, mỗi phần là một chủ đề riêng, một chủ điểm lớn để hợp thành tiềm năng, giá trị và dấu ấn Cúc Phương. Trong mỗi phần của mê cung, lại được chia thành các phân đoạn mang tên khác nhau khác nhau.
Cán bộ kiểm lâm tham gia dựng mô hình cho lễ hội.
Về trang trí mỹ thuật, Mê cung sử dụng nghệ thuật sắp đặt và diễn giải bằng hình ảnh là chính, chứ không “bắt” du khách phải đọc nội dung bằng chữ.
Tác giả Mê cung (là một kiến trúc sư, tình nguyện làm vì tình yêu Cúc Phương) cho biết, phương pháp này sẽ mang tới cho du khách hiệu ứng thị giác và xúc giác mạnh hơn, hiệu quả hơn so với cách thức trưng bày nặng về chi tiết và chữ. Khách tham quan Mê cung sẽ thích thú và nhận được thông điệp bảo vệ môi trường một cách trực quan nhất.
Tác giả Mê cũng cũng bật mí với chúng tôi về các chủ điểm. Theo đó, phần thứ nhất có tên “Hồi Sinh”. Phần này lấy cảm hứng từ nỗ lực tuyệt vời của Cúc Phương mấy chục năm qua trong công tác cứu hộ động vật hoang dã mà thành quả là những chương trình cứu hộ, bảo tồn linh trưởng, rùa, thú ăn thịt nhỏ và tê tê đã nổi tiếng khắp toàn cầu.
Nét đẹp mê hoặc giữa rừng Cúc Phương.
Phần thứ hai có tên “Giữ bình yên rừng già”, lấy cảm hứng từ sự hy sinh, vất vả của lực lượng cán bộ Hạt Kiểm lâm Cúc Phương. 13 trạm Kiểm lâm với gần 100 cán bộ đang ngày đêm ăn núi ngủ rừng khắp hàng nghìn đường mòn tuần tra, để giữ cho rừng bình yên, lần đầu tiên sẽ hiện diện tại đây thông qua ý tưởng trưng bày độc đáo. Hãy dừng lại tại mỗi một trạm kiểm lâm trong đó, để bạn một lần nói lời tri ân, sự sẻ chia với họ.
Phần thứ ba của Mê Cung có tên là câu trích trong bài hát do chính một cán bộ trong Vườn sáng tác: “Nhường màu xanh cho cánh rừng già”. Phần này lấy cảm hứng từ sự hy sinh của cộng đồng 6 làng Mường trước kia sống trong lõi rừng. Vì lợi ích quốc gia, họ đã di chuyển ra vùng đệm để cánh rừng được bảo tồn nguyên trạng.
Văn hóa Mường bản địa là một thành tố làm nên giá trị của Cúc Phương. Và phần này, tác giả muốn tôn vinh họ, văn hóa của họ thông qua thủ pháp trưng bày mang đầy thông điệp nhân văn.
Phần thứ tư có tên “Cuc Phuong Jungle Paths”, lấy cảm hứng từ một cung đường trekking xuyên rừng – một sản phẩm du lịch độc đáo của Cúc Phương. Đây cũng là tên của Giải chạy quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Cúc Phương vào ngày 4/4 tới. Tại cung đường này, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác xuyên rừng già Cúc Phương với các dạng địa hình đặc trưng nhất của cánh rừng nguyên sinh nức tiếng này.
Trung tâm của mê cung là một “đặc sản” của hình thái rừng mưa nhiệt đới thường xanh trên núi đá vôi Cúc Phương. Tác giả lấy cảm hứng từ hệ thống hang động đá vôi – một tiềm năng vô cùng giá trị của Cúc Phương.
Khoang thứ nhất với tên gọi “Độ rừng vào hội”, với sắp đặt ấn tượng từ hàng vạn con bướm làm từ vật liệu tái chế. Du khách lạc vào mùa bướm Cúc Phương thực sự và nhận thông điệp bảo vệ môi trường sâu sắc.
Khoang thứ hai là điểm nhấn đặc biệt nhất trong tạo hình một hang tối. Tác giả muốn du khách trải nghiệm một đêm rừng Cúc Phương lung linh, huyền ảo của mùa đom đóm – một thức quà vô giá trong lịch sự kiện thiên nhiên ở “Vườn quốc gia hàng đầu châu Á” này.
Vũ điệu của bướm Cúc Phương.
Ông Đỗ Văn Lập, Phó Giám đốc Vườn cho biết, mấy chục kiểm lâm viên, chuyên gia, kỹ thuật viên của Vườn đang nỗ lực cao nhất trong công tác chuẩn bị cho Hội xuân.
Đặc biệt, xúc động nhất là Vườn quốc gia Cúc Phương nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ cả về trí tuệ, công sức, thời gian và vật chất của rất nhiều tổ chức, các tình nguyện viên có tình yêu và trách nhiệm với rừng già. Đó là nguồn động viên lớn lao, giúp cho chúng tôi tự tin, vững vàng trên hành trình bước vào độ “lục thập hoa giáp”, với chiến lược tái định vị thương hiệu du lịch Cúc Phương và thực hiện bằng được mục tiêu: Biến Cúc Phương trở thành một vườn quốc gia kiểu mẫu.
Với điểm nhấn đặc biệt này, cùng hàng loạt các sự kiện có tính giáo dục môi trường ấn tượng, Hội xuân Cúc Phương – Thêm xanh cho cánh rừng già, chắc chắn sẽ là một gợi ý, một điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết Nguyên Đán, Tân Sửu 2021.
Quyến rũ mùa Thu Hà Nội
Có người nói mùa Thu Hà Nội là một món quà thiên nhiên ban tặng mà bạn có đi khắp nơi trên thế giới này cũng chẳng thể nào tìm thấy ở nơi chốn khác.
Mùa Thu là mùa của hoa, đi trên đường ta dễ dàng gặp các cô gái đem "mùa Thu" đi khắp các ngõ phố
Nếu ai đến Hà Nội dù chỉ một lần vào mùa Thu để cảm nhận những cơn gió Thu đầu tiên, ngắm những con đường đầy lá vàng sau một chiều lộng gió... bạn sẽ mãi mãi chẳng thể nào quên được sự quyến rũ của mùa Thu Hà Nội.
Không mời gọi, không rao bán, những chiếc xe hoa do các cô nông dân tự tay trồng và bán đã đem lại cho Hà Nội nét đẹp riêng, ít nơi nào có được.
Thành phố Hà Nội vừa dỡ bỏ các quy định giãn cách để phòng chống dịch Covid - 19, du khách nước ngoài đã nườm nượp đến Hà Nội để được cảm nhận vẻ đẹp của mùa Thu - mùa đẹp nhất trong năm
Hồ Gươm là trái tim của Hà Nội - như một lẵng hoa đẹp giữa lòng Thủ đô, ít nơi nào có được. Nằm ở trung tâm hồ là Tháp Rùa rêu phong cổ kính nghiêng bóng soi xuống gương hồ. Nơi đây là nguồn cảm hứng bất tận để các văn nghệ sỹ gửi gắm tình yêu Hà Nội.
Bãi giữa Sông Hồng sớm mai chợt lãng đãng với những làn mây mỏng tang, những khóm lau đu đưa nhẹ nhàng trên bóng nước, quang cảnh trở nên tĩnh lặng và mơ màng.
Những tuyến phố đẹp như Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu luôn là địa điểm "check in" lý tưởng mỗi độ Thu về
Thêm một bó hoa để làm duyên trước khi chụp ảnh
Từ lâu, những con đường được coi là "đẹp nhất Hà Nội" như Kim Mã, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu.. luôn là điểm đến của những người yêu Thủ đô. Đi dọc những con đường này vào mùa Thu với vỉa hè rộng, thoáng và những tán cây cổ thụ xum xuê rải lá vàng khắp cả con đường tạo nên một khung cảnh yên bình và quá đỗi mộng mơ.
Những con phố rực rỡ nắng vàng
Nói về mùa thu Hà Nội, không ai không nhớ đến một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non vừa dân dã, vừa thanh tao - đó là cốm làng Vòng.
Qua một ngày ồn ã chốn đô thị phồn hoa, lòng ta chợt lắng lại cùng chút nắng vào cuối thu vàng như rót mật bên Hồ Gươm huyền thoại.
Hà Nội giờ đây đã có nhiều đổi mới, những công trình như đường sắt trên cao, các khu đô thị hiện đại mọc lên, đem lại cho mùa Thu Hà Nội một nét mới, đằm thắm, hiện đại và năng động.
Rừng Cúc Phương kỳ thú qua ống kính khách quốc tế Cùng đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt diệu của Vườn quốc gia Cúc Phương qua loạt ảnh do bạn bè khắp năm châu thực hiện. Dưới tán cây rậm rạp của Vườn quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. Ảnh: Mert Rttermann / 500px.com. Con đường tĩnh mịch xuyên rừng Cúc Phương. Ảnh: Rafael Chiti / 500px.com. Dáng vẻ kỳ vĩ của...