Mẹ của tôi muốn..lấy chồng ở tuổi 55
Bố tôi mất sớm, mẹ tôi đã ở vậy gần 20 năm để nuôi hai đứa con gái ăn học nên người.
Khi bố tôi mất, mẹ mới 35 tuổi. Dù có bao người theo đuổi, mẹ vẫn nén lòng ở vậy nuôi con. Những năm tháng khó khăn, ban ngày mẹ làm việc cơ quan còn ban đêm đi bán xôi, rửa bát để lấy tiền cho chị em tôi ăn học.
Ở tuổi 55 mẹ tôi bắt đầu “nhàn”. Hai đứa con gái của mẹ đã có công ăn việc làm ổn định, lấy chồng gần nhà, có điều kiện chăm lo cho mẹ nhiều hơn. Tôi những tưởng từ đây mẹ an phận tuổi già, sống yên vui bên con bên cháu. Thế nhưng bỗng một ngày mẹ nói: “Mẹ muốn tái hôn”.
Hình minh họa
Mẹ quen người đàn ông ấy trong câu câu lạc bộ hưu trí ở phường. Ông 62 tuổi, vợ cũ mất đã 7 năm. Ông đang sống chung nhà với vợ chồng đứa con trai và đứa cháu nội được gần 5 tuổi. Mẹ nói mẹ và ông ấy rất hợp nhau, thương nhau thật lòng nên muốn “danh chính ngôn thuận”.
Nghe mẹ thông báo, tôi là người phản đối đầu tiên. Tôi đưa ra 1001 lý do để khuyên mẹ không nên đi bước nữa. Nào là mẹ đã chắn chắn về nhân cách của ông ta chưa? Nếu lấy chồng mẹ sẽ rất vất vả trong vai trò làm bà, làm vợ, làm mẹ. Sống trong gia đình mới mẹ có được yên ấm lúc tuổi già? Tại sao mẹ đang an nhàn lại muốn “chui đầu vào rọ”? …
Tôi thấy ê chề khi nghĩ đến lúc mẹ công khai mối quan hệ với người đàn ông sắp tới tuổi thất thập cổ lai hy. Khi ấy, khu phố, họ hàng, thông gia nhà tôi sẽ tha hồ bàn tán, còn chúng tôi không biết phải giấu mặt đi đâu?
Rồi tôi lôi kéo cả đứa em gái làm đồng minh. Hai chị em ra sức ngăn cản mẹ. Thấy chúng tôi phản ứng gay gắt, mẹ chỉ lặng im. Mẹ không nhắc đến chuyện lấy chồng sau lần chị em tôi vừa khóc vừa can ngăn mẹ. Nhưng tôi biết, sau lưng chúng tôi, mẹ và ông ấy vẫn “hẹn hò”.
Một sáng, tôi vừa thức giấc thì nhận được cuộc gọi của người hàng xóm: “Cháu vào viện đa khoa tỉnh ngay, mọi người đưa mẹ cháu đi cấp cứu rồi”. Rụng rời chân tay, tôi cùng chồng lao ngay vào viện. Nhìn mẹ tôi nằm mê man trên giường bệnh, tôi khóc òa như một đứa trẻ con.
Video đang HOT
Bác hàng xóm kể, khi bác sang gọi mẹ tôi đi thể dục sáng như thường ngày nhưng gọi mãi chẳng thấy mẹ tôi thưa. Trong khi ấy, điện trong nhà vẫn đang bật sáng. Linh tính có chuyện chẳng lành, bác gọi mấy người phá khóa vào thì thấy mẹ tôi sốt mê man, nằm bất tỉnh dưới sàn nhà. Hỏi mẹ tôi mới biết đêm hôm trước trời giông gió, mưa to. Lo mấy thùng rau sạch để dành cho cháu ăn bị hỏng, mẹ lên sân thượng che chắn và chuyển rau vào chỗ an toàn. Ai dè mẹ cảm lạnh, trúng gió mà không ai biết. Trong lòng tôi thấy xót xa. Giá như mẹ không phải sống một mình… Ai sẽ lo cùng mẹ trong những đêm mưa gió khác?
Điều làm tôi vô cùng cảm động là trong những ngày mẹ tôi nằm viện, “bạn trai” của mẹ ngày nào cũng vào thăm hỏi, động viên. Ông còn nấu cháo cho mẹ tôi ăn, vắt cam cho mẹ tôi uống và mua báo mới đọc cho bà nghe mỗi ngày. Ông bảo chúng tôi cứ yên tâm đi làm để ông chăm bà, không phải lo gì cả. Nhìn ông bà bên nhau chị em tôi cũng thấy ấm lòng.
Suy nghĩ lại, tôi thấy mình đã thật ích kỷ khi ngăn cản mẹ đi bước nữa ở tuổi 55. Mẹ đã hy sinh cả quãng thanh xuân cho chị em tôi, bây giờ tuổi già mẹ có quyền sống cho chính mẹ. Mẹ xứng đáng được hưởng hạnh phúc, dù là hạnh phúc muộn màng. Sau khi mẹ ra viện, chị em tôi sẽ “tác hợp” cho bà.
Theo PNVN
Mặc hàng xóm dị nghị tôi vẫn đưa cô gái mang bầu đói lả bên đường về nhà chăm sóc, để rồi
Hôm Hà ra viện tôi định bảo mẹ để cô ấy về với gia đình ở quê, chứ ở nhà tôi bất tiện mà hàng xóm hiểu lầm, không ngờ bà đã có tuyên bố động trời...
"Về là về thế nào, mẹ đã coi nó như con, coi cu Tí như cháu nội rồi. Nó là đứa tốt đấy con ạ, ông trời cho mẹ con nó tới nhà mình thì nỡ lòng nào lại để nó đi như thế. Con tính thế nào
Hôm ấy tôi vừa mới đi làm ca 2 về thì bất ngờ thấy có một đám đông đang xúm lại bên đường. Tôi tò mò dừng xe ngó vào thì thấy một cô gái đang gục xuống cạnh một cái bao cát thừa nhà ai để ở đó, có tiếng người phụ nữ vội vã nói: "Mang hộp sữa tới đây cho cô ấy uống xem sao". Chị ấy tìm cách cho cô gái đổ chút sữa vào miệng cô gái thì một lúc sau cô ấy từ từ mở mắt.
- Không biết làm gì mà để đến nỗi đói lả thế này, đã thế lại còn bầu bí nữa chứ sao không để ý tới sức khỏe vậy.
- Hay lại chửa hoang con không có bố, biết đâu lại là gái làng chơi hay qua lại với mấy ông thợ xây ở đây, nay chắc tới tìm bố cho cái thai đây mà...
- Chắc vậy, chơi chán có bầu nó bỏ. Chứ nếu là người đàng hoàng có nhà có cửa việc gì lại để đói lả dọc đường.
Không biết làm gì mà để đến nỗi đói lả thế này, đã thế lại còn bầu bí nữa chứ sao không để ý tới sức khỏe vậy. (Ảnh minh họa)
Mọi người cứ thế bàn tán xôn xao như vậy cho tới khi cô gái uống hết hộp sữa tính táo hơn thì họ bắt đầu bỏ đi cả. Chẳng ai quan tâm xem cô gái có cần sự trợ giúp gì không vì có lẽ mọi người đã nghĩ cô ấy chính là gái làng chơi. Trong phút chốc chỉ còn mình tôi đứng đó, cô gái định gượng dậy bước đi nhưng vì còn quá yếu nên không thể đứng lên nổi. Tôi nhìn rõ sự bất lực trong mắt cô ấy và những giọt nước mắt đang trào ra:
- Cô vẫn còn yếu lắm, đểtôi đỡ lên xe rồi tôi đèo về nhà tôi, mẹ tôi ngày xưa từng làm y tá biết đâu bà giúp gì được cho cô.
- Anh...
Vậy là chẳng cần biết cô ấy có đồng ý hay không tôi đã đỡ cô ấy lên xe và chở đi, trước khi chúng tôi rời đi tôi vẫn còn nghe thấy giọng nói khàn khàn của chị gái khi nãy: "Chắc là con của thằng công nhân kia rồi, nhìn mặt cũng hiền lành thế mà lại định chạy làng à, rõ là khốn nạn".
Nghe mà đắng lòng nhưng tôi vẫn nhắm mắt đưa cô ấy về nhà, lúc đó thực ra chỉ là lo lắng không biết liệu sức khỏe của cô ấy và thai nhi thế nào nên tôi mới làm thế. Cái tính thương người này của tôi cũng là được thừa hưởng từ mẹ mình. Nhưng lần này không hiểu sao vừa chở cô ấy về thì tôi lại nhận được thái độ khó chịu từ mẹ. Tuy nhiên với bản năng nghề nghiệp mẹ vẫn khám cho cô ấy và cái thai, lúc này tôi cũng mới biết cô gái mình chở về tên Hà. Sau khi đặt Hà nằm nghỉ trong giường của mẹ, bà quay ra ngoài nhìn tôi trách mắng:
- Con trai con đứa chưa có người yêu mà lại chở gái lạ đang mang bầu về nhà, con không sợ hàng xóm dị nghị và sẽ chẳng có đứa nào nó yêu mày nữa không con.
- Mẹ thì, lúc con đưa cô ấy về đây có ai nhìn thấy đâu. Chẳng lẽ thấy cô ấy thế lại làm ngơ. Chiều cô ấy khỏe chắc là cô ấy sẽ đi ngay thôi, mẹ khỏi lo đi.
Mẹ thì, lúc con đưa cô ấy về đây có ai nhìn thấy đâu. Chiều cô ấy khỏe chắc là cô ấy sẽ đi ngay thôi, mẹ khỏi lo đi.
Không ngờ chiều đó Hà tự dưng đau bụng, vậy là tôi và mẹ lại lo sốt vó đưa cô ấy vào viện khám. Hà nói không có người thân thích ở thành phố này nên tôi và mẹ miễn cưỡng coi như người thân làm thủ tục nhập viện cho cô ấy vì động thai.
Cũng may 2 ngày sau thì cô ấy được ra viện, Hà cảm ơn và nói xin phép đi nhưng mẹ tôi lại giữ lại, bảo cô ấy còn yếu lắm cứ về nhà tôi nghỉ đã. Không ngờ lúc tôi và mẹ đỡ Hà từ taxi xuống thì ngõ nhà tôi đã chật cứng người ra xem. "Trông thằng Thành tẩm ngầm tầm ngầm thế mà đã làm cô ấy bụng to cỡ này rồi, chả mấy tí bà Hoa có cháu nội".
Tôi cứng họng, nhưng lần này mẹ lại không khó chịu như cái lúc tôi đưa Hà về nữa mà mặt bà không hề biến sắc chút nào. Thì ra Hà bị bạn trai sắp cưới phản bội, khi biết tin cô có bầu anh ta lập tức đánh bài chuồn không một lời từ biệt. Giờ cô cũng không dám về quê, cô lang thang tìm anh ta nên mới bị xỉu dọc đường. Có lẽ cùng là phận đàn bà nên mẹ tôi bắt đầu đồng cảm với Hà, bảo cô ấy cứ ở tạm nhà tôi vì cái thai của cô ấy hơi yếu, không cẩn thận là sảy mà chỉ còn hơn 2 tháng nữa là cô ấy sinh rồi.
Vậy là Hà ở lại, hàng ngày mẹ tôi vẫn chú ý quan tâm theo dõi cái thai giúp cô ấy còn tôi thì vẫn tiếp tục công việc của mình. Tôi thấy một điều lạ là hình như từ ngày Hà đến mẹ tôi vui hơn hẳn vì có lẽ có người bầu bạn, chứ bình thường bà hay lủi thủi một mình. Mấy bà trong ngõ không hợp với mẹ vì tính mẹ trầm, chứ không chao chát như họ. Cuối cùng thì cũng tới ngày Hà sinh con. Cô ấy đau bụng dữ dội, tôi và mẹ lại đưa cô ấy vào viện.
Lúc Hà vào phòng sinh không hiểu sao tôi cũng đứng ngồi không yên như thể đưa vợ đi đẻ thật. Lúc y tá bế đứa trẻ ra rồi gọi: "Chồng của sản phụ P.T. Hà đâu ra nhận con", thấy tôi cứ đứng ngơ ngác ra đấy, mẹ tôi huých tay giục: "Ơ cái thằng này, ra mà bế con đi kìa". Câu nói của mẹ lại càng khiến tôi choáng hơn, lớ ngớ không biết chuyện gì đang diễn ra thì mẹ tôi đã lao tới đón đứa bé: "Thằng cún con của bà đây rồi, ghét quá cơ".
3 ngày Hà ở viện toàn mẹ tôi chăm sóc, tôi thì nhận trách nhiệm mang cơm. Nhưng hễ tôi vào muộn là bị mẹ mắng: "Cái thằng này sao mày chậm chạp vậy, định để gái đẻ nó chết đói à", làm cả phòng cười ầm lên làm tôi xấu hổ không chịu được. Hôm Hà ra viện tôi định bảo mẹ để cô ấy về với gia đình ở quê, chứ ở nhà tôi bất tiện mà hàng xóm hiểu lầm, không ngờ bà đã có tuyên bố động trời:
"Về là về thế nào, mẹ đã coi nó như con, coi cu Tí như cháu nội rồi. Nó là đứa tốt đấy con ạ, ông trời cho mẹ con nó tới nhà mình thì nỡ lòng nào lại để nó đi như thế. Con tính thế nào thì tính". Tôi choáng váng không nói lên lời, hóa ra trong thời gian Hà ở đây mẹ tôi đã nhận cô ấy là con dâu rồi nhưng chẳng nói gì với tôi cả. Nhà tự dưng có trẻ con cũng vui lắm, mà hàng xóm thì đã nghiễm nhiên nghĩ tôi là bố đứa bé rồi, có giải thích thế nào chắc họ cũng không tin. Vậy là tôi đành chặc lưỡi, cá vào ao nhà ai người ấy hưởng. 3 tháng sau khi Hà đủ cữ cũng là lúc tôi đưa mẹ con cô ấy về quê ra mắt bố mẹ cô ấy.
Giờ thì chúng tôi đã có thêm một cô con gái xinh xắn giống mẹ, tuy nhiên chưa bao giờ tôi phân biệt con chung con riêng. Hà cũng ngoan ngoãn và rất tốt với mẹ tôi. Chuyện tôi có vợ có con đúng như một giấc mơ vậy, nhưng tôi không hề thấy hội hận vì đã quyết định gắn bó với cô "vợ nhặt" ấy.
Theo blogtamsu
Sợ hãi khi mỗi ngày phải đối diện với hàng xóm là người tình một đêm khi uống say Khi mà công viêc của tôi đang thuân lơi, gia đinh hanh phuc thì thế giới nhỏ bé này lại cho tôi một cuộc gặp gỡ không thể ngờ: Tôi đã gặp lại tình một đêm của mình!. Lân đâu tiên danh hêt tinh cam cho môt ngươi, vây ma ngươi đo lai phu tôi khiến tôi vô cung đau khô, sông trong...