Mẹ con tôi không đáng một xu
Thế đấy, với chồng tôi giờ tiền bạc là trên hết, mẹ con tôi không đáng một xu.
Tôi và chồng đến với nhau khi cả hai đều không có gì trong tay. Tôi là một cô gái có chút nhan sắc nên rất nhiều chàng trai theo đuổi, trong đó có cả những người được liệt vào danh sách đại gia. Nhưng tôi yêu Kha bởi tôi tìm thấy ở anh ấy những thứ mà nhiều người đàn ông khác không có. Kha đàn ông nhưng cũng đầy tình cảm, nhiều quan tâm, thông minh hài hước, tôi và Kha nói chuyện rất hợp nhau.
7 năm yêu nhau, với nhiều người là nhàm chán, nhưng chúng tôi lúc nào cũng dính với nhau như đôi chim ri. 7 năm yêu nhau, hai đứa chưa từng một lần giận nhau quá 2 ngày.
Sáng sáng, Kha đến đưa tôi đi làm dù công ty anh ngược đường với cơ quan tôi. Buổi trưa rảnh là hai đứa lại lên mạng chát chít, nhắn tin qua điện thoại. Chiều tan làm Kha lại đến đón tôi, rồi hai đứa đi ăn, đi chơi tối. Đêm về trước khi ngủ lại “buôn” điện thoại đến lúc chiếc điện thoại nóng ran mới chịu ngủ.
Ngày nào cũng như ngày nào trong 7 năm liền mà chưa bao giờ tôi và Kha thấy chán nhau.
Với cả hai, lúc nào cũng thấy không đủ thời gian để dành cho nhau, không có đủ thời gian để hôn nhau cho đã dù gần như ngày nào cũng gặp.
Rồi sự “chịu đựng” lên đến đỉnh điểm, cả hai đều cảm thấy không thể chờ đợi thêm được nữa. Vậy là, dù ở nhà đi thuê, công việc bập bõm, lương thấp, hai đứa vẫn quyết định xin gia đình cho tổ chức đám cưới.
Ngày cưới, lúc trao nhẫn tôi đã hỏi chồng: “Anh sẽ yêu thương vợ con mãi mãi chứ?”. Chồng tôi đã nhìn vào mắt vợ và gật đầu quả quyết.
Video đang HOT
Hai năm đầu hôn nhân là hai năm mà tôi thấy hạnh phúc nhất. Cả hai “yêu nhau” không biết chán, yêu bất cứ chỗ nào có thể: tranh thủ ở quê chồng một ngày mưa tầm tã; ở ban công khách sạn một sáng bình minh… Tối nào căn phòng thuê cũng ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Giống như nắng hạn gặp mưa rào, cả hai lại càng quấn quýt nhau hơn hồi chưa cưới.
Rồi những tối tôi nằm gối đầu lên tay chồng “vẽ” lên những viễn cảnh tốt đẹp cho tương lai. Hay những buổi chiều, đi làm về, vừa bước chân vào phòng đã nhận được cái ôm chặt cùng nụ hôn nồng say của chồng…
Hạnh phúc luôn đủ đầy dù nỗi lo cơm áo gạo tiền đè chặt lên đôi vai cả hai vợ chồng. Có những thời điểm hai vợ chồng chỉ ăn cơm trộn nước mắm vì trong nhà không còn đến vài đồng bạc lẻ, hay những bữa cơm chồng gắp cho mình miếng rau bắp cải luộc và tếu “miếng đùi gà này ngon, nhường cho vợ!”.
Vợ chồng có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn, nhưng để cùng nhau hưởng giàu sang thì khó vô cùng (Ảnh minh họa)
Ba năm sau ngày cưới, hai vợ chồng vẫn chẳng tích cóp được gì nhưng hạnh phúc thì lúc nào cũng dư giả. Rồi tôi có thai, tôi không thể quên tiếng cười sung sướng của chồng khi điện thoại thông báo “hai vạch rồi anh ạ”.
Đứa con đầu ra đời trong tình yêu thương của cả hai gia đình. Kể từ khi con trai ra đời, như có “thần hộ mệnh” (cách nói tếu của chồng tôi), công việc làm ăn của chồng tôi lên như diều gặp gió. Anh trở thành giám đốc kinh doanh của một công ty liên doanh với Nhật. Lương của chồng tôi từ mức vài trăm nghìn khi hai vợ chồng mới cưới giờ được tính bằng tiền đô.
4 năm sau ngày cưới, hai vợ chồng có được ngôi nhà riêng ở khu phố sầm uất bậc nhất của Hà Nội. Nỗi lo cơm áo gạo tiền chỉ còn trong quá khứ. Nhưng cũng từ đó, những ngày tháng hạnh phúc cũng “lên xe” về vùng kỉ niệm.
Những bữa cơm gia đình ngày càng trở lên hiếm hoi, chồng tôi luôn về nhà trong tình trạng say xỉn, rồi những “dấu vết lạ” cũng thường xuyên xuất hiện trên áo, trên cổ hay ở một nơi nào đó trên người anh ấy. Sáng hôm sau tôi có hỏi thì chồng chỉ lạnh lùng “Đàn bà chỉ giỏi ghen bóng ghen gió, có phúc mà không biết hưởng, đừng để tôi phát khùng”.
Cứ vậy, tiếng nói chung của hai vợ chồng không còn. Kỉ niệm 5 năm ngày cưới, tôi đã tốn bao công sức chuẩn bị một bữa tối lãng mạn, mặc bộ váy đẹp, gợi cảm nhất ngồi chờ chồng. 9 giờ…10 giờ… rồi 1 giờ đêm mà chồng vẫn như “bóng chim tăm cá”. Điện thoại của chồng thì luôn không liên lạc được. Cả đêm tôi không thể ngủ, cứ ngồi như một cái xác không hồn ở bàn ăn.
Sáng hôm sau chồng về, tôi hỏi thì anh ấy nói “Tôi đi đâu là việc của tôi, ở nhà để đói dã họng ra cả lũ à. Kỉ với chả niệm, có mài ra mà ăn được không. Đúng là nhàn dỗi sinh nông nổi”.
Tôi không thể ngờ người chồng từng vô cùng lãng mạn, chưa bao giờ quên bất kì ngày lễ, ngày kỉ niệm nào giờ lại thốt ra những lời vô tình đến vậy. Với anh ấy, mọi cố gắng hàn gắn của tôi chỉ giống như hành động của một kẻ ngốc.
Bỗng nhiên tôi ước, giá những thứ phù phiếm sa hoa này biến mất, trả về cho tôi một người chồng biết quan tâm đến gia đình. Tôi thà sống trong thiếu thốn mà gia đình luôn rộn rã tiếng cười chứ không ham giàu sang mà luôn thấy lạnh lẽo.
Tôi đề nghị li hôn, chồng cười nhạt “Tôi cũng chả thiết tha gì cái gia đình này nữa, nhưng nếu muốn tôi kí đơn li hôn, cô phải cam đoan không tơ hào một đồng nào ở cái gia đình này thì tôi mới đồng ý. Cô muốn nuôi con thì cứ đem nó đi theo mình, nhưng tuyệt đối đừng nghĩ đến việc moi được đồng nào từ tôi”.
Thế đấy, với chồng tôi, giờ tiền bạc là trên hết, mẹ con tôi không đáng một xu. Giờ tôi mới thấm thía câu nói của các cụ: Vợ chồng có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn, nhưng để cùng nhau hưởng giàu sang thì khó vô cùng…
Theo VNE
Thư gửi mẹ chồng
Con muốn xích lại gần mẹ hơn, để cái hố ngăn cách không đáng có giữa con và mẹ không còn tồn tại.
Có thể con không phải là người phụ nữ đảm đang nhưng khi tính toán thiệt hơn, con thấy việc bếp núc tốn nhiều thời gian, sức lực nhưng hiệu quả thì chẳng đáng kể, nên con đã giao khoán cho chị giúp việc.
Mẹ thấy đấy, chồng con có thiếu cơm nhà bữa nào đâu? Lại toàn món bổ dưỡng, nóng sốt. Vợ chồng con vẫn có những bữa cơm gia đình đông đủ, ấm cúng đó thôi, có quan trọng gì chuyện ai là người nấu, mẹ nhỉ? Càng hay khi con được ngồi ăn bên chồng con mình với sự vui vẻ, tươi tắn thay vì nét mặt cáu kỉnh, đầu bù tóc rối, thậm chí không nuốt nổi cơm vì quá mệt mỏi chuyện cơ quan lại còn phải quần quật trong bếp sau giờ làm việc! Thời gian dành cho chợ búa, bếp núc được con dùng để nhận việc về làm thêm. Lợi ích đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình là có thể thấy rõ ràng. Công dung ngôn hạnh con không thể bì được với mẹ, nhưng theo lời chồng con kể, thì mấy chị em anh đâu có được cuộc sống sung túc như các cháu của mẹ bây giờ.
Có thể mẹ không vui khi thấy con trai mình phụ vợ những việc "của đàn bà" những khi chị giúp việc nghỉ phép. Những lúc anh rửa chén hay lau nhà thì con cũng tất bật chuyện tắm rửa, ăn uống của bọn trẻ đó chứ? Mẹ cũng hiểu việc chăm sóc con cái, việc nhà tuy không tên nhưng lại không hề ít. Trước kia, mẹ chỉ ở nhà lo nội trợ và chăm con, nay con còn phải chia sẻ gánh nặng tài chính gia đình với chồng bằng mười tiếng làm việc cật lực ở công ty, thì làm sao kham nổi việc nhà, nếu không có sự hỗ trợ của chồng. Bây giờ đâu ai phân biệt việc đàn ông hay đàn bà, việc gì cả hai làm được thì cùng chia sẻ để gánh nặng trên vai mỗi người bớt đi thôi. Tất cả đều vì hạnh phúc của cả hai, phải không mẹ?
Con sẽ cố gắng làm theo ý mẹ mà không phải sống khác đi với tính cách của mình (Ảnh minh họa)
Có thể con tham công tiếc việc ở ngoài nhưng mẹ đừng cho là con ỷ lại vào người giúp việc. Mẹ hay đọc báo, xem ti vi, nghe đài... nên cũng biết tình hình việc làm, lương bổng hiện nay đang rất khó khăn, nếu không cố gắng cày cục thì làm sao sống được? Con phải nỗ lực thật nhiều nếu muốn giữ vững và phát triển công việc của mình, mẹ ạ. Chồng con vẫn đủ sức nuôi vợ nếu chẳng may con thất nghiệp, nhưng mẹ biết đấy, đàn ông bây giờ mấy ai thích vợ ở nhà? Con không muốn thành gánh nặng hay lệ thuộc kinh tế vào anh ấy. Chưa biết chừng anh ấy còn chán con vì việc ở nhà sẽ khiến con lạc hậu, mai một kiến thức và vô dụng trong khi anh ấy tiếp xúc với bao nhiêu cô gái năng động, giỏi giang mỗi ngày! Thế nên mẹ đừng khó chịu khi con không chịu nghỉ ở nhà để chăm sóc chồng con như ý mẹ muốn!
Có thể con quá chú trọng đến hình thức nhưng mẹ thấy đấy, phụ nữ bây giờ ở nhà hay ra ngoài đều phải chỉn chu, dễ nhìn, trước là để không xấu đi trong mắt chồng, sau mới đến dễ nhìn trong mắt người khác. Bây giờ người ta trọng hình thức, xuề xòa quá dễ bị coi thường, giá trị bản thân cũng theo đó cũng giảm sút. Nếu không biết làm đẹp cho mình, biết đâu chẳng có ngày chồng lại "chán cơm thèm phở" thì sao? Anh ấy làm việc trong môi trường nhiều nữ, việc bị cám dỗ bởi những cô gái trẻ đẹp, giỏi giang, bạo dạn cũng không phải là điều chưa từng xảy ra. Vậy thì mẹ đừng dị ứng với trang phục của con hay việc con trang điểm khi đi làm mà hãy vui vì con dâu của mẹ chưa làm gì sai.
Có thể mẹ không thích con dâu sắc sảo và cá tính, nhưng mẹ thấy không, nếu không mạnh mẽ thì con đã gục ngã sau lần chồng "ăn vụng", làm sao con giữ được cuộc sống cho các con con bình yên đến nay? Con không tự huyễn hoặc mình bằng những mỹ từ "hy sinh, độ lượng" và "vị tha" để quên ăn, mất ngủ mà suy kiệt cả thể xác lẫn tinh thần, đêm đêm ôm gối "khóc hận" một mình, hy vọng chồng mình "hồi tâm", đổi tính. Có thể con không dịu dàng và có khả năng chịu đựng phi thường như mẹ nhưng những đức tính mà thơ văn vẫn ca ngợi ở người phụ nữ Việt Nam truyền thống ấy có giúp được gì hay vẫn cướp đi của mẹ người chồng, cướp đi của chồng con người cha, để lại trong mẹ nỗi oán hận đàn ông đến khôn cùng?
Con muốn xích lại gần mẹ hơn, để cái hố ngăn cách không đáng có vẫn tồn tại bấy lâu giữa con và mẹ không còn chỗ tồn tại. Con nghĩ, mẹ con mình đều không có lỗi khi khoảng cách giữa hai thế hệ được tạo ra từ những gì mà cả hai cùng cho là đúng. Con sẽ cố gắng làm theo ý mẹ mà không phải sống khác đi với tính cách của mình. Chỉ mong mẹ có thể hiểu con - một nàng dâu hiện đại (như cách mọi người vẫn gọi chúng con một cách mỉa mai) bởi "hiện đại" không có nghĩa là xấu, khi cách sống của con không nhằm mục đích nào khác ngoài việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Con vẫn luôn yêu quý và kính trọng mẹ.
Theo Eva
Cảm giác nào cho một tình yêu? Cô vẫn bước đều trên con đường ấy như tìm kiếm như chạy trốn. - Sau một tình yêu là gì? Cô gái choàng tay vào cổ chàng trai mắt nhìn xuống hồ nước lăn tăn gợn sóng để mặc cho gió thổi tung làn tóc rối. Anh khẽ xoay người ôm lấy đôi vai nhỏ bé, gầy guộc khẽ cười: - Là...