Mẹ con sản phụ mắc COVID-19 nguy kịch ‘hồi sinh’ ngoạn mục
Ngày 24-7, bác sĩ Phạm Thanh Phong – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ – báo tin vui: sản phụ mắc COVID-19 nguy kịch đã hồi sinh nhờ êkip thực hiện thành công kỹ thuật ECMO. Em bé cũng đã ổn định, tự thở được và bú tốt.
Bé gái con sản phụ cũng đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe ổn định – Ảnh: BV cung cấp
Trước đó, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ nhận được thông báo và chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận thai phụ N.T.N.H. (22 tuổi) từ Đồng Tháp chuyển đến với chẩn đoán nhiễm SARS-CoV-2 suy hô hấp tiến triển nhanh – viêm phổi nặng, mang thai 34 tuần đang thở máy…
Các bác sĩ đã hội chẩn nhiều chuyên khoa và trực tuyến với Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó phẫu thuật mổ lấy thai cấp cứu theo quy trình nghiêm ngặt phòng dịch COVID-19. Sau mổ, bé gái cân nặng 2,1kg trong tình trạng suy hô hấp nặng, được các bác sĩ hồi sức và chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ điều trị.
Người mẹ được theo dõi tại đơn vị hồi sức tích cực điều trị COVID-19. Tuy nhiên tình trạng suy hô hấp tiến triển rất nhanh, bệnh nhân rơi vào suy hô hấp nguy kịch, huyết áp thấp phải duy trì thuốc vận mạch, tổn thương gần như hoàn toàn hai bên phổi.
Êkip điều trị đã hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy và quyết định thực hiện cấp cứu bệnh nhân bằng kỹ thuật ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể).
Video đang HOT
Sau 120 phút khẩn trương dùng ECMO kết hợp các biện pháp hồi sức, bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch.
Bác sĩ Phong cho hay sau hơn 10 ngày được điều trị tích cực, ngày 23-7 các chức năng phổi và toàn trạng bệnh nhân dần hồi phục. Hiện cô đã cai được ECMO và máy thở, ngưng thở oxy, tỉnh táo. Đặc biệt xét nghiệm RT-PCR bệnh nhân âm tính với SARS-CoV-2 lần thứ 2.
Riêng bé gái, sau 10 ngày được êkip bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ điều trị và chăm sóc, tình trạng bé cũng đã ổn định, ngưng thở máy, tự thở được và bú tốt.
Việc mẹ và con sản phụ vượt qua nguy kịch là niềm vui không thể tả của cả gia đình cũng như cả đội ngũ nhân viên y tế trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
27 ngày giành giật sự sống cho bệnh nhân Covid-19
Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp, chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng vào thời điểm nhập viện.
Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đó là ông N.V.Đ., 61 tuổi, trú tại Việt Yên, Bắc Giang. Bệnh nhân nhập viện ngày 26/6 trong tình trạng nguy kịch với biểu hiện khó thở nhiều, thở oxy lưu lượng cao không đáp ứng, phải can thiệp đặt ống nội khí quản, thở máy cùng bệnh lý nền tăng huyết áp.
Sau khi thăm khám tại khoa Cấp cứu, bệnh nhân được xác định chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng, xuất huyết tiêu hóa, dịch dạ dày nâu đen, mạch quay yếu, tĩnh mạch cổ xẹp, huyết áp tụt, duy trì thuốc vận mạch nâng huyết áp. Các bác sĩ tiên lượng tình trạng bệnh nhân rất xấu và chuyển ông Đ. tới khoa Hồi sức tích cực.
Trước đó, bệnh nhân đã có 12 ngày thở oxy lưu lượng cao (HFNC) và 2 ngày thở máy xâm nhập. Với tình trạng suy giảm chức năng phổi, tắc mạch, rối loạn đông máu, sốc nhiễm trùng, các bác sĩ đánh giá đây là ca bệnh khó, xem xét chỉ định can thiệp tim phổi nhân tạo (ECMO) và phẫu thuật chi để lấy huyết khối.
Bệnh nhân được xuất viện sau 27 ngày điều trị hồi sức tích cực. Ảnh: BVCC.
Một ngày sau, các bác sĩ quyết địch can thiệp ECMO cho bệnh nhân kết hợp thở máy thông số kỹ thuật cao đảm bảo chức năng hô hấp, duy trì thuốc vận mạch và điều trị nội khoa huyết khối tĩnh mạch sâu.
Bệnh nhân cũng được theo dõi sát diễn biến lâm sàng kết hợp đánh giá xét nghiệm đông máu cơ bản cùng một số thông số khác, từ đó kịp thời điều chỉnh thuốc, truyền máu và chế phẩm máu, ECMO, thở máy cũng như lọc máu.
Ngày 28/6, một ê-kíp đã phải mổ khí quản cấp cứu ngay tại giường cho bệnh nhân đồng thời chăm sóc hô hấp tích cực.
Sau 9 ngày, bệnh nhân bắt đầu có tiến triển tốt, chức năng phổi cải thiện, được giảm thông số máy thở và ECMO. Ngày 6/7, ông Đ. được cai ECMO thành công. Bệnh nhân chính thức qua cơn nguy kịch.
Các nhân viên y tế tiếp tục chăm sóc, tập luyện phục hồi chức năng hô hấp, vận động tại giường kết hợp dinh dưỡng qua ống thông dạ dày, nuôi tĩnh mạch, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân.
Ngày 12/7, sức khỏe của ông Đ tiến triển, cơ lực tốt, ho khạc được, chức năng phổi cải thiện rõ, chỉ số đông máu ổn định hơn. Các bác sĩ cho bệnh nhân tập tự thở, rút ống nội khí quản, chuyển sang thở oxy kính.
Sau 8 ngày thở oxy kính, bệnh nhân khỏe mạnh, da niêm mạc hồng, thể trạng tốt, tiếp xúc ổn và có thể tự vận động.
Tới hôm nay (22/7), sau 27 ngày chăm sóc tích cực, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất và tinh thần. Các xét nghiệm đông máu cho kết quả ổn định, âm tính với SARS-CoV-2 3 lần liên tiếp. Ông được xuất viện và trở về nhà bằng xe của bệnh viện.
Bác sĩ Đặng Văn Dương, khoa Hồi sức tích cực, cho biết: "Đây là trường hợp rất nặng, tình trạng bệnh phức tạp. Không chỉ tổn thương phổi trầm trọng, sống nhiễm trùng, ông Đ. còn rối loạn đông máu rất nặng, huyết khối tĩnh mạch sâu. Do đó, chúng tôi phải đánh giá, can thiệp rất cẩn thận và sát sao".
Theo bác sĩ Dương, những bệnh nhân như ông Đ. có thể hồi phục, khỏe mạnh là điều kỳ diệu với toàn bộ đội ngũ nhân viên y tế.
Hiện tại, khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương còn điều trị cho 21 bệnh nhân diễn biến nặng. Trong đó, 17 ca thở máy, 6 trường hợp phải can thiệp ECMO.
BV Bệnh Nhiệt đới TW đào tạo kỹ thuật lọc máu, ECMO trong điều trị COVID-19 cho tuyến dưới Với phương pháp đào tạo "cầm tay chỉ việc", các nhân viên y tế tuyến dưới sẽ được các bác sĩ, điều dưỡng có nhiều kinh nghiệm trong điều trị COVID-19 hướng dẫn điều trị, chăm sóc từ bệnh nhân COVID-19 thông thường đến các bệnh nhân nặng... Nhằm tạo nguồn nhân lực sẵn sàng ứng phó với đại dịch COVID-19 theo phương...