Mê con dâu giàu, suýt bị lừa cả miếng đất
Mẹ đưa giấy tờ để tôi đi làm thủ tục sang tên mảnh đất cho em với lời dặn “xanh rờn”: “Đằng nào chả là con là cháu của mẹ mà phải tiền nong đặt cọc làm gì. Cứ sang tên xong cho nó rồi tiền mẹ cũng cho tất chúng mày chứ ai”.
ảnh minh họa
Bố mẹ chỉ sinh mỗi mình tôi, bố mất vì bệnh khi mẹ còn rất trẻ, nhưng mẹ quyết ở vậy nuôi tôi khôn lớn. Là con trai nhưng thương mẹ nên tôi không nề nà bất cứ việc gì, từ chăn trâu, cắt cỏ đến cơm nươc cho mẹ đỡ cực. Rất nhiều lần tôi nghe từ mẹ những lời khấn trước vong linh bố rằng mẹ không dể cho tôi phải thiếu thốn đói nghèo. Tôi cố gắng chăm chỉ học hành và mẹ đã khóc khi hay tin tôi đỗ vào trường đại học nông nghiệp. Ra trường tôi không xin việc ở phố mà về quê giúp bà con canh tác. Mẹ vui khi tôi về gần và tự hào khi tôi được dân làng khen đã mang kiến thức học được làm giàu cho quê hương.
Tôi cũng có tìm hiểu mấy em quanh xã, nhưng dắt em nào về ra mắt mẹ cũng không ưng. Mẹ không chê nhan sắc, tính tình mà chỉ chê là nhà họ nghèo quá sợ tôi khổ. Tôi nghĩ bụng quê mình một hòn đất cõng vài ba hòn đá sỏi, thì đủ ăn, đủ mặc là tốt rồi chứ lấy đâu giàu có, nhưng sợ mẹ buồn nên không dám nói.
Thế rồi như trời cho, quê tôi đón một dự án khu công nghiệp lớn, công trình đến cùng với việc thay da đổi thịt của quê nghèo. Lớp trẻ được nhận vào làm công nhân, quán xá, cửa hàng mọc lên san sát. Chủ của các cửa hàng đều là người ở nơi khác đến. Nhìn thấy họ sung sướng, giàu có mà thương cho cảnh thiếu thốn, cực khổ của người dân quê rôi.
Đất dọc đường vào khu công nghiệp lên giá từng ngày. Nhiều nhà có đất rộng đã đổi đời do tiền bán đất. Nhà tôi may mắn cũng có 1 mảnh đất rộng nằm cặp đường. Không biết mẹ tôi làm thế nào mà quen được 1 cô chủ cửa hàng cafe, giải khát. Cô thường xuyên ghé nhà thăm mẹ và ý nhị quý mến tôi.
Công bằng mà nói, em cũng làm tôi rung động khi em còn trẻ mà đã là bà chủ, có thu nhập gấp mấy lần lương tháng của tôi, lại duyên dáng, lịch sự, khéo ăn khéo nói khiến mẹ tôi rất hài lòng. Gần nửa năm sau thì tôi nói lời yêu em. Tuần trước mẹ có cho tôi biết là em muốn mẹ để rẻ cho em mảnh đất của mẹ để em mở quán kinh doanh. Mẹ nghĩ đằng nào cũng sắp là con dâu mẹ, nên việc em đưa ra cái giá chỉ được phân nửa giá đất đang rao bán nhưng mẹ vẫn gật đầu cái rụp và cũng không cầm tiền đặt cọc đất dù em năn nỉ. Mẹ đưa giấy tờ để tôi đi làm thủ tục sang tên mảnh đất cho em với lời dặn “xanh rờn”: “Đằng nào chả là con là cháu của mẹ mà phải tiền nong đặt cọc làm gì. Cứ sang tên xong cho nó rồi tiền mẹ cũng cho tất chúng mày chứ ai”. Tôi bận việc nọ việc kia nên cứ lần lữa mãi chưa đi ra xã làm thủ tục sang tên đổi chủ cho mảnh đất.
Video đang HOT
Chủ nhật xong cuộc họp đột xuất trên viện, tôi ghé cửa hàng mua cho mẹ chiếc khăn len bỗng nghe tiếng quen quen, nũng nịu ở hàng bán quần áo ngay bên cạnh: “Chồng mua cho vợ cái áo khoác kia đi, vợ thừa tiền nhưng muốn được chồng chiều cơ”. Tôi quay ra nhìn và sững sờ vì trước mắt tôi là em, đang nũng nịu trong vòng tay một người đàn ông lớn tuổi. Vậy là em đâu phải yêu tôi, mà là yêu mảnh đất nếu mua rẻ được sẽ giúp em hái ra tiền. May mà mẹ chưa bán cho em. Vẻ bề ngoài giàu có chẳng nói lên được điều gì và cũng chẳng phải là tất cả đúng không mẹ?
Theo VNE
Tại sao Nga lại bán "miếng đất vàng" Alaska cho Mỹ?
Cho đến nay, nhiều người vẫn nghĩ rằng Mỹ đã ăn cắp Alaska từ Nga hoặc chỉ mới thuê lãnh thổ này và đến một lúc nào đó sẽ trả lại. Tuy nhiên, sự thật là Nga đã bán Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào năm 1867.
Sau khi Nga sáp nhập Crimea, nhiều người tự hỏi liệu Nga có tiếp tục hành động với Alaska hay không. Hiện trên trang web của Nhà Trắng đang có bản kiến nghị yêu cầu sáp nhập Alaska vào Nga. Bản kiến nghị này đã tập trung được hơn 35.000 chữ kí.
Và có một điều nhiều người không hiểu là tại sao Nga lại bán miếng đất đầy vàng Alaska cho Mỹ? Tờ Russia Beyond the Headlines (RBTH) của Nga đã có một bài phân tích về sự kiện trên.
Alaska trước khi bán
Trong thế kỷ 19, Alaska của Nga là một trung tâm thương mại thế giới. Tại thủ phủ Novoarkhangelsk (nay là Sitka) của Alaska, các hoạt động giao dịch diễn ra rất nhộn nhịp với các mặt hàng như vải Trung Quốc, trà và thậm chí là đá, mặt hàng mà miền Nam nước Mỹ rất cần trước khi phát minh ra tủ lạnh. Ở đây cũng phát triển ngành đóng tàu và có rất nhiều nhà máy, cũng như rất nhiều mỏ vàng. Do đó, việc bán vùng đất này được coi là một điều điên rồ.
Alaska tuyệt đẹp trong một buổi chiều tối tháng Tư.
Các thương nhân Nga kéo tới Alaska để mua ngà hải mã (một loại ngà đắt tiền như ngà voi) và lông rái cá biển có giá trị từ người dân địa phương.
Các giao dịch thương mại được kiểm soát bởi các Công ty Nga-Mỹ (RAC), do các nhà thám hiểm và doanh nhân Nga thành lập từ thế kỉ 18. Công ty này cũng kiểm soát tất cả các mỏ và khoáng sản của Alaska. Nó có thể kí hiệp định thương mại với các nước khác một cách độc lập, có cờ và tiền tệ riêng.
Sa hoàng cấp cho công ty này những đặc quyền trên. Tuy nhiên, chính phủ không chỉ thu các khoản thuế lớn mà còn sở hữu một phần lớn công ty này - Sa hoàng và các thành viên trong gia đình là cổ đông của RAC.
Người lãnh đạo công ty này là một vị thương gia tài năng Alexander Baranov.
Ông đã xây dựng trường học và các nhà máy, dạy dân bản địa cách trồng củ cải và khoai tây, xây dựng pháo đài và nhà máy đóng tàu, mở rộng các hoạt động buôn bán rái cá biển. Ông yêu mến Alaska không chỉ vì nơi này giúp ông kiếm được nhiều tiền mà còn bằng tình yêu thực sự.
Dưới sự lãnh đạo của Baranov, RAC có khoản doanh thu khổng lồ: hơn 1.000 % lợi nhuận. Khi Baranov nghỉ hưu và rời bỏ vị trí của mình, sĩ quan quân đội Hagemeister đã lên thay ông. Hagemeister đã tuyển thêm nhiều nhân viên và cổ đông mới trong quân đội. Thay vì việc chú trọng đến việc điều hành và phát triển công ty, ông này lại tìm cách chiếm đoạt lợi nhuận kinh doanh, và chính những hành động đó đã hủy hoại RAC.
Lợi lộc bẩn thỉu
Ban lãnh đạo mới của công ty này đã tự cho mình mức lương khổng lồ, những nhân viên quản lý thông thường có thể kiếm tới 1.500 rúp mỗi năm (tương đương với mức lương của các bộ trưởng và các thượng nghị sĩ), trong khi người đứng đầu của công ty có mức lương tới 150.000 rúp. Họ mua lông thú từ người dân địa phương với giá chỉ bằng một nửa. Kết quả, trong 20 năm sau, người dân ở đây đã giết chết gần như tất cả các con rái cá biển, khiến cho ngành thương mại có lợi nhuận nhất của Alaska bị dập tắt.
Trước tình hình đó, ARC bắt đầu tìm kiếm các nguồn thu nhập khác. Do đó việc buôn bán đá và trà bắt đầu, nhưng những người lãnh đạo lại không đủ sức điều hành tốt công ty và cũng không bao giờ nghĩ đến việc giảm lương của chính mình. Kết quả, RAC đã phải nhận trợ cấp của nhà nước - 200.000 rúp mỗi năm. Nhưng cuối cùng công ty này cũng bị phá sản.
Sau đó, Chiến tranh Crimea (1853-1856) nổ ra, Anh, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ cùng chống lại Nga. Với tình huống đó Nga không thể cung cấp cũng như bảo vệ Alaska vì các tuyến đường biển ở đó đã bị kiểm soát bởi các tàu của quân đồng minh. Thậm chí cũng không thể khai thác vàng ỏ đây. Nga lo sợ rằng Alaska sẽ bị Anh cướp mất và Nga sẽ chẳng được lợi lộc gì.
Căng thẳng giữa Matxcơva và London tăng lên, trong khi mối quan hệ với các nhà chức trách Mỹ đang êm ấm hơn bao giờ hết. Cả hai gần như cùng có ý tưởng mua bán Alaska. Vì vậy Baron Eduard de Stoeckl, phái viên của Nga tại Washington, đã thay mặt Sa hoàng mở cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Mỹ William Seward.
Cờ Nga bị hạ xuống
Trong khi hai bên đang đàm phán, dư luận ở cả hai nước cùng phản đối thỏa thuận trên. Các phương tiện Nga tràn ngập những câu hỏi như: "Sao chúng ta có thể từ bỏ vùng đất mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức và thời gian để phát triển, vùng đất đã có kết nối điện báo và có nhiều vàng?". Trong khi truyền thông Mỹ thì phẫn nộ: "Tại sao Mỹ cần vùng đất băng giá đó?".
Không chỉ có báo chí, quốc hội Mỹ cũng không chấp thuận việc mua bán này. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những bất đống đó, ngày 30/3/1867, tại Washington, hai bên đã ký thỏa thuận bán Alaska với diện tích 1,5 triệu ha cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD, một khoản tiền được cho là chỉ mang tính tượng trưng. Ở thời điểm đó, một vùng đất bình thường ở Siberia với diện tích tương tự có thể có giá gấp 1395 lần. Nhưng khi đang phải đối mặt với tình cảnh sẽ bị mất Alaska mà không kiếm được đồng xu nào, thì có vẻ như việc chấp thuận thỏa thuận trên vẫn là một giải pháp tốt hơn nhiều đối với Nga.
Việc bàn giao chính thức Alaska cho Mỹ được thực hiện ở Novoarkhangelsk. Những người lính Mỹ và Nga xếp hàng bên cạnh cột cờ, lá cờ Nga bị hạ xuống và được đánh dấu bằng phát súng đại bác. Sau đó, người Mỹ đã đổi tên thủ phủ Novoarkhangelsk thành Sitka. Hàng trăm người Nga quyết định không lấy quốc tịch Mỹ đã phải đi khỏi khu vực này bằng tàu buôn.
Một thời gian ngắn trôi qua, vàng đã bắt đầu được khai khác. Các cơn sốt vàng bắt đầu nổi lên ở Alaska, giúp người Mỹ kiếm được hàng trăm triệu USD.
Theo Infonet