Mẹ chuẩn bị gì khi con trai cưới vợ?
Có thể rất nhiều bà mẹ sẽ trả lời: tiền và vàng. Tất nhiên rồi. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ.
Cưới vợ cho con trai, ngoài chuẩn bị tất cả những thứ mà hầu như ai cũng biết, còn một thứ có thể ít bà mẹ để ý. Đó là chuẩn bị kiến thức, tâm lý… để tránh xung đột với nàng dâu.
Bỗng nhiên đến một ngày trong gia đình ta chính thức có một thành viên mới. Vậy thử hỏi làm sao không có những xáo trộn nhất định chứ? Nhất là nàng dâu – người mà gần như chiếm hữu “cục vàng” của các bà mẹ. Rồi còn công việc, chi tiêu, sinh hoạt, lối sống… trăm thứ khác biệt, không thể đồng nhất.
Cưới vợ cho con trai, các bà mẹ cần chuẩn bị làm một chuyên gia tâm lý với nàng dâu.
Trước hết người mẹ cần chủ động tránh những điều phiền phức có thể xảy ra. Không nên lấy bất kỳ lý do nào mà áp đặt con dâu theo ý chí của mình. Ngày nay, hầu hết các cô gái trẻ đã tự giải phóng tư duy ra khỏi khuôn phép, lề thói cũ. Đa số thích sống độc lập, không phụ thuộc quá nhiều vào bên chồng. Đồng thời các con cũng cần sự tôn trọng, không chấp nhận bị cư xử thiếu bình đẳng, mất tự do hay bị áp đặt.
Chị Hân, giáo viên dạy văn vừa về hưu, có người con trai vừa tốt nghiệp đại học. Chuẩn bị cưới vợ cho con trai, chị bỏ công tìm hiểu qua các phương tiện thông tin, sách vở, internet… những kiến thức về hôn nhân gia đình, chuẩn bị sẵng sàng tâm lý, học cách ứng xử mẹ chồng nàng dâu.
Chị tự biết rằng mình là “người cũ”, lại ở nông thôn nên khi con trai có vợ, chị luôn lắng nghe, dõi theo, tính cách, suy nghĩ, nếp sống… của con dâu – người thành thị – để ứng dụng một cách khả dĩ. Chị hiểu rằng giới trí thức khi khác biệt về lối sống, nếp nghĩ… mà đối đầu mãi thì gia đình càng tồi tệ, không có hồi kết.
Bước đầu, mọi quyết định trong nhà chị đều xin ý kiến các thành viên trong nhà, kể cả với con dâu. Muốn tạo sự gần gũi, mặc chiếc áo nào, màu gì cho hợp khi đi dự tiệc, chị cũng gọi con dâu lại, hỏi ý kiến. Những việc vặt như vậy đã góp phần, tạo cho gia đình một không khí thân mật, gắn kết, ấm áp.
Video đang HOT
Biết chấp nhận, tìm cách hóa giải để mẹ chồng nàng dâu dần thích nghi nhau là việc mà các bà mẹ sắp sửa cưới dâu phải chuẩn bị sẵn sàng.
Vậy là dần dần sau đó chị bảo gì con dâu cũng ngoan ngoãn, hân hoan vâng lời. Chị cho biết, làm thay đổi con dâu theo ý mình là cả một nghệ thuật. Giáo dục như không hề giáo dục, rất nhẹ nhàng. Con dâu cũng thấy thoải mái.
Chị Trang thì khác. Năm giờ sáng chị đã tất bật với cửa hàng bán xe mô-tô, gắn máy đến chiều tối. Không có thời gian nên chị cũng không quan tâm tìm hiểu tâm lý mẹ chồng – nàng dâu, cách ứng xử thế nào để tránh xung đột.
Do tính chất công việc, cưới dâu về chị áp đặt, quản lý, ra lệnh cho con dâu làm theo ý mình. Chẳng bao lâu, nàng dâu phản ứng. Ỷ lại vào khối tài sản “sau này cho nó hưởng”, chị không hề xuống nước, hay thay đổi cách đối xử với con dâu. Bất bình, đôi vợ chồng trẻ bỏ mặc việc kinh doanh cho mẹ, thuê nhà, làm ăn sinh sống.
“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Đôi khi không thể áp dụng theo mô hình chung chung được. Nhiều bà mẹ có điều kiện, khi cưới vợ cho con, là cho ra riêng. Đây là cách giải quyết khá hay, nhưng không phải ai cũng có điều kiện thực hiện. Cho nên, biết chấp nhận, tìm cách hóa giải để mẹ chồng nàng dâu dần thích nghi nhau là việc mà các bà mẹ sắp sửa cưới dâu phải chuẩn bị sẵn sàng.
Cô dâu mới về nhà chồng là một bước ngoặt lớn trong đời. Họ cần có thời gian để thích nghi với mọi thứ.
Mỗi ngày, nhịp sống, cách sống “Tây hóa” dần nhanh, tốc độ thay đổi của giới trẻ, của các cô gái thời @ khá lạ lẫm với người có tuổi. Có lắm điều người lớn không thể tiếp nhận, không thể chấp nhận. Các bà mẹ cần nắm vững bí quyết này.
Đây là một trong những chiếc chìa khóa nhằm giữ gìn hạnh phúc gia đình. Đôi khi vì thiếu hiểu biết, vì tự ái, vì tính gia trưởng… phá vỡ mọi thứ trong gia đình mà tất cả mọi thành viên điều là nạn nhân.
Về phía các nàng dâu mới khi về nhà chồng cũng cần lưu ý hợp tác cùng mẹ chồng để tránh xung đột. Một que diêm có thể thiêu rụi tòa lâu đài; một lổ hổng nhỏ có thể làm đắm một chiếc tàu lớn đấy các bà, các chị.
Theo thegioitiepthi.vn
Đám cưới tanh bành khách mời la ó tháo chạy vì màn kịch đặc sắc "có một không hai" do mẹ chồng tôi chỉ đạo
Khi đám cháy bốc lên, tất cả mọi người choáng váng, đến khi tìm được cách dập lửa thì không gian đã đầy khói.
Tôi và Minh yêu nhau 2 năm mới bàn đến chuyện kết hôn. Chúng tôi đều có công việc tốt, sống cùng thành phố và đã ra mắt gia đình từ cách đây rất lâu. Vậy nên, dù chưa phải con dâu chính thức, mối quan hệ giữa tôi với bố mẹ chồng tương lai vẫn rất tốt đẹp.
Chọn xong ngày đẹp cách 6 tháng, chúng tôi khá cẩn thận chuẩn bị đám cưới. Từ việc tìm địa chỉ chụp ảnh cưới, may đo đồ cưới, tìm hiểu cả về đồ lễ, quà biếu hai bên rồi đặt nhà hàng tổ chức tiệc.
Mọi chuyện lẽ ra cứ nhẹ nhàng sắp xếp. Nhưng mẹ anh thủ thỉ bảo: "Tiền đám cưới tốn kém quá. Con xem có cắt được chi phí mời ca sĩ không? Minh có dì ruột là ca sĩ ở tỉnh. Dì ấy nghiệp dư thôi nhưng hát cũng được. Dì muốn được tự tay dàn dựng các tiết mục âm nhạc góp vui cho đám cưới của các con".
Tôi thật sự không thích chút nào, nhưng phận làm dâu cũng khó nói. Hơn nữa, Minh cũng động viên là cô ấy hát không tệ. Đám cưới mọi người lo ăn uống, ai thích hát hò thì hát chứ mấy người quan tâm. Thôi thì, tôi đành gật đầu cho xong chuyện.
Tôi chấp nhận cô chồng lo âm nhạc đám cưới, dù không vui vẻ lắm. (Ảnh minh họa)
Đến lúc đám cưới thì thôi, đúng là bi hài. Chúng tôi vừa trao nhẫn, rót rượu xong. MC cất tiếng bảo đôi vợ chồng trẻ mời rượu bố mẹ hai bên rồi chúng tôi đi qua các bàn chúc rượu khách mời thì ca sĩ xuất hiện.
Dì anh đứng trên sân khấu trong tiếng xì xào ngạc nhiên của mọi người. Một bà cô gần 50 tuổi, mặc váy trắng như cô dâu, đứng hát ỉ ôi khóc lóc bài "Làm dâu xứ lạ" đầy tâm trạng. Mặt tôi tái mét trong lúc bạn bè, khách khứa chỉ trỏ.
Chưa hết, tiết mục thứ hai dì ấy dẫn ra dàn vũ công ăn mặc lòe loẹt mà quê mùa, còn dì cũng thay trang phục. Dì mặc chiếc váy ngắn cũn, lấp la lấp lánh, giọng hát khàn khàn theo chất rock. Tôi cũng chả nghe rõ lời vì chất lượng âm thanh kém, bài hát lạ mà chả liên quan gì đến đám cưới.
Đám cưới của tôi tan nát vì bà dì quái đản của chồng. (Ảnh minh họa)
Một anh chàng vũ công cầm hẳn bó đuốc múa may, không ngờ bó đuốc rơi khỏi tay vào tấm rèm trang trí phía sau. Rèm bắt lửa nhanh, bốc cháy ngùn ngụt. Tất cả mọi người choáng váng, đến khi tìm được cách dập lửa thì không gian đã đầy khói. Quan khách thấy cháy và khói thì náo loạn lên bỏ chạy khỏi chỗ ngồi. Bố chồng tôi tức giận tím tái cả mặt, nhìn mẹ chồng không nói một câu nào.
Đám cưới trong mơ mà chúng tôi mất công chuẩn bị cầu kỳ đã trở thành trò cười, khách khứa cũng bỏ về một nửa. Hơn thế, chúng tôi còn phải đền tiền làm hỏng đồ của khách sạn.
Về đến nhà, ông trách bà chiều ý cô em gái quái gở, làm ông mất mặt với thiên hạ. Bà quay sang hờn dỗi, bênh vực em gái. Nói qua nói lại, tôi là dâu mới mà ứa nước mắt. Ngày vui của tôi, nếu không phải vì mẹ chồng keo kiệt, mời ca sĩ vườn về biểu diễn thì làm sao nên nỗi.
Suốt một tuần nay, ông giận bà, bà giận ông. Nhà tôi đang rất căng thẳng. Tôi thì xấu hổ khi được đồng nghiệp hỏi thăm. Tôi thực sự thấy bế tắc với cuộc sống hôn nhân mới này. Giờ tôi biết phải làm sao cho gia đình vui vẻ đây?
Theo afamily.vn
Phụ nữ thông minh nhất định phải khắc cốt ghi tâm điều này cả đời sẽ không đau khổ Sự độc lập trong niềm vui và hạnh phúc của đàn bà khôn tạo cho họ lối sống riêng biệt. Niềm vui và hạnh phúcNgười phụ nữ chỉ có thể hạnh phúc khi cô ấy tự làm việc, có học vấn, nghề ngiệp. Chồng giàu hay nghèo, người vợ vẫn nên đi làm, có thu nhập để lo cho mình và cho con....