Mẹ chồng xuôi chê bên thông gia nghèo
Mỗi lần bố mẹ đẻ tôi xuống chơi, thái độ bố mẹ chồng tôi khiến tôi càng thương hai song thân của mình hơn. Sự phân biệt đối xử ấy được thể hiện mạnh mẽ hơn cả là từ mẹ chồng tôi.
ảnh minh họa
Chúng tôi yêu nhau trong suốt 4 năm và được sự đồng ý của hai bên gia đình. Năm 2010 chúng tôi chính thức đính hôn và một năm sau chúng tôi mới có điều kiện tổ chức đám cưới.
Tôi từ bỏ ước mơ giảng dạy tại quê hương để theo chồng về nơi xa, cách nhà hai trăm cây số. Với mong ước được hạnh phúc bên chồng và được lòng mẹ chồng, tôi tự tin bước vào gia đình anh.
Trong suốt thời gian một năm trước khi lễ cưới được diễn ra, tôi cũng hơi ngạc nhiên: Vì bên nội chỉ lên nhà tôi hai lần, một lần là gặp mặt và lần hai là làm lễ đính hôn (sau này có một lần cưới là ba). Tôi nghĩ do hoàn cảnh neo người nên chắc ông bà không lên được. Sau này tôi biết tất cả là vì “không xứng”.
Điều đó được minh chứng khi tôi về sống chung với gia đình chồng. Mẹ chồng tôi luôn chê bai gia đình tôi: Một gia đình nghèo, ăn nói quê mùa, lúc nào bên chồng cũng chê gia đình tôi là “Dân miền núi, không biết gì”…Tôi rất buồn. Đặc biệt là mỗi lần bố mẹ đẻ tôi xuống chơi, thái độ bố mẹ chồng tôi khiến tôi càng thương hai song thân của mình hơn. Sự phân biệt đối xử ấy được thể hiện mạnh mẽ hơn cả là từ mẹ chồng tôi. Hễ trong xóm có đám cưới nào, bà đều nói: “con bé đó xấu nhưng nhà đó giàu” hay “Con trai thời bây giờ phải lấy vợ thật giàu”…
Video đang HOT
Thực sự về gia cảnh 2 gia đình thì không ai hơn ai cả, song thân của tôi là cán bộ về hưu, về chăn nuôi trồng trọt để thêm thu nhập nuôi con cho chị gái, cho anh trai tôi. Tạo điều kiện cho anh chị tôi làm ăn, góp vốn sau này chứ bố mẹ không giữ cho riêng mình. Bố mẹ tôi có đủ tình thương cho con cháu và đủ tiền bạc để sống thoải mái. Còn gia đình chống tôi thì khác, mẹ chồng không có lương, ở nhà sản xuất. Bố chồng có lương, đủ cho gia đình chi tiêu trong một tháng. Chỉ khác là bên ngoại tôi ở miền núi, bên nội ở miền xuôi, văn hoá, tập tục khác nhau. Người miền núi thì chất phác, thật thà, tình cảm. Còn người miền xuôi khôn khéo hơn, chải chuốt hơn. Sự phân biệt đối xử giàu nghèo đã làm hai bên thông gia không tình cảm như những thông gia khác. Tôi là người biết rõ nhất. Điển hình là mẹ chồng tôi hay gọi điện hỏi thăm chị dâu cũng như gia đình chị dâu tôi (Vợ của anh trai chồng tôi). Dù ốm đau hay lễ tết gì bà đều gọi điện. Tôi cũng phải công nhận nhà chị dâu chồng tôi rất giàu, công việc thu nhập cao. Trong khi đó, đáng ra khi đã gọi cho thông gia này thì gọi luôn thông gia kia nhưng mẹ chồng tôi không bao giờ tự động mà gọi cho gia đình tôi.
Ban đầu, khi tôi mới về nhà chồng, bố mẹ đẻ tôi sợ tôi vụng về nên trong một năm đầu hay gọi điện hỏi thăm ông bà nội. Hay xuống thăm ông bà và mang những món quà quê biếu thông gia. Nhưng khi chứng kiến sự phân biệt đối xử của bên nội, tôi tuyệt đối không cho bố mẹ tôi gọi điện cũng như xuống chơi. Không phải tôi không muốn gặp bố mẹ tôi mà vì tôi thương ông bà nhiều lắm. Nhiều lúc bố mẹ tôi nằm viện, trước mặt ông bà, tôi cố tình gọi điện hỏi thăm tình hình nhưng thái độ của gia đình bên chồng vẫn như không có chuyện gì xảy ra. Bố mẹ tôi nhiều lúc muốn tới thăm con cháu nhưng thấy ông bà như thế nên cũng ngại. Và thật lòng tôi không mong bố mẹ mình bị người ta dè bỉu, khinh thường.
Tôi buồn lắm, thời đại văn minh mà sao ông bà suy nghĩ cổ điển như vậy. Sau này, con gái ông bà cũng lấy chồng, nếu gia đình họ cũng chê gia đình mình thì phải làm sao?
Hệ luỵ của việc phân biệt giàu nghèo đó là tình cảm của nhà chồng với tôi. Khi chưa tới nhà tôi, họ quý tôi, họ dễ dãi với tôi. Nhưng khi tới nhà tôi, thấy sáu gian nhà ngói xi măng, họ thay đổi. Chân ướt chân ráo về nhà chồng, tôi bị mẹ chồng xóc xiểm: May N lấy chồng mới có quần áo mặc nhỉ? Nhà họ con dâu đóng tiền ăn mỗi tháng một triệu rưỡi, dâu nhà này đóng có mỗi triệu tư…Lòng tôi nặng trĩu.
Chồng tôi đi làm ăn xa nên mỗi ngày ở nhà chồng với tôi là một nỗi buồn đăng đẳng. Tôi làm gì cũng bị xỉa xói, bạn của tôi là bốn bức tường lạnh lẽo…Đã có lúc tôi nghĩ dại là buông xuôi hạnh phúc. Nhưng tôi đã kịp nắm lấy…
Tôi cố gắng kéo hai gia đình lại gần nhau nhưng càng kéo thì sự phân biệt giàu nghèo càng lộ rõ. Tôi không biết phải làm sao cho mẹ chồng tôi thay đổi suy nghĩ: Sống trên đời, không gì quý giá bằng tình cảm, đừng để đồng tiền làm mờ mắt nhân sinh. Không có phép nhiệm mầu nào đưa con người xích lại gần nhau bằng cái tâm và tình người dào dạt.
Theo VNE
Những đám cưới không được động phòng
"Đêm đầu tiên ở nhà chồng, con nhớ là không được ngủ chung phòng với chú rể, kẻo lại bị đánh giá là dễ dãi nhé" - bà Huyền cố dặn thêm cô con gái...
Đêm tân hôn, bố mẹ gọi điện kiểm tra liên tục
Là con gái đứng tuổi Đinh Mão, đi đâu Hiên cũng nghe người ta nói, con gái đứng hàng Đinh cao số, dễ phải qua hai lần đò. Do vậy, để hóa giải chuyện xui khi Hiên kết hôn, gia đình hai họ đã quyết định nghe theo lời thầy bói và tổ chức đón dâu 2 lần cho con.
Lần thứ nhất là trong đám ăn hỏi. Sau khi đã xong xuôi các thủ tục, Hiên được đón luôn về nhà chồng và ở lại một đêm. Đến sáng sớm ngày hôm sau, khi mọi người trong gia đình còn chưa thức giấc, Hiên sẽ phải tỉnh dậy rồi bỏ trốn về nhà của mình. Như vậy coi như Hiên đã trải qua một đời chồng. Và lần cưới thứ 2 sẽ là hôm lễ cưới chính thức của Hiên được diễn ra.
Tuy nhiên, vì đám cưới giả cách đám cưới thật đến hơn 1 tháng, nên sau khi quyết định tổ chức cưới hai lần cho con, ông bà Huyền lại lo thêm chuyện, cô con gái sẽ "chót dại" khi đám cưới chính thức chưa diễn ra.
Vì vậy, khi nhà trai đến đón dâu trong đám cưới giả, bà Huyền một mặt dặn đi dặn lại cô con gái không được ở chung phòng với chú rể trong đêm tân hôn giả. Mặt khác, bà cũng đánh tiếng yêu cầu bà thông gia phải bố trí phòng riêng cho Hiên ở trong ngày đón Hiên về.
Và để yên tâm hơn, buổi tối hôm Hiên ở nhà chồng, bà còn liên tục gọi điện vào máy của con gái và con rể để 'kiểm tra".
Lý giải cho hành động kỳ quặc này, bà Huyền bảo, "Tuy đã nhất trí để cho nhà trai đón Hiên về, nhưng dù sao cũng vẫn chỉ là đám cưới giả. 2 đứa chưa đi đăng ký kết hôn, nên vẫn chưa chính thức trở thành vợ chồng. Nếu cho chúng động phòng, lỡ có chuyện gì xảy ra thì con gái mình thiệt, và họ nhà trai cũng có cớ để coi khinh mình. Vì vậy, cẩn thận một chút vẫn hơn".
Thông gia "đại chiến" vì cô dâu bị bỏ rơi
Sinh năm 1986, tuổi Bính Dần, Hương vốn đã bị coi là quý cô cao số. Hơn nữa, Hương lại tổ chức đám cưới vào năm Kim lâu (tức những năm mà tuổi Âm lịch của người con gái có hàng đơn vị là 1, 3, 6, 8.). Vì vậy, dù ở cách nhau đến vài trăm km, nhưng nghe theo lời các thầy bói toán, gia đình hai bên vẫn quyết định tổ chức đám cưới 2 lần cho vợ chồng Hương.
Theo đó, cũng giống như nhiều cô gái phải cưới 2 lần để tránh "qua hai lần đò", sau đám cưới giả, Hương phải trốn về với bố mẹ đẻ và không được để người nhà chồng nhìn thấy.
Tuy nhiên, vì gia đình chồng ở vùng nông thôn hẻo lánh, lại không quen đường sá, và không được nhà chồng bố trí xe chờ sẵn để chở ra Quốc lộ, nên loay hoay cả buổi sáng, Hương mới tìm được đường về nhà. Về đến nhà, vừa đói, vừa mệt, lại vừa tủi thân, Hương òa khóc nức nở trong vòng tay của mẹ.
Thương con gái, bà vội vàng gọi điện cho thông gia để nói mát về việc không chu đáo khiến con gái bà khốn khổ ngay từ khi mới là cô dâu giả. Không ngờ, mẹ chồng Hương cũng chẳng phải của vừa, nghe bà thông gia móc máy thì nổi cơn tam bành. Thế là cả hai lời qua tiếng lại. Bà này tức giận bảo tạm dừng cưới xin, bà kia cũng ra mặt thách thức khiến mâu thuẫn giữa 2 bà thông gia lên đến đỉnh điểm.
Sau đó, không biết bằng cách nào, 2 bà cũng chịu để đám cưới tiếp tục diễn ra. Chỉ có điều, trong ngày đón dâu chính thức, bà mẹ chồng của Hương lại cáo ốm để ủy quyền cho cô em gái đi đón cháu dâu...
Theo Alobacsi
'Hành' con dâu vì không 'môn đăng hộ đối' Không bằng lòng với mối lương duyên này, bà Lan luôn gây khó dễ, trút mọi tức giận lên đầu Trang. Đường phố những buổi sáng sớm mùa đông lạnh lẽo và vắng vẻ đến ảm đạm, đâu đó loáng thoáng vài bóng người dậy sớm tập thể dục, mọi người gồng mình để chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt....