Mẹ chồng xúc phạm dâu cũ “ăn mày nơi nào, để còn bố thí”, song lời của người đàn ông đứng sau tôi khiến bà bẽ mặt
“Ăn mày cũng biết chọn chỗ đấy. Đến những nơi sang chảnh thế này xin tiền, chắc được nhiều người bố thí cho lắm nhỉ?” – mẹ chồng bĩu môi nói với tôi.
Ngày về ra mắt, mẹ của Vũ (chồng cũ) đã coi tôi như… người nhà. Nhưng không phải để yêu thương, đối xử tốt mà để sai tôi như 1 con ở. Hôm đó, khi tôi vừa đến, còn chưa kịp ngồi uống nước nghỉ ngơi, bà đã bảo tôi vào bếp phụ nấu cơm. Bà phải chạy sang hàng xóm xin mấy lá chanh về ăn với thịt gà.
Tôi hì hục luộc gà, làm nem rán, nấu canh miến… xong xuôi vẫn chưa thấy bà đâu. Đến gần trưa, mẹ chồng mới đủng đỉnh về và nói rằng, sang đó “say” chuyện trò với chị hàng xóm nên quên mất.
Thấy tôi còn chưa chặt gà, bà cáu kỉnh: “Ơ hay, không biết trưa à, sắp cơm ăn thôi, đói rồi”. Thế là tôi lại đem con gà đi chặt. Biết mẹ chồng tương lai đang thử thách mình, tôi cố gắng làm thật tốt. Song lúc bày ra mâm, bà bĩu môi: “Gà luộc hơi nhũn rồi, thế này về nhà bác thì còn phải học hỏi nhiều. Chứ làm vợ thế này 3 ngày người ta trả về”. Xong bữa, người dọn lại là tôi. Bực lắm, nhưng tôi cố nhịn không nói.
Sau này về làm dâu, cuộc sống của tôi càng ngột ngạt. Trong mắt mẹ chồng chỉ có con trai chứ không có con dâu. Tiền lương của 2 chúng tôi đều phải đưa cho bà. Tôi cần đi chợ, hay mua cái gì đều phải ngửa tay xin. Mọi việc trong nhà tôi phải làm hết. Bà không cho chồng phụ vợ. Đặc biệt mẹ chồng rất ghét cảnh con trai của bà phải vào bếp nấu cơm, hay cúi xuống quét nhà…
Có lần, tôi nhờ chồng đem phơi cho chậu quần áo, bởi lúc đó tôi chửa vượt mặt rồi, leo lên tận tầng 4 rất khó khăn… . Thế rồi mẹ chồng nhìn thấy. Bà hất tung mọi thứ rồi quát: “Chị không làm được thì để tôi làm, không cần phải hành con trai tôi. Nó đi làm chưa đủ mệt à?”. Chồng lên tiếng bênh vực, tôi càng bị mẹ chồng ghét hơn.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi con tôi gần 2 tuổi, tâm tính của chồng tôi thay đổi. Anh cặp kè với 1 cô gái trẻ ở công ty. Tôi biết được điều đó thì khóc lóc, làm ầm ĩ lên. Song mẹ chồng lại bênh anh. Bà nói với tôi: “Vợ phải thế nào thì chồng mới ngoại tình chứ? Cô nhìn cô xem chồng có yêu thương được nữa không. Cả năm nay ở nhà ăn hại, một mình nó kiếm tiền. Đã thế cô còn không trau chuốt bản thân, nhìn cô tôi còn thấy chán nói chi là con trai tôi… Đẻ thì không biết đẻ, nhà tôi không cần cháu gái”.
Được sự hậu thuẫn của mẹ, chồng tôi càng ngang nhiên sai trái. Cuối cùng vì quá ấm ức, tôi quyết định ly hôn. Ngày ra đi, mẹ chồng còn giễu cợt, nói tôi rời xa chồng chỉ có thể làm ăn mày ở đường mà thôi!
Bẵng đi 1 thời gian, khoảng 3 năm sau, hôm qua tôi gặp lại mẹ chồng ở trung tâm thương mại. Trông thấy tôi từ xa, bà chủ động tiến lại để lăng mạ: “Ăn mày cũng biết chọn chỗ đấy. Đến những nơi sang chảnh thế này xin tiền, chắc được nhiều người bố thí cho lắm nhỉ?”. Khi tôi không nói gì, định rời đi, thì bà ném ví tiền ra trước mặt tôi rồi hô hoán: “Ăn cắp, ăn cắp mọi người ơi, con này nó giật ví của tôi”.
Thấy ầm ĩ, mọi người bắt đầu để ý và xúm lại xem. Mẹ chồng càng được đà lao vào tôi giằng co như thể tôi là người móc ví thật. Đang lúc hỗn loạn như thế, một cánh tay người đàn ông kéo mẹ chồng tôi ra và hỏi: “Có chuyện gì vậy cô?”. Mẹ chồng tôi nhận ra người quen thì càng to tiếng: “Ô sếp cũ của con trai tôi này. Anh lại đây mà xem. Đây là con dâu cũ của tôi. Gặp mẹ chồng nó không chào hỏi, còn định ăn cắp tiền của tôi. May mà tôi nhanh nhẹn phát hiện kịp. Con này nó gian xảo lắm…”.
“Cô nói ai cơ, ý cô nói vợ cháu ăn trộm?” – Mẹ chồng nghe xong câu hỏi đó thì ngớ người.
Bà lắp bắp: “Anh nói cái gì cơ? Cô này mà là vợ anh được á. Anh bị nó lừa rồi. Nó là dâu cũ của tôi, tôi lạ gì. Hậu đậu mà còn lười chảy thây, chỉ biết ăn bám thôi”. Song chồng tôi đáp lại: “Người bị lừa là cháu mới đúng đó cô. Chính con trai cô mới là người lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của công ty cháu. May mắn cho anh ta, vợ cháu nhận ra người quen cũ nên xin xỏ cho. Chứ không giờ này anh ta chết rũ trong tù rồi. Tiện đây cháu cũng có lời cám ơn mẹ con cô vì đã tạo cơ hội để cháu đến với Hân (tôi). Nhưng những gì các người làm với Hân, sẽ có 1 ngày cháu tính sổ đầy đủ cả.
Mà con trai cô chắc giờ này vẫn đang thất nghiệp nhỉ. Cũng đúng thôi, khi biết quá khứ bất hảo của anh ta thì ai mà dám nhận vào làm. Chắc quá khứ dơ dáy này cậu ấy giấu giếm không cho cô biết đâu nhỉ?”.
Mẹ chồng tôi ú ớ không dám lên tiếng đáp trả. Mọi người xung quanh bắt đầu xì xào, kẻ lắc đầu, người tỏ ra ngao ngán khi chứng kiến cảnh này. Cuối cùng xấu hổ quá, mẹ chồng đành cúi xuống nhặt ví tiền rồi nhanh chóng rời khỏi trung tâm thương mại.
4 năm để tang chồng, đang dắt con đi chợ tôi bủn rủn khi thấy anh ngồi ô tô sang trọng đỗ bên đường
Người đàn ông lái chiếc xe đắt đỏ ấy đúng là chồng tôi, vết sẹo trên trán và bàn tay anh làm sao tôi quên được!
Một ngày trời mưa to cách đây 4 năm, khi đang ru con ngủ trong phòng mình ở nhà bố mẹ đẻ, tôi nhận được tin sét đánh: "Chồng mày chết rồi Tâm ơi, đang đi làm bị điện giật chết!".
Tương lai tôi bắt đầu mờ mịt như màn mưa lúc ấy, nhưng điều tôi mơ hồ nhất trong suốt 4 năm để tang chồng chính là việc không được nhìn mặt chồng lần cuối. Gia đình tổ chức đám ma cho chồng tôi rất qua loa, vội vàng, thậm chí bố mẹ chồng còn không cho tôi bế con về chịu tang, mãi 1 tuần sau khi anh mất họ mới cho tôi về thắp hương. Tất cả những gì tôi nhìn thấy chỉ là di ảnh của chồng trên bàn thờ và một hũ tro nhỏ để lại.
Tôi hỏi han những người làm cùng chồng ở trên huyện, họ đều kể rằng không chứng kiến tận mắt khoảnh khắc cuối đời của anh, chỉ nghe chị chồng tôi gọi điện báo "Thằng Toàn chuẩn bị đi làm thì trời mưa to, ra cổng bị dây điện đứt rơi vào nên giật chết". Tôi cay đắng khóc suốt mấy tháng trời, vừa sinh con xong đã thành góa phụ ở tuổi 24, bị mẹ chồng và chị chồng đay nghiến là loại "sát phu".
Mặc cho xóm làng bàn tán, tôi quyết định để tang chồng và không đi thêm bước nào nữa. Con gái tôi cứ thế lớn lên trong sự ghẻ lạnh của nhà chồng, ông bà nội không bao giờ bế cháu, cũng chẳng cho tấm bánh đồng quà nào. Cả nhà chồng coi tôi như bóng ma, nhiều lần họ chửi khéo trong bữa cơm để đuổi tôi đi, chị chồng còn cau mày bảo sao tôi cứ bám gia đình họ dai như đỉa đói, chồng chết cũng không chịu về nhà ngoại. Tôi luôn im lặng chẳng nói gì, nhắm mắt sống qua ngày đoạn tháng, đi bán hàng ngoài chợ để kiếm tiền nuôi con.
(Ảnh minh họa)
Bẵng đi cái cũng 4 năm trời, con gái tôi đã đi học mẫu giáo, biết nói yêu mẹ thương mẹ và theo tôi đi chợ mỗi dịp cuối tuần. Tôi buôn bán cũng thuận lợi nên có tiền tiêu dư dả, được khoản nào tôi cho vào sổ tiết kiệm, định bụng mua nhà khác để 2 mẹ con có chốn dung thân riêng không phiền đến ai.
Đợt rằm vừa rồi tôi làm mâm cơm nhỏ cúng giỗ chồng lần thứ 4. Cả gia đình chồng thờ ơ, bảo tôi cứ nấu đi rồi họ ăn sau. Từ lúc chồng tôi mất, gia đình họ bỗng giàu lên một cách khó hiểu, bố mẹ chồng xây hẳn căn nhà mới ngay bên cạnh căn nhà cũ mẹ con tôi ở. Thi thoảng bố mẹ chồng còn đi du lịch, tôi thấy lạ nhưng cũng không tiện hỏi han vì biết họ chẳng bao giờ trả lời.
Trước lúc chồng mất, tôi rất ân hận vì đã cãi nhau với anh chưa kịp làm lành. Vừa đẻ xong anh đưa tôi về ngoại ở cữ luôn, mỗi tối đi làm về ghé qua thăm mẹ con tôi một chút. Nhưng một hôm tôi vô tình thấy điện thoại chồng có tin nhắn lạ, anh ngủ quên nên tôi mở ra xem. Tim tôi thắt lại khi thấy những dòng tin nhắn hỏi "Em ăn chưa, em có nhớ anh không, mai anh lại sang ở với em nhé"... Vợ chồng tôi cãi nhau một trận ầm ĩ, anh ta còn đẩy tôi ngã xuống đất rồi bỏ về. Mấy ngày sau đó anh không thèm hỏi thăm gì tôi, rồi đùng cái bỏ mẹ con tôi bơ vơ không một lời nhắn nhủ.
Hôm nay trời đẹp, mát mẻ, tôi mặc cho con gái một bộ váy xinh xắn rồi 2 mẹ con cùng ra chợ bán hàng. Con bé vừa ngồi sau xe mẹ vừa hát líu lo, hỏi tôi rằng sinh nhật năm nay mẹ mua quà gì cho con.
2 mẹ con cười nói vui vẻ, bàn nhau xem tối nay ăn gì. Vừa gửi xe ở cổng chợ xong bỗng linh tính mách bảo khiến tôi nhìn sang bên đường, một chiếc xe ô tô màu vàng sang trọng đang đỗ ở đó. Chiếc xe nổi bật khiến ai cũng ngoái nhìn, nhưng tôi chỉ chú ý đến người đàn ông ngồi ghế lái bên trong. Người ấy mặc chiếc sơ mi trắng lịch lãm, đồng hồ đắt tiền, dùng một chiếc điện thoại khá xịn.
Qua gương chiếu hậu, tôi thấy người đàn ông này có gương mặt quen quen. Khi anh ta đặt tay lên vô lăng, tôi giật mình nhận ra vết sẹo quen quen trên mu bàn tay, giống hệt người chồng đã mất. Trán anh ta cũng có vết sẹo nhỏ, chồng tôi từng bị ngã rách đầu hồi bé nên tôi quá quen thuộc với dấu vết ấy.
Tôi vô thức băng qua đường đến sát cửa xe, tim đập thình thịch, bàn tay túa cả mồ hôi. Thấy tôi ngó đầu vào nhìn chăm chăm, người đàn ông ấy có vẻ giật mình. Tôi run run hỏi: "Anh Toàn phải không?".
Con gái tôi kéo tay mẹ hỏi chú ấy là ai. Anh ta trông trẻ hơn chồng tôi, nhưng tôi cảm giác vô cùng thân thuộc. Sau giây phút bối rối, tôi lao vào túm tay anh ta, còn anh ta có vẻ hoảng hốt, đẩy tôi ra ngoài đóng vội cửa xe. Chắc chắn là chồng tôi rồi, tại sao anh ta lại biến thành một người khác như thế!
Tôi chạy vội về nhà, giàn giụa nước mắt hỏi mẹ chồng: "Tại sao mẹ nói dối con, tại sao anh Toàn còn sống mà mọi người bảo chết?!?". Mẹ chồng nhìn tôi với ánh mắt kinh hoàng, lắp bắp hỏi vì sao tôi biết. Tôi nói rằng tôi đã gặp lại Toàn, nhưng anh có xe ô tô sang, lại còn giàu có khác hẳn ngày xưa. Đúng lúc tôi đang khóc lóc vật vã thì chị chồng đi từ trên gác xuống, lạnh lùng tiết lộ sự thật che giấu suốt 4 năm khiến tôi sốc ngất:
- Thằng Toàn chán ghét mày nên nó trốn đi lấy vợ khác, giàu hơn, giỏi hơn, đẹp hơn mày, nhà mặt phố bố làm to trên thành phố. Mày gặp lại nó đáng ra nên mừng vì chồng cũ sung sướng hơn xưa chứ, sao lại chạy về đây làm ầm lên. Nhà tao đã chứa chấp mẹ con mày mấy năm rồi, ăn bám thế đủ rồi. Cút đi!
Mẹ chồng cũng đế thêm vào bĩu môi chê con tôi xấu xí, bảo nó không giống ai trong nhà này nên chắc chắn không phải con của chồng tôi. Nếu tôi sinh con trai có lẽ cả nhà họ đã không dựng lên màn kịch giả chết ấy. Đúng là quân khốn nạn, quá kinh tởm với âm mưu của nhà chồng! Hẳn là giả chết, làm hẳn đám ma để lừa tôi!
Về làm dâu được một tháng, chị dâu bất ngờ đề nghị tôi nghỉ việc ở nhà chăm hai cháu với mức lương 15 triệu đồng Cách đây 3 ngày, các con của chị dâu nghỉ học, không có ai trông coi nên chị ấy rất lo lắng. Mẹ chồng không muốn gửi các cháu về ngoại vì nhớ bọn chúng. Cả nhà đang đau đầu vì 2 đứa trẻ thì bất ngờ chị dâu đề nghị tôi nghỉ việc ở nhà chơi với các cháu. Tôi là cô...