Mẹ chồng tuyệt thực khi tôi đánh con cái
Bà còn để tôi đi đẻ một mình vì tiếc 15.000 đồng tiền xe ôm và ở nhà xem phim Hàn Quốc.
Sau khi đọc xong bài viết Bố mẹ chồng bắt tôi quỳ xin lỗi của chị, tôi cảm thấy rất bức xúc. Thời buổi này mà còn cái cảnh đó, thật không hiểu nổi. Tôi cũng là phận làm dâu giống chị. Hoàn cảnh của tôi còn “nghiêm trọng” hơn là tôi và chồng không có điều kiện ở riêng như chị vì chồng tôi là con một và bố chồng tôi đã mất trước khi tôi về làm dâu.
Chị biết không, tôi cố nhịn mẹ chồng rất nhiều bởi cứ nghĩ rằng: “Vì chồng mà thương mẹ chồng, suy đi nghĩ lại chẳng bà con chi nên tôi cố mà sống chung với lũ”. Vả lại, từ đầu tôi xác định bà ấy chẳng sống với tôi trọn đời nên thôi cố mà nhịn cho cửa nhà êm ấm, để chồng vui lòng. Nhưng bà không bao giờ để cho tôi yên. Cứ đi làm 8 tiếng ở công ty về là tôi lao vào hì hục nấu nướng, làm việc nhà… Trong khi mẹ chồng tôi 63 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chẳng đỡ đần được chút gì.
Tôi về làm dâu bà ba năm thì sinh liền tù tì hai đứa cháu: một trai và một gái. Nhưng hai lần tôi leo bàn sinh đều không có bóng dáng của bà. Chị biết đó, cái cảnh “đàn ông đánh trận có đôi, đàn bà đi đẻ mồ côi một mình” thật là tủi cực. Hơn nữa, tôi mồ côi mẹ từ bé, ở đất khách quê người, tôi không có lấy một người thân. Lúc tôi cần bà bên cạnh nhất thì bà không có mặt, mặc dù từ quận Gò Vấp lên bệnh viện Đại học Y dược chưa tới 7 km. Trong lúc tôi một mình đau đớn, quặn quại vì chuyển dạ sinh con, chồng đi làm xa thì bà ở nhà xem phim Hàn Quốc. Lý do của bà là không ai chở đi, đi xe ôm tốn tận 15.000 đồng…
Nhiều lúc ngồi nghĩ lại, tôi hận bà tới xương tủy. Tôi hận đến độ mà ghét luôn cả người Bắc (vì mẹ chồng tôi là người Bắc). Nhưng hiện giờ tôi vẫn phải sống cùng bà và hằng ngày phải cơm dâng nước mời phục vụ bà. Nói chung, tôi chấp nhận như vậy nhưng chỉ riêng vấn đề nuôi dạy thằng con trai tôi – cháu đích tôn của bà thì bà hoàn toàn không có quyền can thiệp vì nó là con của tôi.
Video đang HOT
Thời buổi này trẻ em rất thông minh chị ạ. Nó biết có bà nội bênh vực nên dù mới 2 tuổi nhưng đã ra mặt hỗn láo với tôi. Tôi thì cứ thẳng tay quất roi vì tôi thuộc tuýp người nóng tính, với lại tôi cho con mình quyền bình đẳng nhưng không bao giờ cho nó được quyền ngang hàng với mình. Làm sao mà “áo mặc qua khỏi đầu” được hả chị? Mình là mẹ, là người sinh ra nó thì làm sao nó dám sống và ra điều kiện với mình được, đúng không chị?
Lúc đầu, thấy tôi dạy con lớn tiếng, đánh con, bà cũng xót cháu, lao vào bênh vực, thậm chí ôm nó chạy đi chỗ khác. Nhưng tôi thẳng thắn nói chuyện với bà và yêu cầu bà lập tức dừng lại hành động đó, để yên cho tôi dạy con tôi. Tôi đánh nó, con trai tôi không chết nhưng để nó hư hỏng thì xã hội này sẽ đào thải nó và sẽ giết chết nó.
Bà làm mình làm mẩy, bỏ ăn bỏ uống, nằm lì trong phòng, không thèm nói chuyện với tôi. Tôi cũng kệ và chỉ nói một câu duy nhất: “Xin lỗi mẹ, dù là phận làm dâu nhưng con chỉ làm những gì con có thể chứ không thể làm theo yêu cầu của mẹ được. Mong mẹ hiểu cho con”. Từ đó về sau bà cũng bớt yêu sách này nọ và chỉ đứng im lặng mỗi lúc tôi dạy con trai tôi.
Theo VNE
Mẹ chồng đòi tuyệt thực vì tôi muốn đi bước nữa
Tôi không biết sẽ giải quyết cách nào. Ngày ngày phải đối mặt với mẹ chồng, phải nghe những lời nói lúc bóng gió xa gần, lúc thẳng thắn như tát nước vô mặt, tôi thấy thật ngột ngạt, khó thở.
Thoạt đầu mẹ chồng tôi giở chiêu "tuyệt thực". Bà nằm thiêm thiếp trên giường, ai gọi cũng không lên tiếng, nước thì chỉ uống từng chút một, cơm cháo thì bỏ hẳn. Tôi thật sự không lường trước được tình cảnh này. Nếu biết vậy, tôi đã không nói gì với bà về chuyện tôi muốn đi bước nữa...
Vinh, chồng tôi mất vì bạo bệnh đã 7 năm. Khi ấy tôi vừa có thai được 3 tháng. Tôi đã ở với nhà chồng từ đó đến giờ. Ba mẹ, anh chị em chồng thương và coi tôi như ruột thịt. Tôi cũng quen xem mình là thành viên chính thức trong gia đình họ; tôi thương ba mẹ chồng như ba mẹ ruột của mình và nghĩ có lẽ tôi sẽ ở vậy nuôi con suốt đời.
Ảnh minh họa
Thế nhưng mọi việc không như mình suy tính. Cách đây 2 năm tôi quen Giang. Anh thương tôi và muốn tiến tới hôn nhân. Lúc đó tôi đã từ chối với lý do tôi vẫn chưa quên được chồng tôi và nguyện ở vậy thờ chồng, nuôi con. Thế nhưng điều đó không làm Giang nản lòng. Anh vẫn âm thầm chăm sóc hai mẹ tôi, lo lắng cho tôi đủ điều. Ở công ty nhiều người cũng nói vào khiến cuối cùng tôi nhận lời yêu anh.
Cứ tưởng cản ngại duy nhất đã được giải tỏa, không ngờ khi chúng tôi thưa chuyện với ba mẹ chồng tôi thì rắc rối lại phát sinh. Ba chồng tôi không nói gì, riêng mẹ chồng tôi thì không đồng ý. Bà nói: "Nếu con đi bước nữa thì coi như cắt đứt tình cảm với gia đình. Muốn lấy chồng cũng được nhưng phải để cu Tí lại đây". Quay sang Giang, bà nói: "Anh là trai tân, sao không đi kiếm con gái mới lớn mà cưới lại đi lấy con mẹ nạ dòng? Bây giờ anh nói thương nó, mai mốt về anh lại đổi ý, chê bai này nọ thì khổ thân nó...".
Bị bất ngờ, Giang lặng người đi. Lát sau anh mới thưa: "Dạ, cháu thương Lan thật lòng và không câu nệ cô ấy đã từng có một đời chồng. Nếu hai bác và gia đình đồng ý, cháu sẽ xem cu Tí như con ruột của mình, sẽ chăm sóc nó đàng hoàng". Thế nhưng mẹ chồng tôi xua tay: "Thôi, thôi, anh về đi, tôi không muốn nghe nữa...".
Khi tôi đưa Giang ra cổng, anh nắm chặt tay tôi: "Anh không đầu hàng đâu, em đừng nản lòng. Anh sẽ về thưa chuyện với ba mẹ em, chắc chắn ba mẹ sẽ ủng hộ tụi mình". Đúng là ba mẹ tôi rất ủng hộ. Ba tôi còn bảo để ông qua nói chuyện với mẹ chồng tôi nhưng tôi cản lại: "Bây giờ thì không được đâu ba. Mẹ con đang căng thẳng lắm, không ai nói bà cụ nghe đâu".
Ba tôi nói rằng, nếu gia đình chồng ngăn cản không cho tôi lấy Giang thì quả là ích kỷ. 7 năm nay tôi đã một lòng vì gia đình họ, nếu biết chuyện, lẽ ra họ phải ủng hộ việc tôi đi bước nữa chứ không quyết liệt cản ngăn như vậy. "Họ không có quyền gì mà cấm con. Thằng Vinh mất đã 7 năm, con chăm lo cho gia đình nó mấy năm qua là đã trọn đạo nghĩa, cứ để đó ba lo"- ba tôi nói chắc nịch.
Thế nhưng cũng không ăn thua, thậm chí suýt chút nữa hai bên đã nặng lời với nhau. Tôi phải kéo tay ba tôi: "Thôi, ba về đi, để từ từ rồi con tính...". Ba tôi bực bội: "Người gì đâu mà vừa cổ hủ, vừa ích kỷ". "Thôi, thôi, ba về đi, đừng nói nữa, mẹ con lại lên máu, có chuyện gì mọi người lại đổ thừa nhà mình...".
Từ bữa đó, mẹ chồng tôi thay đổi chiến thuật. Bà không càm ràm, nói năng gì nữa mà im lặng rồi nhịn ăn. Tôi năn nỉ cách mấy bà cũng không chịu. Đến nỗi ba chồng tôi sốt ruột: "Hay là chở bả đi bệnh viện?". Tôi gọi cấp cứu nhưng khi bác sĩ đến, bà ngồi dậy, mắng té tát vào mặt mọi người: "Tôi chưa chết mà, cút hết đi".
Tôi thật sự bó tay rồi. Bây giờ mà tôi nói là tôi không lấy chồng nữa bà cũng không nghe. Nhưng bà đã chịu uống sữa, ăn chút cháo. Bà không chịu bất cứ ai chăm sóc, ngoài tôi. Ban ngày tôi đi làm nhưng phải liên tục gọi điện thoại về thăm hỏi. Đến nỗi ba tôi tức giận bảo: "Con cứ dọn về bên này ở coi bà ấy làm gì!". Nhưng tôi không dám. Tôi sợ, lỡ có chuyện gì thì mọi tội lỗi đổ lên đầu tôi. Ai chứ tính mẹ chồng tôi, tôi biết. Bình thường bà rất dễ thương, biết điều nhưng hễ ai làm trái ý thì bà sẽ tung hê tất cả, không cần biết phải trái.
Tôi hỏi Giang: "Bây giờ em phải làm sao?". Anh bảo: "Chỉ cần em đừng nản lòng, anh sẽ có cách giải quyết". Tôi không biết Giang sẽ giải quyết cách nào nhưng giờ đây, ngày ngày phải đối mặt với mẹ chồng, phải nghe những lời nói lúc bóng gió xa gần, lúc thẳng thắn như tát nước vô mặt, tôi thấy thật ngột ngạt, khó thở.
Mối quan hệ rất tốt đã có giữa chúng tôi bao nhiêu năm qua có nguy cơ đổ vỡ. Tôi hoàn toàn không muốn điều đó xảy ra nhưng tôi cũng không thể hi sinh hạnh phúc riêng tư của mình chỉ vì sự ích kỷ của mẹ chồng tôi. Có ai đã từng lâm vào cảnh ngộ như tôi, xin hãy cho tôi một lời khuyên: Tôi phải làm sao để thoát khỏi những rắc rối đang cột chặt cuộc đời mình?
Theo VNE
CAH Phú Xuyên: Giao lưu với nhân chứng lịch sử Tại Bảo tàng chiến sỹ Cách mạng bị địch bắt tù đày (thôn Nam Quất, xã Nam Triều, huyện Phú Xuyên), sáng qua, 16-3, các đoàn viên, thanh niên, BCH CAH Phú Xuyên, các đơn vị thuộc Cụm thi đua số 8 - CATP Hà Nội, cùng đại diện chính quyền cơ sở đã có buổi giao lưu hết sức ý nghĩa với...