Mẹ chồng tương lai nói 1 câu, tôi lập tức hủy bỏ đám cưới
Bà có thể chửi mắng tôi thoải mái, nhưng đụng tới gia đình tôi thì không.
Tôi đến từ một miền quê nghèo, đã quá quen với đói khổ nên khi thi đỗ một trường đại học ở Hà Nội, tôi nhất quyết khăn gói rời nhà lên thành phố với mong muốn đổi đời. Với sự chăm chỉ, tôi tốt nghiệp loại ưu và nhanh chóng tìm được công việc tốt. Tiền làm được tôi đều đặn gửi về gia đình 1 nửa. Bố mẹ tôi mừng lắm. Ông bà là người làm nông chân chất, hiền lành, có cô con gái đi làm ở thành phố mà còn gửi tiền về là cả 1 niềm hãnh diện, tự hào với xóm làng.
Vào làm ở công ty hơn 1 năm, tôi được anh trưởng phòng để mắt đến. Anh bắt đầu theo đuổi tôi công khai. Mọi người đều khen tôi tốt số bởi anh là trai thành phố, nhà có điều kiện, ngoại hình cũng ổn,… Thế là tôi cũng tặc lưỡi, gật đầu đồng ý.
Dần dần, tôi nhận thấy thêm nhiều tính tốt của anh. Anh khá hiền lành, rất thông minh, nói chuyện khá hóm hỉnh. Anh còn biết cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến tôi. Hằng sáng anh đều mua đồ ăn sáng cho tôi. Giữa buổi làm, biết tôi đang căng thẳng, anh sẽ đặt ở bàn tôi một cốc cafe… Những quan tâm nhỏ nhặt ấy của anh khiến tôi cảm động và tình yêu ngày càng lớn lên.
Anh khá hiền lành, rất thông minh, nói chuyện khá hóm hỉnh. Anh còn biết cách thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến tôi.
(Ảnh minh họa)
Hẹn hò 2 năm, tôi cũng đưa anh về nhà tôi chơi vài lần. Bố mẹ tôi thì đương nhiên rất quý mến anh, khen anh ngoan, có giáo dục. Khi chúng tôi xác định sẽ cưới, anh dẫn tôi về nhà anh ra mắt. Ngày hôm đó khá là “kinh hoàng” đối với tôi. Mẹ anh thực sự rất khó tính. Bà soi xét tôi từ đầu đến chân. Lúc ngồi nói chuyện, bà không hỏi tôi câu nào, chỉ toàn bố anh gợi chuyện, hỏi han tôi. Tôi cảm giác anh và bố rất giống nhau. Tôi đang kể về bố mẹ làm nông ở quê, thì mẹ anh xen ngang và nói với anh:
- Này hôm trước mẹ nghe bảo cái Lan con nhà cô Quỳnh đi du học Mỹ về rồi đấy. Hai đứa ngày xưa chả chơi với nhau à? Hôm nào hẹn gặp nó đi chơi đi.
Tôi cứng họng, cảm giác như bà đang cố tình khiến tôi cảm thấy xấu hổ về xuất thân, địa vị của mình. Đáp lại câu nói đó anh chỉ cười cười: “Ngày xưa trẻ con, giờ gặp biết nói chuyện gì đâu.”
- Đám tốt thì chả chịu, không biết anh thông minh, tài giỏi ở đâu nữa! – Mẹ anh hậm hực nói rồi bỏ lên phòng.
Video đang HOT
Vì thế hôm ấy tôi cũng xin phép về sớm. Anh thì cố gắng giải thích là mẹ anh hơi khó tính một chút, nhiều khi nói chuyện hơi khó chịu, mong tôi không để bụng. Tôi là đứa có lòng tự trọng cao, nhưng tôi thực sự rất yêu anh nên khi ấy tôi nghĩ sau này về làm dâu thì chịu khó nhịn một chút vậy.
Chẳng ngờ, hơn 1 tháng sau, tôi phát hiện mình có bầu. Anh biết tin thì vui lắm, lập tức dẫn tôi về xin cưới. Mẹ anh tỏ thái độ khó chịu nhưng cũng xuôi xuôi. Buổi dạm ngõ hôm đó, bố mẹ và vài người họ hàng của tôi tới nhà anh để gặp mặt, nói chuyện. Vừa bước vào nhà anh, mẹ anh đã vội chạy ra quát:
- Ối các ông các bà bỏ giày ra hộ tôi, sàn nhà tôi vừa lau xong.
Tôi nhìn xuống thì thấy bà cũng đang đi giày trong nhà. Nhưng bên nhà tôi cũng bỏ giày dép ra theo ý bà. Xong xuôi, bà nguýt dài một cái rồi lẩm bẩm nhưng cố tình nói để nhà tôi nghe thấy: “Chân nông dân có khác, bẩn chả khác gì đi đất.” Bố mẹ tôi ái ngại, cả buổi cứ cọ quậy chân như muốn giấu đi. Tôi thấy thương quá mà cũng không dám nói gì.
Mẹ anh thực sự rất khó tính. Bà soi xét tôi từ đầu đến chân. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi đang nói về vấn đề xem ngày làm đám cưới thì bà lại xen ngang:
- Xin lỗi nếu nói điều này khiến ông bà phật ý. Tôi nói thật, thời buổi bây giờ chuyện có bầu trước khi cưới cũng là bình thường, tôi cũng vui vẻ thôi. Nhưng chẳng hiểu cái thai có phải của con trai tôi không, hay là con gái nhà anh chị cố tình “úp sọt”, bắt con tôi “đổ vỏ”?
Bố mẹ tôi ấp úng không biết trả lời thế nào. Tôi đành trả lời:
- Con khẳng định là ngoài anh Q. con không có tơ tưởng bất kỳ 1 người đàn ông nào khác. Cũng không có ý định “úp sọt” như mẹ nói.
- Chưa về nhà này đã cãi nhem nhẻm. Đúng là cái lũ nhà quê vô giáo dục.
Giờ thì tôi không thể nhịn thêm được nữa. Bà có thể chửi mắng tôi thế nào tôi cũng chịu, nhưng đụng đến bố mẹ, gia đình tôi thì không. Tôi đứng lên, tuyên bố thẳng thừng: “Vậy thì thôi không cưới xin gì nữa.” rồi kéo tay bố mẹ đi khỏi chỗ ấy. Sau lưng tôi, anh quát lên: “Mẹ quá quắt vừa vừa thôi!”
- Mày giỏi thì mày theo nó luôn đi. Đừng về nhà này nữa. - mẹ anh cũng gào lên.
Rồi anh đuổi theo tôi, xin tôi đừng nóng giận. Tôi vừa khóc vừa nói:
- Em yêu anh là thật, nhưng anh cũng thử nghĩ cho em xem. Em về làm dâu mẹ anh thì liệu có hạnh phúc không?
- Thế còn con thì sao? Em không nghĩ cho nó à?
- Con em sẽ đẻ, sẽ tự nuôi. Anh muốn thì làm hết trách nhiệm của người cha. Còn con em sẽ không bao giờ có ông bà nội.
- Vậy thì hãy để anh chăm sóc em và con.
Giờ tôi đang cố gắng tĩnh dưỡng, chúng tôi đã đăng ký kết hôn, còn anh thì dọn hẳn về chỗ tôi để chăm sóc. Bố mẹ cũng thường xuyên gọi điện động viên tôi, còn gửi rau quả trồng ở quê lên cho tôi nữa. Tôi không biết chúng tôi quyết định thế này có là đúng không, nhưng tôi không thể coi một người khinh thường tôi và gia đình là mẹ chồng được.
Theo Eva
Hôn nhân bền vững không thể thiếu những điều này
Một cuộc hôn nhân bền vững luôn khiến mọi người ngưỡng mộ trong một xã hội mà tỉ lệ ly hôn ngày càng cao. Những cặp đôi hạnh phúc, họ có bí quyết riêng.
ảnh minh họa
1. Tình yêu
Đó đương nhiên là thứ không thể thiếu ở các cặp đôi hạnh phúc. Một cuộc hôn nhân bền vững không thể thiếu đi tình yêu đôi lứa. Đó là chất keo quan trọng không thể thiếu giúp cả hai dễ dàng tha thứ cho nhau những điều vặt vãnh mà mà cuộc sống chung dễ gây xung đột.
2. Sự tôn trọng
Thiếu tôn trọng ngấm ngầm là một trong những nguyên nhân "giết chết" tình cảm nhanh nhất. Và sự nguy hiểm này nằm ở việc người trong cuộc không hề biết những hành động của mình lại gây tổn thương cho bạn đời, còn người kia lại âm thầm khó nói ra điều mình nghĩ. Càng ngày sự oán giận từ những điều rất nhỏ tích tụ càng sâu và gây ra sự đổ vỡ không thể ngờ. Những cuộc hôn nhân bền vững không để xảy ra điều này. Giữa hai vợ chồng luôn có sự tôn trọng tối thiểu dành cho nhau và giành cho chính mình.
3. Chuyển động và thích nghi
Theo thời gian, ai rồi cũng sẽ thay đổi. Hôn nhân bền vững khi bạn linh hoạt và thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh, mọi sự thay đổi. Nếu kỳ vọng mối quan hệ của bạn với bạn đời sẽ mãi như hồi 20 tuổi thì đó là cuộc hôn nhân tù túng, ngột ngạt và nhàm chán. Thay đổi không phải là mối đe dọa đối với hạnh phúc mà là cơ hội để cuộc hôn nhân của bạn trở nên thú vị hơn.
Tất cả các cặp đôi hạnh phúc đều hiểu điều này. Họ chấp nhận nhau và chấp nhận sự thay đổi trong nhau.
4. Thể hiện sự hãnh diện khi nhìn thấy nhau
Chúng ta biết có một ranh giới giữa sự thể hiện tình cảm ngọt ngào và việc vồn vã khoe mẽ. Theo nhà tâm lý việc thể hiện sự quan tâm đến "nửa kia" ở nơi công cộng cũng rất quan trọng. "Đó không phải là sự khoe mẽ mà chỉ đơn giản là thể hiện mình thuộc về nhau. Điều đó thật đẹp", ông nói. Vì thế không nhất thiết phải "ô, a" lên khi nhìn thấy nửa kia, các cặp đôi hạnh phúc luôn biết cách khiêm nhường nhất nhưng đủ để nửa còn lại cảm nhận được niềm hân hoan bên nhau.
5. Bên nhau những lúc khó khăn
Khi bạn đã kết hôn, những rắc rối, khó khăn hoặc bệnh tật xảy ra không chỉ ảnh hưởng đến một người mà đến cả hai vợ chồng. Tương tự, thành công và niềm vui của người này cũng liên quan và tác động đến người kia. Khi đã gắn bó với nhau, vợ chồng phải học cách và làm việc chung. Kết hôn có nghĩa là "tôi" đã kết thúc và chỉ còn "chúng mình", "chúng ta". Đó cũng là đặc tính của những cuộc hôn nhân bền vững.
Theo Giadinh
Một tuần nữa đến đám cưới nhưng đành phải hủy hôn chỉ vì điều này Ngày ấy, tôi là một cô sinh viên tỉnh lẻ với bao hoài bão và mơ ước. Để trang trải cho việc học và muốn tích lũy kinh nghiệm cho bản thân tôi đã làm thêm công việc phục vụ bàn tại một nhà hàng ngoài giờ học. Anh là quản lý nhà hàng nơi tôi làm việc, anh lớn hơn tôi 10...