Mẹ chồng tương lai chê em quê mùa
Không yêu, không ghét, không giận hờn, thế nhưng mẹ chồng mở miệng là chê em nhà quê này quê nọ khiến em khá xấu hổ mỗi lần đến nhà anh chơi.
Em không biết sẽ như thế nào nếu đến làm dâu nhà anh ấy nữa. Khi mà ở nhà anh luôn có một người mẹ chồng chờ em bước chân vào cửa để được mắng vốn: “đồ nhà quê”. Em thấy tương lai khá mờ mịt, nhưng tình yêu của em với anh ấy rất mặn nồng. Em phải là gì để xua tan định kiến của mẹ chồng về cái gọi là “nhà quê” đây!
Mẹ chồng tương lai là người khá “quái” – (Hình minh họa)
Ngày trước, khi em theo gia đình mình về nhà người yêu em ra mắt, em đã biết được phần nào cái “thanh cao” của người mẹ chồng tương lai. Nói ra khá kỳ, nhưng chuyện em đến nhà người yêu đầu tiên là ngày em cùng gia đình đến ra mắt. Trước đó quen anh ấy được 2 năm, em không dám một lần đặt chân vào nhà anh ấy. Em luôn hình dung trong đầu hình ảnh của một người mẹ chồng “quái thú”. Bà ta sẽ luôn hảm hiếp con dâu mình và tìm mọi cách để đẩy nó ra khỏi mái ấm của mình… Cuối cùng, điều em tưởng tượng không khác hiện thực của em là mấy.
Nhưng khác với những người mẹ chồng khác, mẹ anh không “đánh đuổi” thẳng thừng, bà chỉ làm em thấy ngán. Em không biết do cuộc sống thanh cao của bà ảnh hưởng đến cách nói của bà hay là bà cố ý làm vậy để em phiền lòng mà rút lui!?… Nói đến chuyện ngày ra mắt, khi gia đình em vừa đặt chân đến nhà người yêu em, mẹ anh nhìn ba anh chỉ trỏ: “Đây là người người yêu và gia đình người yêu của con mình đấy hả? Đúng chất nhà quê nhỉ. Đi ra mắt mà cứ như đi ăn tết. Ui trời… Coi giày, coi áo kìa…”. Rồi khi em và gia đình ngồi xuống ghế, với thói quen bắt chéo chân khi ngồi, mẹ em “ăn ngay” cú huýt của bà xui gia tương lai: “Ui trời. Ở quê chị người ta thường ngồi kiểu đó hả? Nhà quê coi bộ cũng có nhiều cái hay nhỉ”…
Bố mẹ em tính tình xởi lởi nên chỉ cười trừ cho qua chuyện. Sau khi bàn bạc đủ thứ, em được nhận “vé vớt”. Mẹ chồng tương lai bảo cho em thời gian để đến nhà bà “thực tập”, để bà hiểu thêm cô con dâu tương lai của mình.
Khi em đến nhà, xắn tay trổ tài nấu bếp để lấy lòng mẹ chồng. Vì em khá thông thạo trong chuyện bếp núc nên hy vọng có thể “xoa dịu” nỗi hậm hực trong lòng bà. Khi em làm sạch rau, vớt ra rá và đem cho bà bỏ vào nồi canh, bà nhìn em với ánh mắt kinh ngạc: “Úi trời. Cháu làm rau kiểu gì vậy? Ở thành phố ăn uống thanh cao lắm chứ không “chém to kho mặn” như nhà quê các cô. Coi kìa, rau để nguyên lá chình ình như vậy, có mà nhét vào mồm của bò hả?”… Em thực sự sốc khi nghe những điều ấy. Chưa hết, bà còn đẩy em qua bếp kho, bảo em nêm gia vị cho món cá. Lần này chắc ăn, em đoán định người trong này không ăn cay như ở quê mình nên không bỏ ớt. Sauk hi nêm nếm xong, đoạn em tính bắc lên nồi nấu, mẹ chồng tương lai lao tới, chẹp miệng: “Tôi không hiểu ở quê các cô ăn uống kiểu gì mà kho cá nước ngập như sình lầy thế này. Cô kho cá đến bao giờ hả?”. Không nói không rằng, bà bắc nồi cá xuống bếp, chắt hết nước, rửa sạch gia vị rồi làm lại từ đầu. Chứng kiến cách bà đối đãi, em thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương.
Video đang HOT
Em khá phân vân trong quyết định hôn nhân của mình với người mẹ chồng tương lai như thế – (Hình minh họa)
Hôm ấy với em là ngày của những cơn ác mộng. Mở miệng ra là bà chê em nhà quê này, quê nọ. Nhưng vì tình cảm dành cho anh ấy sâu đậm, nên em cố đến nhà anh thêm vài lần. Khi em không làm gì thì bảo em ăn không ngồi rồi, khi em xắn tay làm việc thì bà bảo em “nhà quê”. Trong mắt bà không biết khi nào em mới “lên chức” thành phố…
Theo VNE
"Ly hôn thì ly hôn! Sợ gì?"
Bức bối vì sự chèn ép của mẹ chồng, tôi đã thốt lên 2 tiếng "ly hôn" một cách dễ dàng...
Tôi là giáo viên dạy sử của một trường tỉnh. Được đánh giá là người có đạo đức, lễ phép, tôi được lòng khá nhiều người. Ngày yêu anh, trong mắt mẹ anh, tôi hiện lên với số 10 tròn trĩnh. Mẹ anh rất thương tôi, rất mến tôi ngay từ ngày đầu anh giới thiệu tôi với gia đình anh.
Những ngày đến chơi, mẹ anh đối xử với tôi rất tốt - (Hình minh họa)
Tôi với anh cưới nhau khá vội. Có thể nói như vậy! Yêu nhau khoảng 6 tháng chúng tôi đã quyết định kết hôn. Cũng vì một lẽ tình cảm 2 đứa khá sâu đậm, chuyện hôn nhân chỉ là sớm muộn. Phần khác, bố anh được chẩn đoán ung thư giai đoạn cuối nên gia đình anh muốn bố anh được chứng kiến cảnh con trai mình kết hôn, sinh cháu...
Cuộc hôn nhanh diễn ra chóng vánh. Một này 2 bữa tôi vẫn đi dạy, về nhà phụ mẹ chồng chuyện bếp núc, chăm sóc bố chồng... Chồng tôi là một kỹ sư điện lực nên sớm tối đi về, không có giờ giấc cụ thể. Khi có lệnh trên xuống, anh lại xách vali đồ nghề lên và đi. Có hôm anh xa nhà cả tuần...
Cuộc sống trôi đi khá êm đềm. Không xích mích, không cãi cọ, cũng chẳng có gì gọi là vui... Dường như niềm vui duy nhất tôi tìm được đó chính là những khi đứng trên bục giảng, bên cạnh lũ học trò thân yêu của mình. Nói vậy không đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa tôi với gia đình chồng tẻ nhạt. Tôi với mẹ chồng vẫn giao lưu, vẫn đối đãi với nhau rất tốt. Có điều, ở trong lòng tôi luôn cảm thấy có một điều gì đó ngăn cách giữa tôi và mẹ chồng. Và điều đó càng biểu hiện rõ hơn khi bố chồng tôi mất.
Khi bố chồng tôi vừa trút hơi thở cuối cùng, mẹ chồng đã ôm bố chồng tôi khóc ngât. Khi tỉnh dậy, bà quay sang tôi, ánh mắt của bà như tia lửa, miệng bà thốt lên những lời chua cay:
- Chính mày đã hại chết chồng tao. Trả lại chồng cho tao. Đồ ác quỷ, đồ đàn bà độc ác.
Đang lúc họ hàng nước mắt ngắn dài thương tiếc bố chồng tôi, trước câu nói bất ngờ từ mẹ chồng, ai cũng nhìn tôi ngạc nhiên.
- Mẹ nói cái tầm phào gì thế? - Chồng tôi mở miệng bảo vệ tôi. Trong tiếng nấc nghẹn, mẹ chồng tôi kể lễ:
- Nó. Chính nó đã mang điềm xui rủi đến nhà mình. Nó chăm sóc ông nhà tôi nào có khéo. Nó hời hợt lắm, cẩu thả lắm...
Tôi thấy tim mình quặn thắt khi mẹ chồng mình nói những câu oán thán như thế. Bà con họ hàng thấy vậy ai nấy đều khuyên tôi bình tĩnh vì nghĩ mẹ chồng tôi bị tâm lý nên mới thốt lên những lời như thế. Dù trong lòng khá đau đớn, nhưng tôi cũng cố chịu.
Thế nhưng, khi đám tang kết thúc, khi tất cả mọi chuyện dần trở lại cuộc sống bình thường, mẹ chồng không nhìn thẳng vào mắt tôi. Tôi bắt đầu thấy sự lạnh nhạt từ bà và càng buồn tủi hơn khi bà rêu rao với hàng xóm rằng tôi nấu bát cháo mặn quá khiến bố chồng tôi lên huyết áp, rằng tôi tắm cho bố chồng lại dội nước ồ ạt lên đầu... Vì bất mãn nên tôi có chia sẻ với chồng tôi. Anh động viên tôi khá nhiều và khuyên tôi cố gắng nhẫn nhục vì mẹ chồng tâm lý bất ổn.
Nghe lời chồng, tôi cố gắng bịt tai, cố gắng thờ ơ với người đời. Nhưng thi thoảng rảo bước trong trường, lũ học trò nhìn tôi với ánh mắt khinh miệt, điều đó khiến tôi càng ám ảnh. Tôi cứ nghĩ chuyện chẳng có gì lớn lao cả và rằng mọi người sẽ hiểu cho tôi...
Khi đi dạy về, tạt ngang nhà hàng xóm, tôi được người chị thân cận kéo vào thủ thỉ: "mẹ chồng em bảo em hại bố chồng em vì đỡ phải nhọc nhằn đấy. Bà ấy lại còn bảo em trù ông ấy chết sớm để em có tể tự do, rảnh rổi tay chân". Nghe xong câu nói ấy, tôi ngã quỵ.
Làm vợ đã khổ, làm dâu còn khổ hơn... - (Hình minh họa)
Về nhà, tôi nói chuyện với mẹ chồng. Tôi dùng hết lý lẽ của mình để giữ mình trong sạch, để mẹ chồng có thể hiểu được cảm giác của tôi. Thế nhưng, bà vẫn miệt thị tôi. Bức bối quá, tôi gọi điện cho chồng bảo ly hôn vì không chịu nổi áp lực và sự vô cớ của mẹ chồng.
Khi chồng về nhà, dù mọi chuyện được chồng sắp xếp ổn thỏa, nhưng tôi và mẹ chồng vẫn chưa thể giao lưu với nhau. Tôi thấy chán cuộc sống nay, chán phải sống trong sự gò bó với những suy nghĩ nông cạn, những lý lẽ vô lý của mẹ chồng. Tôi không biết phải làm gì khi cuộc sống gia đình tôi lại gặp một rào cản quá lớn. Áp lực từ mẹ chồng càng khiến tôi nghĩ nhiều hơn đến 2 chữ "ly hôn".
Theo VNE
Khốn khổ vì gặp phải mẹ chồng tương lai khó tính Mọi việc trong nhà phải theo ý mẹ chồng, từ cái chén, đôi đũa cũng phải ngăn nắp, làm gì cũng phải hỏi. Thật sự vì tình yêu mà mình mới cố gắng chấp nhận mọi thứ. Mình năm nay chỉ mới 22 tuổi thôi, mình và người yêu quên nhau khi mình thuê nhà anh để đi học. Cũng từ đó mẹ...