Mẹ chồng trở mặt sau lần rủ con dâu hùn vốn làm ăn bất thành
Sau lần rủ con dâu hùn vốn mở quán cà phê bất thành, mẹ chồng bỗng thay đổi thái độ. Lúc nào bà cũng tìm cớ gây sự, lớn tiếng quát mắng tôi, gây xáo trộn trong gia đình.
ảnh minh họa
Từ ngày lấy chồng, mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu của tôi khá dễ chịu. Ở cùng bà hơn 7 năm, chưa bao giờ hai mẹ con xảy ra mâu thuẫn, cãi vã.
Cuộc sống của tôi sau khi kết hôn khá viên mãn, chồng làm nhân viên văn phòng, thu nhập vừa đủ nhưng chiều chuộng, tâm lý với vợ con.
Hai đứa con tôi đều một tay bà nội chăm sóc, dạy dỗ. Tôi mang tiếng có gia đình nhưng rảnh rỗi, thư thái chẳng khác gì thời thanh niên.
Vợ chồng bận rộn đi làm cả ngày, tối về đã có cơm nước sẵn sàng, con tắm rửa sạch sẽ, ăn uống no nê. Chúng tôi chỉ việc ôm con về phòng, chơi đùa với chúng rồi đi ngủ.
Mỗi lần họp lớp, nghe bạn bè than thở, nói xấu mẹ chồng, tôi cảm thấy bản thân mình thật may mắn khi có mẹ chồng tuyệt vời đến thế.
Thi thoảng, bà nội lũ trẻ đi du lịch còn mua váy vóc, quần áo làm quà cho con dâu. Tôi lại hợp mẹ chồng nhiều điểm, từ khoản ăn uống, xem phim đến mua sắm …
Về thăm quê, họ hàng luôn chứng kiến cảnh tôi thân thiết, tình cảm với mẹ chồng chẳng khác nào con ruột.
Tôi mở cửa hàng bán nội thất, giờ giấc thất thường, có hôm 8 giờ tối mới về. Thế nhưng bà vẫn đợi con dâu về ăn cùng. Chồng tôi nhiều lần còn giận dỗi, vì thấy mẹ chiều con dâu hơn con trai.
Tháng trước, anh sang Nhật công tác nửa tháng, thời gian đó tôi cũng đặt vé cho mẹ chồng và các con đi du lịch. Mấy mẹ con đã có kỳ nghỉ vô cùng vui vẻ.
Vậy mà một tuần trở lại đây, mẹ chồng tôi thay đổi thái độ, bắt đầu cư xử quá quắt, ghê gớm với con dâu. Có những từ ngữ nặng nề, bà cũng không nể nang, sẵn sàng buông lời dằn hắt, đay nghiến tôi.
Video đang HOT
Việc nội trợ, quán xuyến nhà cửa bà bỏ mặc, để tôi tự xoay xở. Con dâu làm gì không vừa ý, dù lỗi nhỏ bà cũng làm ầm ĩ, lớn tiếng quát tháo.
Hai đứa cháu nội, bình thường mẹ chồng tôi chiều chuộng là thế, giờ chỉ cần chúng nô đùa hơi to tiếng là bà gắt gỏng, kêu nhức đầu.
Bữa cơm, tôi chỉ kịp nấu vội mấy món đơn giản, bà chê bai không ngớt, nói tôi là loại phụ nữ vụng về.
Nguyên nhân sự thay đổi chóng mặt này cũng bắt nguồn từ hôm mẹ chồng rủ tôi góp vốn mở quán cà phê, cơm văn phòng với bà.
Theo mẹ chồng tôi, nhóm bà có 5 người, thêm tôi là 6. Mỗi người đóng 200 triệu đồng. Tổng số vốn đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Bà sẽ thay mọi người quản lý, điều hành quán.
Được biết, chính mẹ chồng tôi đã đề xuất ra ý tưởng này. Nhìn con dâu lưỡng lự, mẹ chồng gọi mấy người bạn đến nhà cho tôi gặp gỡ, trao đổi.
Tôi chưa mở quán cà phê bao giờ nhưng cũng là dân kinh tế, sau một hồi trò chuyện cùng mọi người, lắng nghe các ý kiến, tôi thấy phương án kinh doanh của họ không khả thi nên đưa ra vài lời nhận xét thẳng thắn. Đồng thời tôi xin rút lui, không tham dự vào việc đầu tư của họ.
Các bạn mẹ chồng tôi nghe vậy, liền khuyên bà cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, kẻo đổ bể. Dẫu sao, số tiền họ gom góp mở quán cũng là mồ hôi nước mắt.
Chẳng ngờ, mẹ chồng tức tối nói tôi phá bĩnh công việc của mình, không làm cứ từ chối, việc gì phải chê bai. Bà sỗ sàng mắng con dâu ngay trước mặt mọi người.
Lần đầu tiên chứng kiến mẹ chồng hành xử như vậy, tôi bàng hoàng, không thốt nên lời. Tự nhiên thấy cổ họng mình đắng ngắt, nghèn nghẹn.
Tối về, bà nội lũ trẻ “mát mẻ”, nói con dâu làm ra tiền, có học thức nên khinh thường mẹ chồng không biết làm ăn. Bà tuyên bố sẽ cắm sổ đỏ, vay vốn ngân hàng.
Tôi không có ý coi thường bà nhưng mẹ chồng tôi tính tình thật thà, chân chất, chưa làm kinh doanh bao giờ, liệu bà có quản lý nổi không? Ngộ nhỡ làm ăn kém, phải dừng hoạt động, bà lấy đâu tiền trả cho bạn bè.
Bên cạnh đó, đời sống gia đình tôi hiện nay cũng đầy đủ, tuy không giàu nhưng vẫn đủ ăn, đủ mặc, tinh thần thoải mái. Một năm có điều kiện đi du lịch vài lần. Tôi hài lòng với cuộc sống đó, không có tham vọng phải kiếm nhiều tiền hơn.
Giờ mẹ chồng đòi thế chấp giấy tờ nhà, lấy tiền mở quán tôi rất lo lắng. Căn nhà trước đây đứng tên bố mẹ chồng tôi, từ khi ông qua đời, bà đã chuyển sang tên cá nhân mình.
Tôi thực sự không muốn nhìn cảnh mẹ chồng liều lĩnh, mang số tài sản cả đời bà ra thử vận làm ăn như vậy.
Chồng tôi mới đi công tác, phải 3 tuần nữa mới về Việt Nam. Tôi gọi điện sang bên nước ngoài thông báo tình hình, chồng chỉ bảo tôi bình tĩnh, đợi anh về giải quyết.
Trong thời gian đó, mẹ chồng rục rịch lo thủ tục vay vốn, cán bộ ngân hàng đã đến nhà định giá tài sản và lập hồ sơ vay.
Lúc này, tôi rất lo lắng, mở lời khuyên nhủ mẹ chồng, kiểu gì cũng đẩy mọi chuyện đi xa hơn, gây thêm căng thẳng.
Xin các độc giả giúp tôi xem, nên làm cách nào để mối quan hệ mẹ chồng – con dâu trở lại như xưa và dừng được việc làm của bà? Tôi xin cảm ơn!
Theo Vietnamnet
Vốn khó chịu với mẹ chồng suốt ngày xin tiền con trai, nàng dâu còn thất vọng gấp bội khi biết lý do
Tháng nào vợ chồng Thảo cũng đều đặn gửi về cho ông bà nội 3 triệu để chi tiêu nhưng cứ dăm bữa nửa tháng mẹ chồng cô lại gọi điện lên xin tiền mua cái này, làm cái kia.
Nghỉ lễ 2/9, gia đình Thảo vốn định về ngoại chơi vì đợt 30/4 đã "đóng quân" ở nhà nội. Thế nhưng chưa kịp thông báo với ông bà thì mẹ chồng cô đã gọi điện lên bảo rằng: "Ông ốm nên mong con cháu về thăm đấy". Bà đã nói thế không lẽ cô lại một mực không đồng ý cho được. Thế là cả nhà lại rồng rắn kéo nhau về nội.
Vừa về đến nhà, chưa kịp hoàn hồn sau 2 tiếng chen chúc trên xe khách, Thảo đã nghe tiếng mẹ chồng đon đả: "Các con về rồi à, vào nhà tắm rửa tay chân mặt mũi đi. Tiện thể xem bố mẹ vừa sửa sang lại cái nhà tắm có đẹp không. Ôi dào! Bố mày cứ bảo sắp chết đến nơi rồi, tắm đâu chả được. Nhưng mà mẹ không đồng ý, mẹ bảo, mình làm còn để con cái lâu lâu về dùng nữa chứ. Với lại cứ làm đi rồi con nó cho chứ có phải vay mượn gì ai đâu."
Thảo nghe xong mà mặt méo xệch bởi cái điệp khúc "con nó cho" cô đã nghe quá nhiều lần từ mẹ chồng rồi. Thấy bà nói thế cô cũng chỉ biết cười gượng rồi đi vào rửa ráy. Ai ngờ bà vẫn đi theo phía sau cười cười nói nói: "Đẹp không con? 20 triệu cả thảy đấy. Bố mày cứ lo không có tiền. Già như bố mẹ thì tiền con cái cho chứ tiền đâu ra nữa". Nghe đến đây Thảo không nén nổi tiếng thở dài mà đáp lại: "Vâng ạ". Thế là lại đi tong 20 triệu rồi.
(Ảnh minh họa)
Gia đình chồng Thảo ngày xưa vốn khá nghèo khó. Vì vậy để nuôi được chồng cô học đại học rồi học thêm này nọ với đủ bằng cấp như bây giờ quả là điều không dễ dàng gì. Cho nên mẹ chồng cô luôn miệng nói rằng ông bà hi sinh cả đời để con cháu được sung sướng như bây giờ. Ai cũng biết rõ điều đó nhưng việc bà cứ nhắc đi nhắc lại như vậy khiến mọi người đều cảm thấy không thoải mái.
Cả hai vợ chồng Thảo đều có thu nhập ổn định, lương thưởng cũng khá. Nhưng vợ chồng mới cưới được dăm năm, lại thêm con nhỏ nên giờ họ vẫn đang ở nhà thuê và phải ki cóp dành dụm để mua nhà. Dù vất vả là nhưng hàng tháng họ vẫn gửi biếu ông bà 3 triệu để mua thức ăn. Đó là thỏa thuận của vợ chồng cô từ trước khi cưới vì ông bà chỉ có mình anh, lại là nông dân, không có lương hưu và bản thân Thảo cũng thấy đó là việc nên làm.
Tuy nhiên, có vẻ như với mẹ chồng Thảo, số tiền đó là chưa đủ. Cứ dăm bữa nửa tháng bà lại gọi lên cho chồng cô để xin tiền. Có khi là "Bố mày đau răng mấy hôm nay, tao bảo đi làm lại mà ăn uống cho tử tế chứ còn sống mấy nỗi nữa đâu. Không có tiền thì con cái nó cho chứ lo gì", lại có lúc "Hôm nay bác Hoa hàng xóm bảo già rồi bảo con nó mua cho cái xe đạp điện mà đi chứ cứ lọc cọc xe đạp mãi làm gì cho khổ, bác ấy nói cũng hợp lý nhỉ?" Mỗi lần như thế là một lý do khác nhau để vợ chồng cô phải gửi tiền về. Nhưng số tiền có làm đúng như những gì mẹ chồng cô nói hay không lại là chuyện khác.
(Ảnh minh họa)
Nhiều khi tiền vừa gửi tiết kiệm hôm trước thì hôm sau đã phải đi rút về cho mẹ chồng nên Thảo không khỏi khó chịu:
- Rõ ràng biết vợ chồng mình còn đi ở nhà thuê mà sao mẹ anh không thương xót gì con cái hết vậy? Cứ kiểu tiết kiệm như thế này thì bao giờ mới có thể mua nhà được?
- Thôi em ạ! Bố mẹ cũng có tuổi rồi, mình chịu khó chiều một chút. Vợ chồng mình còn trẻ, còn phấn đấu về lâu về dài. - chồng Thảo biết cô ấm ức nhưng cũng chẳng thể chối mẹ được nên đành xoa dịu vợ.
Chiều hôm đó, Thảo dắt con sang nhà hàng xóm chơi, vừa chào hỏi vì mới về lại để cho con ăn luôn. Nói chuyện một hồi, bác hàng xóm cứ tấm tắc khen vợ chồng tôi hiếu thuận, chăm lo chu đáo cho ông bà nội. Không chỉ có thế, bác ấy còn bảo thêm: "Mẹ chồng cháu còn bảo, hi sinh cả đời người để nuôi được thằng con trai ăn học thành tài mà bây giờ nó lấy vợ rồi, con dâu hưởng hết. Nên tôi phải vớt vát chút ít chứ không lẽ chịu khổ bao nhiêu năm để con người ta hưởng sung sướng à? Mà chắc mẹ cháu nói đùa chứ có con dâu biết điều như thế này thì còn lo gì nữa."
Nghe xong đến đây Thảo bất ngờ đến thất vọng. Trước đây cô cứ nghĩ mẹ chồng cô chỉ là người ỷ lại con cái nhưng giờ thì biết bà còn nhỏ nhen, tính toán như vậy. Hóa ra bà sợ con dâu hưởng hết lộc của con trai nên bao lâu nay bà mới làm thế. Chút cảm tình với mẹ chồng trong cô bỗng nhiên bay biến hết, chỉ còn lại là ác cảm và chán nản.
Đến bữa cơm tối, nhìn mẹ chồng say sưa kể về những dự định của mình mà Thảo chỉ muốn dừng bữa và nói thẳng những ấm ức bấy lâu nay trong lòng. Cô cũng không biết mình có nên nói chuyện với chồng về những gì đã nghe được, bàn bạc lại việc chi tiêu và gửi tiền cho bố mẹ chồng hay không. Nhưng cứ cái đà này, không biết phải bao nhiêu tiền mới đủ để trả hết nợ cho mẹ chồng vì đã nuôi chồng cô đây?
Theo Afamily
Mẹ chồng giúp con dâu trị kẻ thứ 3 bằng chiêu không ngờ khiến ả tình nhân "bỏ của chạy lấy người" Khi Mai vừa dứt lời thì cô nhận ngay một cái tát như trời giáng, Tuấn đang đứng sững trước mặt Mai và nhìn cô với cặp mắt đầy sự căm phẫn. Hôn nhân của Dung và Tuấn sẽ mãi êm đềm nếu không có kẻ thứ 3 chen chân vào phá bĩnh. "Tiểu tam" ấy không ai khác chính là Mai, cô...