Mẹ chồng trách con dâu “ăn hết lương chồng”, nhìn bảng chi chị em tưởng nhầm con số
Đối với các chị em, những người thường nắm vai trò tay hòm chìa khóa trong gia đình, chuyện chi tiêu thế nào lại càng được quan tâm.
Dạo một vòng quanh các mạng xã hội sẽ thấy các chị em hào hứng chia sẻ về chuyện chi tiêu của gia đình mình, những mong có được lời tư vấn để chi tiêu hợp lý hơn.
“ Tiết kiệm cho tương lai” hay “ta chỉ sống một lần trong đời” là những quan điểm đang nhận được nhiều sự quan trong thời gian gần đây. Mỗi người đều có cái lý riêng của mình cho sự lựa chọn. Dẫu là ủng hộ quan điểm nào đi chăng nữa thì quan trọng là chúng ta cần biết cân bằng cuộc sống. “Ta chỉ sống một lần trong đời” không có nghĩa là trái ngược hoàn toàn với “tiết kiệm cho tương lai”. Chi tiêu hợp lý sẽ giúp chúng ta có những trải nghiệm tốt đẹp trong đời mà vẫn có khoản tiết kiệm, dự phòng nhất định.
Đối với các chị em, những người thường nắm vai trò tay hòm chìa khóa trong gia đình, chuyện chi tiêu thế nào lại càng được quan tâm. Dạo một vòng quanh các mạng xã hội sẽ thấy các chị em hào hứng chia sẻ về chuyện chi tiêu của gia đình mình, những mong có được lời khuyên, tư vấn để chi tiêu hợp lý hơn.
Chi bao nhiêu cho tiền ăn, cho con học trường nào… nên là lựa chọn phù hợp với khả năng của gia đình. Phải là người chi từng khoản từ nhỏ đến to của nhà mới thấu được nỗi khổ của người tay hòm chìa khóa mà không phải ai cũng thông cảm cho.
Những dòng chia sẻ đang nhận được sự quan tâm dưới đây là của chị Bùi Hồng Ngát (28 tuổi, nhân viên hành chính). Chị Ngát kể, do thu nhập của hai vợ chồng chỉ ở mức trung bình nên chị luôn cố gắng tiết kiệm nhưng ai có gia đình rồi sẽ hiểu các khoản chi tốn kém thế nào. Mỗi tháng sau khi lấy lương, chồng chị sẽ đưa vợ 5 triệu và mọi việc còn lại là một tay chị quán xuyến.
Ảnh minh họa.
“Ở đây có mẹ nào nhà 3 người mà tiền sinh hoạt 1 tháng dưới 10 triệu không?
Biết là mẹ chồng nàng dâu sẽ chẳng thể tránh khỏi mâu thuẫn nhưng những lời của mẹ chồng hôm qua làm em ấm ức, tủi thân quá.
Video đang HOT
Chuyện là hôm qua bà nói chuyện dự định xây nhà ở quê rồi hỏi vợ chồng em có bao nhiêu tiền tiết kiệm. Em thì thật thà và cũng nghĩ chẳng có gì cần giấu nên có bao nhiêu thì nói bấy nhiêu thôi. Vậy mà mẹ chồng em tỏ rõ thái độ rồi còn bảo sao cưới nhau bao nhiêu năm mà chỉ có từng đấy, rồi thì ăn hết cả lương chồng.
Nào mẹ chồng em có biết 1 tháng các khoản chi tiêu tốn thế nào. Tuy bọn em ở cùng bố mẹ, không tốn tiền thuê nhà nhưng không có nghĩa là chi tiêu “không mất đồng nào”. Em nhận trả tiền điện, nước, mạng cho cả nhà, tiền ăn thì do ăn riêng nên không nói. Các khoản còn lại thì tằn tiện nhất, chưa tính phát sinh cũng đã phải hơn 10 triệu. Nhà ai có con trong tầm 2-3 tuổi sẽ hiểu bạn nào mà hay ốm như con em thì số tiền 500 nghìn ghi trong bảng chi kia chỉ là tháng ít thôi. Giờ vào phòng khám soi cái mũi thôi cũng mấy trăm rồi chưa nói tiền thuốc.”
Bảng chi tiêu một tháng của gia đình chị Ngát.
Chia sẻ thêm, chị Ngát cho biết thu nhập của mình là 9,5 triệu, cộng thêm 5 triệu chồng đưa thì tháng kỷ lục nhất là tiết kiệm được 3 triệu còn tình trạng tháng nào hết tháng này khá thường xuyên. Bố mẹ chồng chị luôn nghĩ con mình lương cao và đưa hết cho vợ nên cho rằng con dâu vụng dại trong chuyện chi tiêu.
Nỗi niềm này có lẽ không phải của riêng chị Ngát, bằng chứng là bài đăng đã nhanh chóng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chị em. Người được lời như cởi tấm lòng, bày tỏ nỗi niềm bấy lâu không biết sẻ chia cùng ai, người không khỏi bức xúc thay, đưa ra lời khuyên giúp bà mẹ trẻ có được phương án giải quyết.
“Các cụ lạ ghê cơ! Giờ cầm 200 nghìn đi chợ xem có mua được cái gì ra hồn không. Nhà em cũng 3 người, tiết kiệm lắm thì cũng là 13 triệu.”
“Ôi trời! Em nghĩ chị nên nói thật cho mẹ chồng biết rằng con dâu mẹ chỉ cầm 5 triệu của con trai mẹ đưa thôi. Nếu không đọc, em lại tưởng chồng chị đưa cho vợ vài chục triệu mà vợ tiêu hoang hết cơ”.
“Đã có gia đình rồi là xác định chi tiêu tốn kém, đâu như thời còn son rỗi với bố mẹ được. Chị không muốn nói đến chuyện chi tiêu vì con số là phù thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. Nhưng chị có lời khuyên em nên nói chuyện với chồng rõ ràng hơn về chuyện chi tiêu. Thứ nhất, nếu chồng em có lương cao thì nên đưa vợ nhiều hơn để lo toan việc trong nhà. Hiện tại số tiền em nhận từ chồng còn chưa lo đủ một nửa tiền chi phí hàng tháng.
Thêm vào đó, em nên ghi chép chi tiêu hàng ngày để cho chồng thấy rõ các khoản chi cũng như thấy trách nhiệm hơn trong việc chi tiêu chung. Nhiều cụ hay có suy nghĩ là con dâu thì sẽ được nắm “quyền sinh quyền sát” với tiền trong nhà, không tiết kiệm được là lỗi con dâu cả mà đâu biết thực sự chuyện chi tiêu trong nhà thế nào.”
“Có sao nói thế thôi bạn ơi! Mẹ chồng nói thế thì đưa bà cuốn sổ này ra để bà biết “ăn hết lương chồng” là ăn được bao nhiêu. Nhiều người chắc tưởng làm vợ là sướng lắm”.
Đối với các cặp vợ chồng trẻ, ghi chép chi tiêu thường xuyên là thói quen nên được hình thành từ trước. Bên cạnh đó, vợ chồng cần có sự thống nhất trong chuyện tài chính, quyết định ai là người nắm giữ, quản lý hay lo những khoản nào. Đôi bên cũng cần chia sẻ thật với nhau về thu nhập của mình để có sự rõ ràng trong các khoản đóng góp. Nếu phát sinh vấn đề, đôi bên nên chia sẻ để đối phương hiểu hơn và cùng có cách giải quyết. Sự thống nhất sẽ giúp vợ chồng thoải mái hơn, tin tưởng lẫn nhau và không để tiền bạc chi phối hạnh phúc gia đình.
Nộp CV thành tích quá khủng, cô gái bị thất nghiệp không hiểu lý do
Đi làm rồi mới thấy muôn kiểu lý do từ chối ứng viên. Năng lực kém chắc chắn không được nhưng người giỏi quá đôi khi cũng không nhận vào làm nốt.
Sinh viên tốt nghiệp là những ngươi đang đứng trước ngưỡng cửa thị trường lao động, là thế hệ trẻ nhất, được kì vọng nhiều nhất bởi sự năng động, nhạy bén và sáng tạo. Thế nhưng liệu họ có thể đáp ứng được những đòi hỏi của công việc trong môi trường thực tế gấp rút, nhiều áp lực hay không lại là một vấn đề không thể kết luận được.
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khiến người trẻ thất nghiệp. Có vô số lý do từ hiển nhiên cho đến vô cùng khó hiểu như đòi hỏi quá cao, không chấp nhận mức lương thấp, thích việc nhẹ nhàng, ngại đi xa, cộng thêm thiếu kỹ năng mềm, giao tiếp bằng tiếng Anh kém... Tuy nhiên thất nghiệp vì quá giỏi như cô nàng dưới đây lại khá hiếm.
Cô gái thất nghiệp vì thành tích làm việc quá khủng. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, cô nàng V.P chia sẻ trê một group khá có tiếng chuyên tìm việc làm cho dân văn phòng và sinh viên:
" Mình hiện tại thất nghiệp được gần 3 tháng và hiện tại rất hoang mang. Mình tốt ngiệp Đại học với tấm bằng loại giỏi và vừa ra trường đã đỗ vào một tập đoàn nước ngoài khá có tiếng với vị trí Nhân viên Hành chính. Làm tầm được 2 năm, mình lại chuyển sang một tập đoàn lớn ở Việt Nam vào vị trí Chuyên viên giám sát vể mảng quản lý kho bãi, công việc này có thể giúp mình học hỏi và trau dồi thêm nhiều kỹ năng mềm.
Đang yên đang lành, tự dưng dịch đến làm công ty mình phải cho nhân viên nghỉ vì thị trường chủ yếu là Mỹ. Mình nghỉ việc từ tháng 3, nhưng điều đáng nói là từ đó đến nay, mình không thể xin được bất kỳ công ty nào nữa.
Những công ty vừa và lớn ở chỗ mình vì đang dịch nên không tuyển dụng nhân sự. Mình nộp vào công ty tư nhân, quy mô nhỏ nhưng đi phỏng vấn lại không đỗ, tất cả đều đưa ra lý do bởi kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của mình tạo cảm giác cho họ suy nghĩ mình chỉ xin việc ở chỗ họ một thời gian tạm bợ và sẽ không gắn bó lâu dài. Mặc dù mình đã ra sức thuyết phục rằng đang rất cần việc và sẽ sẵn sàng gắn bó lâu dài nếu công ty có chế độ và phúc lợi tốt. Tuy nhiên, tất cả đều bặt vô âm tín.
Đã ba tháng trôi qua và nếu tình hình cứ thế này thì thực sự mình sẽ bế tắc mắt. Cơ hội việc làm cứ nhỏ giọt và không được như vậy. Sau gần 5 năm làm việc tại các công ty lớn, lần đầu mình trải qua cảm giác lo lắng tột độ vì thất nghiệp. Từ một người tự tin đi đâu cũng đỗ vậy mà cả công ty từ lớn đến bé đều chối bỏ mình. Ngoài khả năng chuyên môn, mình còn khả năng viết lách, giờ muốn nhân dịp này xuất bản sách nhưng cũng chẳng còn tâm trạng nữa".
Có thể thấy Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường lao động, khiến cho ứng viên dù năng lực giỏi vẫn không được nhận làm việc. (Ảnh minh họa)
Dòng tâm sự của cô gái này đã nhận về nhiều đồng cảm của cộng đồng mạng. Thực tế, tình trạng thất nghiệp mùa dịch không hề hiếm khi hàng loạt công ty đã phải tuyên bố phá sản. Nhiều người cũng ngậm ngùi chia sẻ chỉ nhận được 1/2 hay thậm chí 1/3 mức lương cũ khi apply hậu mùa dịch.
" Nếu mình là CEO 1 công ty nhỏ thì cũng không tuyển bạn thật bởi trình độ và năng lực của bạn không hợp. Công ty nhỏ cũng có cái khó và mục tiêu riêng của nó. Nhận bạn vào không khéo năng lực của bạn còn cao hơn cả sếp", bạn H.T bình luận.
" Bạn chỉ cần hạ mình, giấu đỡ kinh nghiệm thực tế thì không lo thất nghiệp. Quan trọng là bạn có chấp nhận làm không thôi", bạn A.B chia sẻ.
" Quan trọng là tư tưởng của bạn có chịu làm những công việc mà khởi đầu rất thấp không. Như mình giờ chỉ xin đi làm công ty lương bằng nửa lương cũ cho sống qua mấy ngày khó khăn này. Đừng tỏ ra quá tự tin hay tham vọng khi phỏng vấn, HR thấy giỏi quá không cho vào làm đâu", bạn L.M chia sẻ.
Đúng là khi đi làm mới thấy muôn kiểu không nhận ứng viên. Kém quá chắc chắn không đươc nhưng giỏi quá cũng chưa chắc được nhận. Về phần cô nàng trong câu chuyện trên thì tin mừng là sau khi bài viết đăng tải, một vài nơi đã liên hệ với V.P để phỏng vấn. Hi vọng với năng lực sẵn có của mình, cô nàng sẽ đem lại lợi nhuận giúp khắc phục tổn hại kinh tế cho công ty.
Mẹ trẻ sợ hãi cả cho con bú vì 'kẻ hủy diệt bên trong' mang tên trầm cảm sau sinh Những câu chuyện đau lòng về trầm cảm sau sinh luôn khiến chúng ta phải giật mình thảng thốt. Nhiều bà mẹ sau khi trải qua chứng bệnh đáng sợ đó đã rút ra bài học đầu tiên là phải tự cứu chính mình. Chị Đỗ Hải Yến (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ từng rơi vào trầm cảm sau sinh....