Mẹ chồng tôi suốt ngày nhiếc móc thông gia
Sống với một bà mẹ chồng khinh bỉ nhà thông gia, Linh cảm thấy quá tủi nhục. Cuối cùng cô cũng đã có một cơ hội giáng trả lại mẹ chồng một đòn đau đớn.
Linh tốt nghiệp đại học xong là lấy chồng và có con luôn nên chưa đi làm và sống phụ thuộc vào nhà chồng. Linh sống với bố mẹ chồng và mẹ chồng Linh không ưa cô ra mặt. Mới đầu Linh nghĩ mẹ chồng nàng dâu không hợp nhau là chuyện muôn thuở, điều quan trọng là mình có chồng bên cạnh và chỉ cần con dâu chịu nhịn thì có thể hòa hợp với mẹ chồng.
Nhưng chuyện không như Linh nghĩ, người ta nói được chồng thì không được nhà chồng còn đỡ nhưng Linh lại chẳng được cả hai. Chồng Linh bênh mẹ chằm chặp. Không những không giúp mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu bớt căng thẳng anh ta còn sẵn sàng đổ thêm dầu vào lửa. Biết vợ sống phụ thuộc vào chồng, ở vào thế người ta vẫn hay nói là “ăn bám chồng”, nhưng tiền nong đưa cho Linh tiêu kiểu gì chồng cô cũng kể lể với mẹ chồng. Thêm vào là chuyện gia đình nghèo khó và bố mẹ Linh đến tai cả hàng xóm. Linh ngậm đắng nuốt cay khi nghe hàng xóm vui miệng kể lại. Cô giận mẹ chồng đến run người và chính bà ta khiến cô cảm thấy khổ tâm và có lỗi với bố mẹ mình.
Ảnh minh họa
Tháng trước Linh mới về bà ngoại, ở bà tròn tháng. Lúc ở nhà ngoại, thằng cu con mọc liền mấy cái răng, nó sốt và đi ngoài nhiều nên dù có được bà ngoại và mẹ chăm bẵm cân nặng cũng chỉ tăng có chút xíu. Rồi về nhà thì cu con quên bà nội, đòi bà ngoại. Chuyện con trẻ tưởng như rất thường tình vậy mà bà nội bảo nó bị suy nhược cả thể lực lẫn thần kinh. Bà nội nói móc đủ kiểu như “về đấy chắc gì đã được cho ăn”, “chắc ăn nghẹn, hóc suốt nên giờ sợ ăn” nhưng kinh khủng nhất là “nhìn nó cứ đần đần, về đấy ông bà chẳng dạy dỗ gì nên không biết cái gì cả”. Rồi không chỉ nói xoáy, nói đểu mà mẹ chồng cô còn quy kết luôn cho ông bà ngoại thế này thế kia.
Thực ra, Linh biết mẹ chồng rất khinh xuất thân của cô, rằng bố mẹ cô không có học hành, bằng cấp, thậm chí còn là nông dân nơi rừng rú. Bữa ấy, Linh ức chế quá, cô ném bát vào chậu rửa bát hơi mạnh một chút mẹ chồng liền chửi Linh là mất dạy, không được dậy dỗ. Linh nghĩ thôi mình sai nên cắn răng chịu đựng.
Video đang HOT
Ấy thế, chưa hết, mẹ chồng bắt đầu tâm sự với hàng xóm về Linh, về bố mẹ cô mà hầu hết là những chuyện bà đặt điều ra vậy. Nào là chồng phải cho tiền Linh mang về nhà ngoại, nào là cháu về ngoại mà bà nội vẫn phải lo từng hộp sữa, nào là ông bà ngoại không có kiến thức, vừa đần vừa vụng nên cháu ốm đau dặt dẹo, nào là Linh giống mẹ chả biết là ăn gì.
Ảnh minh họa
Hôm ấy, nghe hàng xóm buôn lại, Linh về nói chuyện với mẹ chồng. Cô cũng chỉ dám nói với mẹ chồng rằng “con có điều gì không hay không phải thì mẹ nói với con để con sửa chữa chứ đừng nói với hàng xóm”. Ấy thế, không chỉ mẹ chồng mà cả chồng cô đều nói cô như tát nước nào mặt rằng cô dám hỗn láo bảo bà đưa chuyện. Linh lại ngậm đắng nuốt cay chịu đựng, nhất là khi nghĩ đến tương lai của cu con. Cô bắt đầu tìm việc để thay đổi hoàn cảnh của mình, để tự lo được cho con nếu rời bỏ nơi này, ý nghĩ ấy giúp cô chịu đựng được thêm nữa.
Tuần trước, nhân ngày giỗ họ đằng mẹ chồng, cô tháp tùng bà về quê và bất ngờ biết được một bí mật. Mẹ chồng Linh luôn tự hào là con cái nhà dòng dõi, tự hào về cha mẹ mình ấy thế nhưng sự thực bà là con nuôi của họ và có lẽ cho đến tận bây giờ bà cũng còn chưa biết cha mẹ mình là ai. Chuyện đấy hoàn toàn được bố chồng, mẹ chồng và cả chồng Linh giấu kín và nó chỉ bất ngờ được bật mí trong một cuộc trò chuyện của một bà dì chồng với riêng Linh. Linh cũng âm thầm giữ kín chuyện đó, hi vọng sẽ có lần đáp trả lại mẹ chồng nếu bà thái quá.
Chẳng phải đợi lâu, hôm qua, công ty Linh xin việc gọi điện thông báo cô trúng tuyển. Đúng lúc đó thằng bé tìm mẹ lò dò trên cầu thang, Linh tập trung nghe điện thoại nên không để ý bé trượt chân bị xuống. Mẹ chồng Linh tức điên, chửi rủa cô như súc vật. Linh ra sức thanh minh và xin lỗi, cô cũng nói cuộc điện thoại đó là ở chỗ làm gọi, rằng cô đã tìm được việc và ngày mai sẽ đi làm. Mẹ chồng cô bảo: “Chưa đi làm đã đánh ngã con, đi làm nữa thì vứt luôn cháu tao đi hả?”. Chưa hết, mẹ chồng cô còn gọi điện thoại cho mẹ Linh hỏi không biết Linh được sản xuất ra từ cái lò nào mà mải buôn điện thoại để cho con ngã như vậy.
Đến lúc này Linh không thể chịu được nữa, lửa hận ngùn ngụt trong người, giàn giụa nước mắt, nhưng Linh lại nói rất lạnh lùng và rành rọt: “Mẹ không phải hỏi mẹ con như vậy, mẹ cứ hỏi con ấy, con biết rõ mình xuất thân ra từ đâu còn hơn mẹ không biết mình ở cái lò nào mà ra đấy mẹ ạ”. Mẹ chồng cô trợn mắt bặm môi mà không nói nổi một lời nào. Linh bế con về phòng, cô còn quay lại nói với mẹ chồng: “Con quyết định là lành thì làm gáo vỡ thì làm muôi rồi đấy mẹ ạ”.
Theo SKCĐ
"Suốt ngày nịnh chồng"
Thi thoảng mọi người cứ bĩu môi nhiếc em: "Lại nịnh chồng, suốt ngày nịnh chồng" khiến em lấy làm ngạc nhiên: "Ơ hay nhỉ, chồng mình chả nịnh thì nịnh ai, sang nịnh chồng hàng xóm lại bị oánh cho què cẳng chứ chả đùa".
Hình chỉ có tính chất minh họa.
Nên là em cứ muốn lan tỏa niềm hãnh diện này ra đấy, kệ em. Miễn sau khi em nịnh có "đứa" vui, cười típ mắt, rồi nai lưng ra đỡ em khối việc nhà, rồi nịnh lại em, là em cũng đủ ngất ngây mỗi ngày. Tội gì, khối người chả có chồng mà nịnh, bao kẻ có chồng mà không biết nịnh, để đứa khác nó nịnh mất chả ngồi mà khóc, nên là em tiếp tục nịnh chồng em đây.
Mà nói thẳng ra, chẳng phải nịnh chồng thì cũng chính là em đang tự nâng tầm của mình lên đó sao, em tài thì mới có chồng tuyệt thế chứ. Thật đúng nhất cử lưỡng tiện!
Thành thực mà nói, chồng em ngoài việc đẹp trai, thông minh, học giỏi, kiếm tiền khá, nấu ăn quá đỉnh, tâm lý, tinh tế, yêu vợ, thương con ra thì nhìn chung chẳng được cái nước non gì. Nhưng em vẫn yêu chồng lắm, yêu lắm chứ chẳng phải yêu vừa đâu. Vì dẫu sao, trong hơn sáu tỉ người trên thế giới này mới có một người như anh ấy, người đã nguyện sống bên em đến khi đầu bạc răng long, người chấp nhận mọi thói hư tật xấu, có thế nào cũng vẫn cứ nhịn nhường em.
Chồng khiến em nể phục không chỉ ở nết ăn, nết ở mà anh ấy còn được cả cái nết nói, luôn biết cách lựa lời nói giảm nói tránh, để người nghe không bị sốc.
Đợt em được công ty cử đi thi hát, dẫu không thích em lượn suốt thế, nhưng anh tôn trọng quyết định của vợ và luôn động viên em cố lên. Thậm chí còn quan tâm: "Em khàn giọng rồi đấy, uống nước chanh muối đi cho thanh". Rồi hôm nào em phải luyện tập, chồng cũng lựa về trước nấu nướng "cho ca sỹ ăn kẻo mệt".
Nghe tin đội của em được đánh giá cao, vào vòng trong với số điểm gần như tuyệt đối, em trêu chồng: "Giờ em chỉ cần bầu sô xịn là thành sao ngay", Anh cười: "Ừ, người hát hay như em nhiều như lông bò, cứ ngồi đấy mà mơ...". Em ngơ ngác, em từng đọc khá nhiều sách, nhưng chưa thấy ai ví von thế bao giờ cả, và rốt cục sự so sánh nực cười ấy kéo em về với thực tại, là hãy lo làm tốt công việc chuyên môn của mình đi, "Khi quét sân thì lo quét sân, khi gánh nước lo mà gánh nước". Chồng em "quách tĩnh" thế, thử hỏi làm sao em lạc cho nổi.
Chẳng cần khảo sát em cũng biết là chồng mình hiếm có khó tìm, nhưng thật ra đã ai từng tự hỏi, em thế nào mà được chồng em như thế không? Em nghĩ đó một phần là do em biết cách nịnh đấy (hình mặt cười toe toét ạ). Nịnh không chỉ là mồm miệng đỡ chân tay đâu, mà lời nói phải đi đôi với việc làm, nghĩa là em cũng phải hành động sao cho tương xứng với những gì chồng dành cho em mới phải.
Thường thì em không bao giờ ngán, ngại thán phục, khen ngợi, khuyếch trương những thành tích chồng đạt được, dù là nhỏ bé, để làm động lực cho anh ấy phấn đấu hơn nữa...
Hôm ngày "phụ nữ vùng lên", chồng em dịu dàng bảo: "Nếu đặt giữa hoa hồng phù phiếm hoặc anh sẽ làm toàn bộ những việc nhà ngày hôm nay, em chọn gì". Em e lệ cười: "Thôi nhờ bậc đại trượng phu đỡ em mấy việc nhà "cỏn con" kia đi nhé".
Và sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chồng em vừa lau giọt mồ hôi vừa đi vào nhà xe "lén lút" rút ra một bông hồng tuyệt đẹp đặt trong giấy bóng kính, tặng vợ. Trong khoảnh khắc lịm tim ấy, em lặng thinh, mà thật ra trong lòng thì òa lên sung sướng: "Em yêu chồng lắm. Em thấy rất hạnh phúc, thực sự hạnh phúc".
Theo VNE
Thông gia 'đại chiến' vì bộ ảnh cưới 70 triệu Ngày cưới anh trai phải là ngày vui của gia đình nhưng nhà em thì như ngồi trên đống lửa. Nhìn gương mặt bố mẹ tươi cười với khách nhưng không che giấu nổi nét mệt mỏi, buồn rầu khiến em không khỏi bực mình. Anh trai em năm nay đã 35 tuổi, cao ráo, có công việc ổn định cũng trải qua...