Mẹ chồng tôi nói đưa hết tiền mừng tuổi của con cho bà giữ hộ
Tôi gần 40 tuổi, bao công to việc lớn còn lo được vậy mà mẹ còn định can thiệp vào chuyện tiền nong của chúng tôi. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, bị coi thường và bị xâm phạm đời tư quá nhiều.
Tôi đã sinh con gái được 6 tháng. Vì là cái tết đầu tiên của con nên rất nhiều họ hàng, bạn bè, khách đến nhà mừng tuổi. Không hẳn đó là tiền mừng tuổi mà nó đôi khi là tiền thăm đẻ, tiền “trả nợ” thậm chí là tiền ngoại giao nữa nên số tiền mừng tuổi tết đầu tiên của con tương đối lớn. Vợ chồng tôi thấy mọi người cho nhiều, mừng nhiều thực sự rất ngại nhưng biết làm sao được, chả nhẽ người ta cho không nhận. Hơn nữa, do vợ chồng tôi hiếm muộn, gần 40 tuổi mới sinh được con nên rất nhiều bạn bè, người thân mừng cho gia đình tôi. Điều đáng nói là mẹ chồng tôi rất hào hứng với khoản tiền mừng tuổi của cháu nội. Bà luôn miệng nhẩm tính xem cháu được bao nhiêu tiền rồi chưa xong ba ngày tết còn “rao” trước để bà nội giữ tiền hộ cháu. Nếu chỉ dừng lại ở việc nói bóng gió không thì chẳng nói làm gì nhưng mẹ chồng tôi còn gọi tôi vào nói chuyện và rõ ràng nói mong muốn của mình. Tôi chẳng phải người dư giả lắm, nhưng cũng không đến nỗi khó khăn, số tiền mấy chục triệu có thể cho mẹ được nhưng việc nói “giữ hộ” thì tôi thấy không hợp lý chút nào, thậm chí còn làm tôi khó chịu và cảm thấy bị can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của mình.
Mẹ chồng nói tiền mừng tuổi của con iữ lại một ít mua sữa, còn lại số chẵn đưa bà nội giữ hộ
Tôi năm nay 36 tuổi, hiện là giáo viên dạy toán của một trường chuyên của tỉnh. Vợ chồng tôi kết hôn 10 năm nhưng mãi năm ngoái mới sinh được con. Sự ra đời của con như niềm vui, hạnh phúc và điều may mắn đối với chúng tôi. Tết năm nay, gia đình tôi lúc nào cũng đông vui, tấp nập khách khứa, họ hàng, bạn bè, đồng nghiệp đến chơi. Vừa là đầu xuân năm mới, vừa như đến đề chúc mừng sự kiện lớn của gia đình tôi. Do bao năm qua, vợ chồng tôi luôn quan tâm đến bạn bè khi ốm đau, bệnh tật, sinh đẻ chẳng chừa dịp nào nên có lẽ đây chính là dịp để bạn bè đến chúc mừng và cũng như “trả nợ” vậy. Người nào đến cũng mừng tuổi con gái tôi, người nhiều lên đến tiền triệu, người ít cũng một vài trăm, làm vợ chồng tôi nể vô cùng. Nhưng biết làm sao được, ai mừng tuổi cũng có một lý do riêng khiến tôi không thể chối từ. Bà thấy mọi người mừng tuổi cháu nhiều thì vô cùng hứng thú, bà luôn để ý, nhìn ngó mỗi khi có khách mừng tuổi. Điều đó làm tôi không ưng chút nào vì thực sự nó không được lịch sư cho lắm nhưng không giám góp ý vì sợ làm mẹ phật lòng. Mỗi khi khách về, mẹ lại hỏi “Bống được mừng tuổi bao nhiêu vậy”? Ban đầu, tôi nghĩ đó chỉ là câu nựng cháu của mẹ nên trả lời thật khi thì 200, khi thì 500. Nhưng rồi thấy, lần nào khách vừa đứng lên ra về, mẹ cũng hỏi, tôi mới biết đích thị đó là sự tò mò. Tôi lảng tránh những câu hỏi kiểu “bác A mừng tuổi Bống bao nhiêu” hay “nhìn bác này sang trọng thế chắc phải mừng tuổi 500 nhỉ” của mẹ. Sau mỗi lần biết số tiền của cháu nội vừa được mừng tuổi, mẹ chồng tôi nhẩm tính và cộng tương đối chính xác. Hết ngày mùng 1 mẹ nựng cháu “Bống nhiều tiền quá, ngày nay cháu được hơn 7 triệu rồi đấy”. Tôi nghe mà như chẳng tin vào tai mình, sao mẹ lại biết và nhẩm chính xác đến vậy. khi đó tôi mới nhận ra mẹ chồng tôi tò mò quá mức, những ngày sau tôi không nói với mẹ những điều tế nhị nữa.
Do con tôi còn bé nên tết nhất vợ chồng tôi chẳng cho cháu đi đâu sợ ốm, nên khách khứa đến nhà, mẹ chồng tôi gần như nắm được hết. Mấy ngày sau khi khó chịu sự tò mò của mẹ, tôi không nói đến tiền mừng tuổi của cháu nhưng mẹ vẫn để ý. Tôi nói với chồng, anh gạt đi nói kệ mẹ, mẹ già rồi đừng chấp, tôi cũng thấy vậy và không để ý nữa. Nhưng điều làm tôi khó chịu vô cùng đó là việc mẹ gợi ý đưa tiền mừng tuổi của cháu cho mẹ giữ hộ. Ban đầu, mẹ chỉ nói bà B được con trai nhờ giữ hộ tiền mừng tuổi của cháu. Tôi chỉ thấy nực cười, nhưng mỗi nhà mỗi cách suy nghĩ khác nhau nên tôi không giám đánh giá gì nhưng với bản thân tôi thì không bao giờ làm vậy. Mẹ tôi nhắc đi nhắc lại chuyện đó, không thấy tôi nói gì thì hỏi “thế cái Bống năm nay được nhiều tiền mừng tuổi không mẹ nó?”. Tôi không muốn trả lời nhưng vẫn phải nói tránh “Cũng nhiều bà ạ. Nhưng nợ đồng lần thôi. Rồi mình cũng tìm cách trả lại cho mọi người dần mẹ ạ”. Sau đó cũng vài ba lần mẹ chồng tôi gặng hỏi chính xác số tiền nhưng chưa khi nào tôi trả lời cả. Khi thì bận bịu chuyện khác, khi thì tôi cố tình lảng tránh. Điều đó khiến mẹ chồng tôi chẳng ưng lòng.
Tối hôm qua, mẹ chồng có lẽ không kìm nén nổi sự tò mò, gọi tôi ra bàn khách nói chuyện. Ban đầu tôi hơi hoảng, tưởng có chuyện gì đó nghiêm trọng, nhưng khi mẹ nói tôi mới nhận ra, vẫn chỉ là chuyện cũ. Mẹ không còn vu vơ, vòng vo nữa mà vào thẳng vấn đề “năm nay tôi thấy cái Bống được khá tiền mừng tuổi. Mẹ nó đếm đi rồi giữ lại một ít mua sữa cho nó còn lại số chẵn đưa bà nội giữ hộ cho”. Tôi đứng hình vì sự thẳng thắn của mẹ. Tôi vẫn nói quan điểm của mình là nhận của người ta thì phải tìm cách trả lại dần. Nhưng mẹ vẫn cương quyết nói, đưa bà giữ. Tôi bực mình lắm, nhưng chỉ nói sẽ hỏi ý kiến chồng và trả lời sau.
Video đang HOT
Tôi về phòng thấy ấm ức vô cùng. Tôi gần 40 tuổi đầu, bao công to việc lớn còn lo được vậy mà mẹ còn định can thiệp vào chuyện tiền nong của chúng tôi. Tôi cảm thấy mình bị xúc phạm, bị coi thường và bị xâm phạm đời tư quá nhiều. Mà nếu như tôi có ngu muội trong chuyện tiền nong thì còn có chồng tôi, việc gì mẹ phải vơ hết vào người như vậy. Tôi vẫn biết, mẹ chồng tôi có tính cả quyền nhưng chưa khi nào nghĩ nó lại nghiêm trọng đến vậy. Mẹ còn định ôm đồm, can thiệp cả chuyện tiền mừng tuổi của cháu nữa. Tôi biết nếu nói chuyện này với chồng, có lẽ anh sẽ nói đưa quách cho mẹ cho yên cửa yên nhà. Trước đây, tiền nong trong nhà mẹ muốn quản, tôi vẫn hay nhường mẹ nhưng giờ tôi không bao giờ làm vậy. tôi đủ sức lo cho con, lo cho cuộc sống của chúng tôi.
Viết những dòng này vào năm mới, khi lòng tôi đang rối bời, khó xử. Chỉ mong có ai đó cùng cảnh ngộ hoặc đã trải qua chuyện này chia sẻ và cho tôi lời khuyên. Tôi biết, sự cương quyết của tôi có thể khiến mẹ và chồng nổi giận, xảy ra xích mích. Nhưng tôi không muốn nhượng bộ trông chuyện này.
Theo Công Luận
Rớt nước mắt khi mẹ chồng dồn toàn bộ tiền mừng tuổi cho con dâu đi đẻ
"Đây là tất cả tiền mừng tuổi của mẹ, con cầm lấy bù vào lo tiền đẻ. Mẹ biết mấy năm nay các con lo cho mẹ nhiều, thiếu thốn chẳng dám kêu than. Số tiền mừng tuổi của mẹ không nhiều nhưng đó là tấm lòng của mẹ các con đừng từ chối".
Bố anh đã mất, chỉ còn mình mẹ. Bà lại đau yếu thường xuyên nên sau khi cưới anh bàn với vợ đón mẹ lên ở cùng. Dù anh chị vẫn phải đi ở trọ, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng chị đồng ý ngay với quyết định của chồng. Chị nghĩ, mẹ chồng cũng như mẹ đẻ mình, mình có sống tốt với mẹ chồng thì chồng mới sống tốt với mình được.
Vì bệnh của mẹ khá nặng nên tháng nào anh cũng phải chi mất nửa tháng lương của mình vào tiền thuốc thang cho bà. Thế nhưng chị chẳng kêu ca lấy nửa lời, thậm chí chính chị là người đưa bà đến viện khám định kì hàng tháng rồi mua thuốc về cho mẹ chồng. Sau mỗi bữa ăn chị lại nhẹ nhàng nhắc bà uống thuốc đều đặn. Chị chăm sóc bà chu đáo từ miếng ăn tới giấc ngủ, khiến anh yên tâm vô cùng.
Cũng chính vì lo chữa bệnh cho mẹ mà chị đã chủ động kế hoạch việc sinh con trong năm đầu sau cưới để chăm sóc cho mẹ chồng được tốt hơn. Hiểu được tấm lòng con dâu, mẹ chồng chị không muốn các con kế hoạch nữa. Thấy sức khỏe của mẹ cũng đã khá hơn, chị mới quyết định bầu bí.
Thấy sức khỏe của mẹ cũng đã khá hơn, chị mới quyết định bầu bí. (Ảnh minh họa)
Chị mang thai được 2 tháng thì mẹ chồng lại phải đi cấp cứu do bà bị ngã khi dậy đi vệ sinh ban đêm. May mắn hôm đó chồng chị thức muộn xem bóng đá nên đưa bà đến viện kịp thời. Sau khi mẹ chồng ra viện chị quyết định ngủ luôn cùng bà.
Bạn bè đồng nghiệp cùng cơ quan biết chuyện chị ngủ với mẹ chồng thì trêu chị không sợ chồng ra ngoài à. Chị chỉ cười bảo, nếu chồng có tính ấy thì dù mình có ngủ cùng anh ấy vẫn cứ đi. Mà giờ mình ngủ cùng mẹ chồng là để tránh đêm hôm xảy ra chuyện không hay với bà. Mình lo cho mẹ anh ấy, thì anh ấy phải biết ơn mình chắc chắn sẽ không dám làm gì có lỗi với vợ đâu. Thế nên chị thấy thoải mái lắm, chẳng lo sợ gì cả.
Chị mang bầu hơn 8 tháng thì đến Tết. Bụng vượt mặt nhưng chị vẫn đi chợ sắm sửa mọi thứ rồi cùng chồng và mẹ chồng bắt xe về quê ăn Tết. Vì nhà lâu không có người ở, hôm ông Công ông Táo chị đã bảo chồng nghỉ 2 hôm về dọn nhà trước và làm lễ cúng. Mẹ chồng chị thấy con dâu tốt tính và chu toàn như thế thì cảm động lắm.
Mặc dù cả năm nuôi mẹ và lo thuốc thang cho bà nhưng mùng 1 Tết theo đúng lễ nghĩa chị vẫn chuẩn bị phong bao lì xì một triệu để mừng tuổi mẹ chồng. Chị nói đây là chúng con mừng tuổi mẹ, mừng mẹ sức khỏe để sống vui vẻ cùng con cháu khiến bà không thể nào không nhận.
Họ hàng anh em đến chơi mọi người cũng mừng cho mẹ chồng chị vì năm nay thấy sức khỏe bà khá hơn. Mọi người đưa phong bao lì xì chị chỉ dặn mẹ là nhớ cất cẩn thận kẻo lại bị rơi chứ chị tuyệt nhiên không hỏi bà được mừng tuổi bao nhiêu hay đòi để mình giữ, dù hết tết bà lại lên sống cùng anh chị.
Tết năm đó, chị có cái Tết ấm cúng thứ 2 ở nhà chồng. Ra Tết nửa tháng thì chị sinh con. Hôm ấy chị chuyển dạ lúc nửa đêm, 2 vợ chồng lục ục bắt taxi vào viện. Đi vào viện đẻ mà chị vẫn lo nơm nớp mẹ chồng ở nhà. Gần sáng lên bàn đẻ chị vẫn dặn với chồng là gọi điện nhờ chị hàng xóm mua đồ ăn sáng mang sang giúp cho mẹ để bà ăn còn uống thuốc. Chồng chị phải bảo vợ cứ vào phòng đẻ đi, anh gọi về nhờ rồi thì chị mới yên tâm.
Gần sáng lên bàn đẻ chị vẫn dặn với chồng là gọi điện nhờ chị hàng xóm mua đồ ăn sáng mang sang giúp cho mẹ để bà ăn còn uống thuốc. (Ảnh minh họa)
Vậy nhưng 1 tiếng sau sinh, mẹ con chị được chuyển ra ngoài phòng hậu sinh thì mẹ chồng chị cũng đã có mặt. Bà ở nhà lo lắng cho con cháu đã nhờ hàng xóm chở tới việc giúp. Nhìn thấy con dâu và cháu mẹ tròn con vuông bà rớt nước mắt. Bà dúi vào tay chị một cái bọc nhỏ rồi bảo:
"Đây là tất cả tiền mừng tuổi của mẹ, con cầm lấy bù vào lo tiền đẻ. Mẹ biết mấy năm nay các con lo cho mẹ nhiều, thiếu thốn chẳng dám kêu than. Số tiền mừng tuổi của mẹ không nhiều nhưng đó là tấm lòng của mẹ các con đừng từ chối. Chỉ mong sao cho con cháu được khỏe mạnh mẹ có chết cũng yên lòng". Chị cầm cái gói nhỏ ấy mà rưng rưng nước mắt. Hai mẹ con ôm chầm lấy nhau.
Mới đó mà đã chục năm trôi qua. Giờ con chị đã 10 tuổi, anh chị cũng đã mua được nhà thành phố và có cuộc sống ổn định. Duy chỉ có mẹ chồng chị là không còn sống để được hưởng sự sung sướng cùng con cháu. Bà mất đã được 8 năm nhưng chị vẫn nhớ như in khuôn mặt, giọng nói của bà. Mỗi lần sinh nhật con, nhớ lại cảnh mẹ chồng tay run run đưa toàn bộ số tiền mừng tuổi cho mình ở phòng hậu sinh năm đó nước mắt chị lại rơi.
Theo Một Thế Giới
Ngại về quê ngoại ăn Tết vì không có tiền mừng tuổi bố mẹ, họ hàng Mình về quê dịp Tết sẽ gặp hầu hết các bạn học của mình. Trong đó, đa số mọi người đều thành đạt, mua được nhà cửa, sắm được ô tô còn mình thì vẫn chật vật với cuộc sống. Nghĩ thế là mình lại cảm thấy ngại vì cảm giác thua kém bạn bè... Mình quê Lạng Sơn, lấy chồng người Hà...