Mẹ chồng thích lấy lỗi con dâu cũ để răn đe tôi
Bà xét nét, vạch vòi từ chuyện bé đến chuyện lớn nếu tôi tham gia. Bất kể việc gì tôi hoàn thành xong bà cũng cẩn trọng đeo kính lên, sờ lần kiểm tra lại.
ảnh minh họa
Tôi chỉ biết chồng chia tay vợ cũ vì hai người không hợp nhau, còn không hợp như thế nào thì tôi chịu. Vì chồng là người ít nói mà tự trong thâm tâm tôi cũng không muốn gợi lại nỗi đau đó của anh.
Tôi về làm vợ anh khi tôi vừa tròn 20 tuổi, anh 31 tuổi đã ly hôn vợ được 2 năm và 2 người chưa có con chung.
Khi quen nhau anh là kĩ sư cầu đường, còn tôi là nhân viên bán hàng trong căn tin ở nơi công ty anh công tác. Một tháng đôi lần tôi lại thấy anh, một mình ngồi trầm ngâm với một ly cafe đen và bao thuốc lá ở chiếc bàn kê trong góc khuất nhất của căn tin.
Hình như ông trời sắp đặt, nên lần nào anh tới, tôi cũng vào ca bán hàng. Lâu dần quen mặt, biết tên và không hiểu tại sao anh lại mở lòng chia sẻ với tôi về cuộc hôn nhân không trọn vẹn của anh.
Video đang HOT
Thấy vẻ mặt hiền lành, lúc nào cũng lịch sự cảm ơn khi tôi mang café và thuốc lá đến, cùng với nụ cười thân thiện dành riêng cho tôi mỗi lần anh chào tôi ra về, thú thật tôi rất có cảm tình với anh.
Thế rồi lâu lâu không thấy anh tới, tôi như chờ mong, như thiếu hụt một cái gì đó khó gọi thành tên.
Buổi tối cách đây hơn một năm, dọn dẹp xong ra về thì trời đổ mưa tầm tã, đang lúng túng vì không có áo mưa, bỗng anh xuất hiện với một chiếc ô trên tay và để nghị tôi để anh đưa tôi ra bến xe buýt. Thế rồi tôi nhận lời yêu anh sau một năm đi lại tìm hiểu, về làm vợ anh, tôi sống cùng bố mẹ anh, dưới anh còn một cô em gái lấy chồng ở xa, thỉnh thoảng mới ghé thăm bố mẹ và vợ chồng tôi.
Thời gian đầu cuộc sống trôi qua êm ả, nhưng đến lúc tôi quen hơn, bén tiếng chồng thì mẹ chồng tôi mới bắt đầu thể hiện quyền uy của người ” cầm cân, nảy mực” trong nhà.
Bà xét nét, vạch vòi từ chuyện bé đến chuyện lớn nếu tôi tham gia. Bất kể việc gì tôi hoàn thành xong bà cũng cẩn trọng đeo kính lên, sờ lần kiểm tra lại.
Chỗ nào chưa vừa ý là bà cao giọng gọi tôi lại, bắt tôi phải sờ tay vào những nơi bà cho là còn bẩn, còn chưa sạch.
Bao giờ bà cũng bắt đầu bằng câu :”con Hoài ( vợ cũ của chồng tôi ) chỉ vì không nghe lời tôi dạy nên phải ra đi, còn cô liệu mà nghe lời tôi nói, đừng để tôi phải nhắc lại! Còn bây giờ thì để tâm vào, làm cho tốt đấy!”
Có hôm tôi là quần áo cho chồng, bà đứng ngay cạnh giáo huấn :”con Hoài một lần sơ ý là hỏng bộ vest tiền triệu của con trai tôi đấy! Cô để mắt vào, đểnh đoảng là không ở đây lâu được nữa đâu!”…
Khó chịu nhất là chuyện tiền đi chợ, tháng nào vợ chồng tôi cũng đóng góp đầy đủ, nhưng mẹ chồng toàn bớt xén. Mỗi lần đưa tiền cho tôi đi chợ, bà lầu bầu, ca cẩm là :” đưa nhiều mà đến bữa thiếu ăn chẳng đủ mà gắp!”.
Rồi bà nhìn tôi với ánh mắt đầy nghi ngờ, như thể tôi đánh cắp tiền chợ để tiêu riêng cho mình vậy.
Tôi nghĩ bà gây khó cho tôi, chứ bà thừa biết thức ăn đắt đỏ, 4 người mà có 2 xuất tiền của tôi và chồng đóng góp, làm sao mâm cơm tươm tất được?
Bức xúc mang chuyện nói lại với chồng, tưởng chồng đồng cảm với mình, không ngờ anh lại ngọt nhạt khuyên tôi nên chịu đựng cho mẹ vui lòng.
Rồi anh còn thuyết giảng đạo làm con, làm dâu, làm vợ… khiến tôi ù cả tai. Tôi lờ mờ hiểu được lí do vì sao chị vợ cũ của chồng tôi không sống nổi trong căn nhà này…Liệu rồi tôi có nên bước theo chị ấy?
Theo VNE
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...