Mẹ chồng thẳng tay bới tung túi đồ từ thiện, buông lời “sốc óc” khiến con dâu đứng hình
Tôi không thể tin nổi, người phụ nữ được gọi là mẹ chồng của mình lại có thể hành xử như vậy.
Nếu chồng tôi biết mẹ mình ích kỷ đến mức này, liệu anh ấy sẽ nghĩ sao?
Ảnh minh họa.
Gia đình hai thái cực
Ngày tôi và chồng quyết định kết hôn, bố mẹ tôi đã từng dè chừng. Không phải vì chênh lệch gia thế mà bởi họ nghe danh mẹ chồng tôi vốn nổi tiếng khó tính, đanh đá. Bố mẹ tôi là những giáo viên về hưu, sống đơn giản, hiền lành. Ngược lại, bố mẹ chồng lại thuộc diện “máu mặt” trong giới kinh doanh, ai trong vùng cũng phải nể nang.
Lúc đó, tôi cũng từng lưỡng lự. Nhưng tình yêu với chồng – một người đàn ông chững chạc, luôn bảo vệ và che chở tôi – khiến tôi quyết định bước chân vào cuộc hôn nhân này.
Sau 5 năm làm dâu, tôi không phủ nhận rằng chồng luôn là điểm tựa vững chắc. Là cháu đích tôn, tiếng nói của anh trong gia đình rất có trọng lượng. Tôi cũng may mắn sinh được một cậu con trai kháu khỉnh, coi như hoàn thành tròn vai làm dâu. Thế nhưng, những mâu thuẫn với mẹ chồng gần đây khiến tôi phải suy nghĩ lại.
Bão rét và lòng người lạnh lẽo
Video đang HOT
Miền Bắc những ngày này rét buốt đến tê tái. Tôi tranh thủ đầu mùa mua sắm quần áo ấm cho cả nhà, kể cả cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ. Ngày mang áo giữ nhiệt tặng bố mẹ chồng, bố chồng vui vẻ nhận, nhưng mẹ chồng lại càu nhàu:
“Cả năm kinh tế khó khăn, sắp Tết nhất rồi, mua sắm lắm thứ thế làm gì?”
Tôi cố gắng giải thích rằng cuối năm vợ chồng tôi đều được thưởng, nhưng ánh mắt và giọng điệu của bà khiến tôi không khỏi khó xử.
Không lâu sau, khi đọc báo thấy những hình ảnh người vô gia cư co ro trong giá rét, tôi xót xa vô cùng. Ngay lập tức, tôi quyết định phân loại quần áo cũ trong nhà để mang đi từ thiện.
Những món đồ không còn vừa vặn hoặc ít dùng, tôi gấp lại cẩn thận, xếp vào túi lớn. Tôi chọn kỹ lưỡng để đảm bảo ai nhận được cũng sẽ cảm thấy ấm áp, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Đồ của nhà tôi toàn loại tốt, qua nhiều năm vẫn gần như mới nguyên. Tôi yên tâm rằng hành động này là việc làm ý nghĩa.
Câu nói “sốc óc” và sự ích kỷ khó chấp nhận
Hôm ấy, mẹ chồng bất ngờ ghé qua nhà. Nhìn thấy túi đồ lớn để ở phòng khách, bà tò mò hỏi. Tôi thật thà chia sẻ ý định mang quần áo đi từ thiện.
Không ngờ, bà lập tức bới tung cả túi đồ mà tôi đã mất công sắp xếp, rồi lạnh lùng buông một câu khiến tôi sững sờ: “Thóc đâu mà đãi gà rừng!”
Tôi chưa kịp phản ứng thì bà tiếp tục đanh giọng: “Quần áo còn mới đẹp thế này, sao không để mang về quê cho các em, các cháu? Cái kiểu ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng, sống thế thì chỉ thiệt thân thôi!”
Tôi chết lặng. Mẹ chồng tôi, với lý lẽ tưởng như tiết kiệm ấy, thực chất đang phơi bày một sự ích kỷ đến lạnh lùng. Những người khó khăn, chỉ mong manh sống qua từng ngày giá rét, chẳng lẽ không đáng nhận chút hơi ấm từ cộng đồng sao?
Nỗi trăn trở và chặng đường dài phía trước
Khoảnh khắc ấy, tôi chỉ có thể im lặng. Dù hiểu rằng tính mẹ chồng kỹ lưỡng, nhưng hành động lần này vượt xa giới hạn “tiết kiệm”. Đó là sự ích kỷ, thiếu sẻ chia.
Tôi đang đấu tranh tư tưởng: Có nên kể chuyện này cho chồng không? Anh luôn yêu thương và bảo vệ tôi, nhưng việc vạch trần một sự thật không mấy đẹp đẽ về mẹ anh liệu có đúng đắn?
Cuộc hôn nhân của tôi còn dài. Sống chung với một người phụ nữ ích kỷ như thế này, quả thực không hề dễ dàng. Tôi phải làm sao đây?
Mẹ chồng hỏi con dâu mới sinh "Vết mổ lành chưa?", tôi chưa kịp cảm động đã điếng người với câu chốt phía sau: Bảo sao mà con ruột cũng chẳng ưa
Mẹ nghĩ con trai mẹ tệ bạc thế sao?
Tôi sinh đôi, sinh mổ, khỏi phải nói, đau vết mổ, đau co dạ con, đau rạn da... khiến tôi cảm thấy như chết đi sống lại. Giá mà có người chăm con giúp, nấu giùm 3 bữa cơm ở cữ để tôi được nằm nghỉ ngơi thoải mái thì tôi cũng chẳng kêu ca than vãn làm gì. Nhưng đằng này, mẹ chồng tôi mang tiếng đi chăm con dâu ở cữ, chăm cháu mới sinh mà khiến tôi phát điên.
Chồng tôi thì phải đi làm kiếm tiền vì anh là trụ cột tài chính của cả nhà. Tôi nghỉ thai sản 7 tháng, tiền bảo hiểm chẳng thấm vào đâu so với chi phí sinh đẻ, sữa bỉm, thuốc thang...
Vì tôi sinh đôi nên lúc nào cũng cần có một người hỗ trợ. Thế nên mẹ chồng và mẹ đẻ phân công nhau, mỗi người sẽ ở với tôi một tuần, luân phiên trong 2 tháng. Nhưng mẹ đẻ lên được một tuần đầu, về nhà thì ốm sốt, đến khi hết tuần của mẹ chồng, mẹ tôi vẫn chưa khỏi nên không dám lên với các cháu, vì trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn yếu, bà ngoại sợ lây cho các cháu thì nguy.
Thế nhưng hết tuần của bà nội rồi, mẹ chồng tôi liền khăng khăng đòi về quê. Bà bảo không cho bà về thì bà cũng lăn ra ốm nốt. Vì cả ngày chăm 2 cháu, tối không được ngủ ngon, không được đi ra ngoài, chỉ quanh quẩn trong căn phòng hơn 60m2, bà thấy tù túng khó chịu.
Chồng tôi phải năn nỉ mãi bà nội mới ở lại chờ đến khi bà ngoại khỏi hẳn bệnh. Trong thời gian sống chung với mẹ chồng, tôi không hề thoải mái, thậm chí stress đến mức không ăn không ngủ nổi, người gầy rộc đi, nhưng vì 2 con, tôi vẫn phải cố chịu đựng. Vợ chồng tôi từng tìm người giúp việc nhưng không tìm nổi vì thời điểm cuối năm rất khó.
Mẹ chồng tôi chỉ chăm 2 cháu (thay bỉm, pha sữa cho uống, tắm rửa và bồng các cháu khi bọn trẻ khóc) ngoài ra bà chẳng hề chăm con dâu. Mới mổ sinh được 10 ngày mà tôi phải bám tường lần từng bước ra bếp nấu cơm.
Bát ăn xong bỏ vào bồn cho chồng về rửa. Thực phẩm đặt mua online được, chỉ có cơm canh là phải tự nấu, vì mẹ chồng không hề hỏi đến việc tôi có đói không? Có muốn ăn gì không? Bà cũng không quan tâm tôi ăn uống vậy thì lấy đâu ra sữa, bởi các cháu đang uống sữa ngoài.
Tôi stress nhiều nên mất sữa, mẹ chồng không hề hỗ trợ việc cho các cháu bú mẹ để kích sữa về. Bà cứ thấy bọn trẻ khóc đói là pha ngay sữa bột cho uống, vì bú no là bọn trẻ ngủ thì bà cũng được ngủ. Chỉ có tôi là bật khóc một mình trong phòng vệ sinh vì tủi thân.
Ảnh minh họa
Còn đồ ăn cho bà thì sáng sớm bà sẽ đi chợ mua ít bánh rán, bánh nếp, bánh chưng, chè cháo các loại ăn sáng. Trưa thì làm bát cơm do tôi nấu. Tôi không nấu thì bà lại ăn tạm cái gì đó. Tối chờ chồng tôi về nấu. Bà luôn miệng nói: "Mẹ ăn uống đơn giản lắm. Con thích ăn gì thì tự nấu nhé, chứ mẹ chẳng biết con thích gì, nấu rồi không hợp khẩu vị lại bỏ thì phí". Vậy thì tôi biết trả lời sao nữa. Chẳng lẽ nói mẹ cứ nấu đi, mẹ nấu gì con ăn đấy. Nhưng khổ nỗi tôi mới mổ sinh, còn phải kiêng khem một số món, để mẹ chồng nấu theo sở thích của bà thì không thể ăn được.
Hôm qua, mẹ chồng đang bế ru một đứa thì nhìn tôi chăm chú một lượt từ trên xuống dưới rồi bỗng dưng hỏi: "Vết mổ lành chưa?". Tôi đang bế đứa còn lại, kinh ngạc ngẩng lên chưa kịp trả lời thì bà bảo: "Nịt bụng vào đi không có rồi nó xổ ra, chồng chán chồng chê, lại đi với gái".
Tôi điếng người trước câu chốt của bà. Chẳng lẽ bà nghĩ con trai bà tệ thế sao? Chồng tôi mà nghe được thì không biết anh sẽ nghĩ gì. Bởi anh là người đứng đắn, tử tế, thương vợ con. Từ lúc tôi bầu, anh hết lòng chăm sóc, đêm nào cũng bóp chân cho tôi khỏi bị chuột rút. Mấy ngày tôi ở viện, chồng dìu đi vệ sinh, còn đứng bên cạnh giật xả nước giúp vợ. Một người như vậy lại bị chính mẹ ruột của mình cho rằng nếu nhìn thấy cái bụng xổ của vợ thì sẽ chán, sẽ chê, sẽ ngoại tình. Hỏi có đau lòng không? Tôi chán tới mức không buồn đáp lại lời bà. Thảo nào chồng tôi nhiều lần bảo tôi rằng mẹ nói gì thì cứ vâng dạ rồi đừng đặt trong đầu, chính anh là con đẻ còn nhiều khi muốn cãi nhau với mẹ, thế nên em đừng để bụng.
Giờ tôi chỉ mong mẹ tôi nhanh khỏi bệnh, lên đây để mẹ chồng về cho tôi dễ thở. Chứ cứ thế này thì tôi cũng đến trầm cảm mất thôi.
Con dâu "lười biếng" và câu nói khiến mẹ chồng bối rối ngay giữa đám cỗ Tôi vốn không ngại chuyện chăm con, nhưng sống chung với mẹ chồng đã khiến mọi chuyện trở nên phức tạp. Ngày nào cũng vậy, bà ôm khư khư thằng bé, không để tôi gần gũi con mình. Tối đến, mặc cho thằng bé bám chặt lấy mẹ, bà vẫn lạnh lùng bế cháu xuống ngủ cùng. Ảnh minh họa. Cuộc chiến âm...