Mẹ chồng tái mặt trước yêu cầu của con dâu trong lễ ăn hỏi
Khi lễ ăn hỏi gần kết thúc, cô con dâu bất ngờ đưa ra yêu cầu trước quan viên hai họ khiến mẹ chồng tái mặt.
Tôi và bạn trai yêu nhau được 2 năm. Hai đứa năm nay tuổi cũng ngoài 30 tuổi nên năm nay chúng tôi quyết định tổ chức đám cưới. Trước đó, chúng tôi nhiều lần về nhà nhau, ra mắt gia đình hai bên. Bố mẹ tôi hiền lành, chân chất, rất ủng hộ chuyện cưới xin của con nhưng mẹ anh tỏ ra phản đối.
Ảnh: Shutterstock.
Bà không ưa tôi ra mặt, lần nào sang nhà chơi, tôi luôn bị áp lực lớn.
Tôi hiểu mẹ người yêu chê tôi nhan sắc kém xinh, học thức bình thường, không xứng với con trai giỏi giang, có học hàm học vị của bà.
Đôi lần ngồi ăn cơm, bà bóng gió chuyện vợ chồng lệch nhau về trình độ, sau này nảy sinh nhiều mâu thuẫn, hôn nhân khó bền vững.
Tuy nhiên, được bạn trai động viên nên tôi cũng vững tâm hơn. Anh nói chỉ cần hai đứa yêu nhau, sống hạnh phúc mẹ sẽ hiểu ra.
Thế rồi, trước sự quyết tâm của con trai, mẹ người yêu tôi cũng gật đầu đồng ý tổ chức cưới cho hai đứa.
Ngày dạm ngõ, bố mẹ anh sang nhà tôi thưa chuyện, đặt vấn đề cưới hỏi. Các em tôi vô cùng háo hức, xin nghỉ học, ở nhà nấu nướng, phụ giúp bố mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa.
Video đang HOT
Ai cũng muốn mọi thứ được chuẩn bị thật chu đáo, đón tiếp thông gia. Thế nhưng hôm đó cách hành xử của mẹ anh đã khiến bố mẹ tôi tức giận.
Sau vài phút trò chuyện, mẹ anh nói không muốn bỏ tiền phí phạm mua nhiều sính lễ ăn hỏi mà chỉ cần tráp trầu cau và một làn nhựa đựng bánh phu thê, thuốc lá.
Bà thẳng thắn: “Hôm ăn hỏi chỉ cần vợ chồng tôi và con trai, tôi không muốn mời họ hàng tham dự”.
Bố mẹ tôi nghe bà thông gia tương lai nói tỏ ra khó chịu. Mẹ tôi giận tím mặt nhưng vẫn cố nhãn nhặn, đáp lời: “Nhà tôi không đòi hỏi cao sang nhưng con gái đi lấy chồng cũng phải có lễ hỏi tươm tất.
Hôm đó nhà bác cứ chuẩn bị giúp 5 tráp lễ, có trầu cau, chè, thuốc lá, bánh trái … Còn việc họ hàng tham dự, bác cứ tính toán lại, tôi thấy lễ hỏi không có người thân thích khác nào “áo gấm đi đêm”. Như thế cũng thiệt thòi cho con gái tôi”.
Thái độ khinh khỉnh, mẹ anh cất lời: “Giá nhà bác có chút địa vị, khá giả hơn chút tôi cũng tổ chức rình rang. Nhưng gia cảnh như này, họ hàng đến lại chê cười tôi”.
Ngay lập tức bố tôi nổi trận lôi đình, lớn tiếng mời khách ra về. Ông kiên quyết không gả con gái vào nhà đó.
Tôi đành ngậm ngùi chia tay anh nhưng người yêu hứa sẽ tìm mọi cách để hóa giải mọi chuyện.
Chẳng biết anh dùng chiêu gì nhưng độ nửa tháng sau, mẹ anh sang nhà tôi xin lỗi và đề nghị tổ chức lễ hỏi sớm theo yêu cầu nhà gái đặt ra.
Người yêu tiết lộ, mấy hôm tôi đòi chia tay, anh tuyệt thực, đòi tự tử. Mẹ anh chỉ có một cậu con trai, từ bé đã rất chăm bẵm, cưng chiều. Giờ thấy con hủy hoại bản thân, bà xót xa nên đành nhún nhường.
Gạt bỏ mọi hiềm khích, hai bên bắt tay vào tổ chức lễ ăn hỏi cho chúng tôi. Hôm đó, mọi nghi lễ diễn ra khá suôn sẻ. Sau khi trao tráp, hai nhà ngồi uống nước, nói chuyện vui vẻ.
Tuy nhiên, khi chuẩn bị thủ tục trả lễ đám hỏi (Tục lại quả – nv), mẹ tôi phát hiện, tất cả các hộp bánh đều bằng xốp.
Nghe em trai nói, tôi vội vào kiểm tra thì thấy ngoài mâm trầu cau và thuốc lá là tử tế, còn đâu toàn bộ các khay bánh đều là giả. Tôi đoán mẹ chồng cố ý làm vậy để tỏ ý coi thường nhà gái.
Tôi bảo mẹ xếp hết số bánh giả đó vào khay, mang ra trả lễ bình thường. Trước khi nhà trai ra về, tôi xin phép mẹ chồng mở số bánh đó, mời quan viên hai họ thưởng thức. Nghe con dâu nói, mẹ chồng bắt đầu tái mặt.
Khi quan khách mở hộp bánh ra, ai nấy đều bất ngờ. Họ xì xào, bàn tán không ngớt.
Lúc này, tôi đứng lên tuyên bố hủy hôn vì hành xử quá đáng của bà ta. Tôi thà mang tiếng còn hơn phải về làm dâu nhà đó. Bạn bè biết chuyện, trách tôi bốc đồng nhưng tôi nghĩ mình đã hành xử đúng đắn.
Theo Vietnamnet
Hãi hùng mẹ chồng lên chăm con dâu ở cữ
Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn ra cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai bị mất sữa.
Ngày mới lấy Tuấn, Mai cảm thấy mình may mắn khi có mẹ chồng chân chất, quan tâm và thoải mái với con dâu.
Bố mẹ Tuấn ở Bắc Giang trong khi vợ chồng Mai lại sống và làm việc trên Hà Nội nên chỉ thi thoảng cuối tuần hoặc dịp nghỉ lễ, Tết vợ chồng cô mới về thăm ông bà.
Cuộc sống vợ chồng cô thay đổi khi Mai sinh con trai đầu lòng, vì mẹ đẻ ở xa lại ốm yếu nên mẹ chồng Mai tình nguyện lên chăm con dâu. Từ đây, chuỗi ngày mệt mỏi của Mai bắt đầu. Tất cả là vì mẹ chồng đoảng và vụng quá. Đơn giản là vì dù ở quê nhưng nhà chồng Mai có điều kiện, mẹ chồng không phải lăn lộn vất vả chăm sóc chồng con.
Cứ nghĩ mẹ chồng có kinh nghiệm nuôi hai con trai lớn rồi, Mai không thuê người đến tắm, nào ngờ lúc hỏi mẹ, bà lắc đầu từ chối khiến cô vừa mới sinh mổ xong, bụng còn đau vẫn phải bế con tắm. Đã thế, tiếng là lên chăm cháu nhưng chẳng mấy khi bà bế cháu bởi: "Mẹ lâu không bế trẻ con mới sinh, sợ lọt tay".
Ảnh minh họa.
Chồng Mai đi làm từ sáng đến tối mịt mới về. Tháng đầu ở cữ, mẹ chồng Mai hôm nào cũng cho cô ăn cơm với rau ngót, trứng luộc. Hôm nào đổi bữa thì có rau cải và vài miếng thịt cộng bát nước chấm. Nhiều hôm, nhìn mâm cơm mẹ chồng dọn ra cho mình, Mai ứa nước mắt nuốt không trôi. Lần đầu làm mẹ, thức đêm thức hôm cộng với mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, Mai bị mất sữa.
Đành vậy, sau mỗi lần nấu cơm cho con dâu, nhà và bếp của vợ chồng Mai như bãi chiến trường. Mùi mắm ớt sực nức cộng với khu bếp dầu ăn rây loang lổ, bát đĩa bày bừa, chậu rửa két bẩn khiến Mai lại phải ra dọn.
Nhưng điều Mai hoảng nhất ở mẹ chồng đó là việc giặt quần áo cho cháu. Nhiều hôm ra rút quần áo vào, Mai ngạc nhiên thấy tã và quần của con vẫn còn nguyên màu vàng. Thấy vậy, cô đem vào nhà tắm ngâm xà phòng để bà giặt lại. Hôm sau Mai thấy quần áo của con trắng hơn nhưng có các vệt loang lổ, ngửi mùi cô mới tá hỏa hình như là mùi của nước tẩy rửa bồn cầu. Vốn nhẹ nhàng, tính lại hay ngại, cô không dám nói lại với mẹ chồng mà âm thầm vứt bỏ chúng vào sọt rác.
Nhiều hôm mệt mỏi quá, Mai nhờ bà nội ngủ cùng để trông cháu. Vậy mà bà ngủ liền một mạch, thậm chí ngáy o o, cháu khóc đêm mấy lần mà không hề biết, làm Mai lại lật đật dậy pha sữa cho con. Đã thế, đi đâu, gặp ai bà cũng nói: "Trộm vía, thằng này ngoan ơi là ngoan, đêm chẳng quấy khóc gì, mẹ nó cũng nhàn" khiến Mai bực không thốt lên lời.
Hơn 5 tháng ở cùng mẹ chồng, Mai phải chịu nhiều khó chịu nhưng cô gắng bỏ qua. Vài lần góp ý nhẹ nhàng với mẹ thì bà giận dỗi ra mặt. Cô phản ánh với chồng, anh nói: "Mẹ thế là quá tốt rồi. Mẹ đã rất cố gắng, em đừng đòi hỏi thêm" hoặc "mẹ đoảng nhưng mẹ vẫn nuôi được hai anh em anh to cao, khỏe mạnh đấy thôi. Anh chỉ cần em được như mẹ là quá tốt". Mai nghe mà ức phát khóc.
Mai cảm thấy bế tắc. Cô nghĩ đến việc tìm người giúp việc để đi làm trở lại nhưng Tuấn gạt ngay. Đã thế, mẹ chồng cô cũng không đồng ý bởi bà lo tốn kém, con trai phải vất vả kiếm thêm tiền. Vậy là Mai vẫn phải tiếp tục sống những ngày khó chịu, stress.
Theo Báo gia đình
"Hành động của con dâu khiến tôi rơi lệ..." Tới nhà con trai ở thành phố sống, bữa cơm đầu tiên con dâu chỉ xới cho mẹ chồng nửa chén cơm, không cho ăn thức ăn trên bàn, con trai tôi đã nổi giận, còn mẹ chồng lại cảm động rơi lệ... Quả là một đứa con dâu hiếu thuận, lương thiện! Ảnh minh họa: Internet Câu chuyện của người phụ nữ...