Mẹ chồng tai biến, nàng dâu căng thẳng
Từ hồi còn nhỏ, tôi từng vô tư nói với mẹ rằng con sẽ không lấy chồng đâu, chỉ ở với mẹ mãi mãi thôi. Bước sang độ tuổi trưởng thành.
ảnh minh họa
Tôi càng e ngại việc thay đổi môi trường sống quen thuộc bên cha mẹ để đổi lấy cuộc sống mới cùng những người xa lạ. Chỉ cần ý nghĩ ấy lóe lên là tôi sởn tóc gáy.
Nhưng người tính không bằng trời tính, rốt cuộc tôi vẫn như bao phụ nữ khác, đã tự nguyện bước vào “nấm mồ chôn ái tình”. Vì chồng tôi là người đàn ông duy nhất khiến tôi muốn gắn bó và trở thành một người vợ đúng nghĩa.
Khoảng thời gian trước ngày cưới, mẹ tôi cũng căn dặn tôi đủ điều, từ những chuyện nhỏ nhặt nhất để tôi lận lưng chút kinh nghiệm ứng phó với mẹ chồng, đồng thời biết cách sắp đặt chuyện nhà ổn thỏa. Tính tôi khá tiết kiệm, chi tiêu hàng tuần, hàng tháng đều lập kế hoạch tỉ mỉ, tránh phung phí ở mức tối thiểu nhưng mẹ chồng lại khó chịu. Chẳng phải bà cụ hào phóng gì cho cam, chỉ là bà luôn quan niệm, tôi tính toán như vậy hòng bòn rút của cải nhà chồng mang về cho mẹ đẻ. Lâu dần hiểu tính mẹ chồng, tôi cư xử tế nhị hơn.
Video đang HOT
Muốn cho mẹ ruột cái gì, tôi đều công khai trước chồng và mẹ chồng nên bà nghiễm nhiên không thể từ chối được, nhưng sau đó bà càm ràm suốt. May mắn là chồng tôi thấu hiểu, do vậy tôi cũng không phải dằn vặt hay khổ sở như người ta thường nói. Bà tuy có xét nét, khó chịu với tôi thật song những lúc tôi đau bệnh, mẹ chồng thay tôi cáng đáng hết công việc nhà. Cảm giác ốm dậy thấy nhà cửa tinh tươm, cơm canh nóng hổi chờ sẵn thì tôi không mong ước gì hơn. Bởi thế, tôi rất nể, sợ và có lúc buồn vì bà nhưng xét cả tình lẫn lý, không thể nói tôi ghét mẹ chồng tôi được.
Tình hình chỉ căng thẳng hơn khi mẹ chồng tôi bị tai biến. Sau đợt điều trị kéo dài nhiều tháng liền, bà khỏe hơn nhưng chuyện đi lại đã có phần chậm chạp, trí nhớ kém hẳn. Trên anh có một chị, dưới anh còn em gái nên là con dâu duy nhất trong nhà, tôi nhận trách nhiệm chăm sóc mẹ. Kể từ lúc bà cụ nhập viện đến lúc về nhà tĩnh dưỡng, một mình tôi lọ mọ đêm hôm chăm nom chuyện ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân cho bà. Hai cô con gái của mẹ chồng tôi thỉnh thoảng mới ghé thăm, đưa cho tôi ít tiền, hỏi han lấy lệ rồi đi. Thậm chí có hôm tôi đang dở tay, nhờ cô út cho mẹ đi vệ sinh thì cô nhăn mặt, nói dăm câu linh tinh để viện cớ “chuồn” lẹ. Dù chứng kiến cảnh trái mắt đó nhưng tôi cũng giấu nhẹm không kể với chồng, phần vì sợ anh buồn, phần vì tôi cũng thấy thương mẹ chồng.
Sẽ không có gì đáng nói nếu như dạo gần đây không biết mẹ chồng tôi nghe từ đâu, nhớ lại chuyện gì trong đầu mà lúc nào cũng nghĩ tôi là người xấu.
Bà cụ không chịu ăn, toàn nhè thức ăn làm ướt áo, hay cào tóc tai bù xù, hay xé rách quần áo. Chẳng may có lúc tôi chưa kịp lau người, thay bộ đồ khác cho bà mà chồng hoặc hai cô về bắt gặp, mẹ lại bảo tôi ngược đãi, đối xử tệ với mẹ, cho mẹ ăn mặc đói rách. Tôi giải thích một, hai lần chồng tôi còn tin, nhưng sau hai cô nói ra nói vào, vì quá xót mẹ, cuối cùng anh bắt đầu to tiếng chửi mắng tôi. Quần quật suốt ngày như con thoi thêm việc bị chồng hiểu lầm, tôi thực không cam tâm chịu đựng được nữa.
Tôi phải tự chứng minh mình trong sạch bằng cách khéo léo đặt một máy quay mini để ghi lại toàn bộ sự thật đằng sau lời tố cáo của mẹ chồng. Khi xem đoạn phim, chồng tôi ngỡ ngàng tột độ. Anh tha thiết xin lỗi tôi và hứa sẽ khuyên bảo mẹ dần dần. Tôi tin rồi mẹ chồng tôi sẽ sớm nhận ra tấm lòng yêu thương chân thật của tôi.
Theo PNO
Tai biến sản khoa tăng cao do nạo phá thai, sinh mổ
Có đến 2.638 sản phụ bị tai biến khi vượt cạn hay nạo phá thai năm 2014, 11 người tử vong, theo số liệu của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP HCM.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản, TPHCM cho biết, các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản trên địa bàn liên tục phát triển, mở rộng mạng lưới, tuy nhiên số ca tai biến sản khoa vẫn ở mức cao.
Một ca sinh thường mẹ tròn con vuông tại Bệnh viện Từ Dũ. Ảnh: Thiên Chương
Số ca tai biến sản khoa tăng dần trong các năm gần đây. Năm 2011, thành phố có hơn 1.000 trường hợp thì năm 2012 con số này tăng gần gấp đôi. Năm 2014, trong gần 170.000 sản phụ đi sinh thì hơn 2.600 ca tai biến, 11 người tử vong.
Các bác sĩ xác định nguyên nhân thường dẫn đến tai biến và tử vong là thuyên tắc ối, nhiễm khuẩn, băng huyết, thuyên tắc phổi sau sinh mổ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thai phụ có sẵn các bệnh lý mạn tính.
Thống kê tại các bệnh viện sản tại TP HCM cũng cho thấy, sản phụ chủ động sinh mổ từ lần đẻ trước là một trong những nguyên nhân dẫn đến tai biến cho lần vượt cạn tiếp theo. Tại hai bệnh viện Từ Dũ và Hùng Vương, không ít sản phụ bị nhau thai bám vết mổ cũ, nhau bong non, nhau cài răng lược có liên quan đến sinh mổ.
Tình trạng nạo phá thai cũng góp phần làm tăng lượng ca tai biến sản khoa. Nhiều trường hợp gặp tai biến ngay trong khi nạo phá thai, không ít trường hợp hỏng thai hoặc biến chứng khi sinh do hậu quả của nạo phá thai gây nên.
Lý do khác khiến tình trạng tai biến sản khoa vẫn còn cao là rất ít thai phụ chọn khám và sinh ở các cơ sở y tế tuyến dưới mà đổ dồn lên bệnh viện tuyến trên khiến các cơ sở y tế này bị quá tải. Trong khi đó, bệnh viện tuyến quận huyện, thậm chí một số trạm y tế cũng đã có thể thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Thiên Chương
Theo VNE
Trật khớp, bong gân - Chấn thương nhỏ, di chứng lớn Trong cuộc sống công nghiệp hiện nay, mọi người đều trở nên vội vã, tất bật hơn. Kéo theo đó là sự chủ quan của rất nhiều người đối với vấn đề sức khỏe khi vô tình bị các chấn thương. Bong gân, trật khớp là tai biến thường gặp trong cuộc sống hằng ngày nếu không sơ cứu, chữa trị kịp thời...