Mẹ chồng sống hai mặt
Ở nhà tôi thì bà nằng nặc đòi về, nhưng khi về nhà thì bà lại nói tôi không muốn bà ở cùng nên nói bà về…
Ở nhà tôi thì bà nằng nặc đòi về, nhưng khi về nhà thì bà lại nói tôi không muốn bà ở cùng nên nói bà về… (Ảnh minh họa)
Tôi 36 tuổi, đã lấy chồng được 9 năm, chồng hơn tôi 2 tuổi, gia đình anh có 2 người con trai và anh là con trưởng. Chúng tôi cùng làm việc ở xa nhà, nên hai đứa mua nhà gần chỗ làm chứ không ở cùng bố mẹ chồng.
Mẹ chồng tôi là một người phụ nữ rất cay nghiệt và khó tính, đến bố chồng tôi, là người sống với bà bao nhiêu năm cũng nói như vậy, và hàng xóm của bà ai cũng nói mẹ chồng tôi khó tính, khó chiều. Tôi biết tính bà ngay từ ngày còn yêu nhau, tôi về nhà chồng chơi, đã thấy ánh mắt mẹ chồng nhìn tôi soi mói, nhưng nghĩ cưới xong sống với chồng chứ chẳng sống với mẹ chồng cả đời nên tôi cũng chẳng để ý chuyện bà khó tính hay không. Tuy vậy, tôi vẫn cố gắng trong mọi chuyện để mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu không căng thẳng.
Video đang HOT
Nhưng dù cố đến mấy, thì mọi chuyện vẫn xảy ra. Mỗi dịp nghỉ lễ về, ở với mẹ chồng vài ngày mà bà thêu dệt đủ chuyện về tôi mang qua hàng xóm kể, rồi mọi người lại kể đến tai tôi, tôi buồn lăm, vì đa số những chuyện mẹ chồng nói đều không đúng, hoặc chỉ đúng một phần còn lại do bà thêm bớt. Tôi cũng chẳng được nghe tận tai, chẳng biết bà hay những người hàng xóm thêm bớt vào nên bỏ qua mọi chuyện, chẳng muốn quan tâm nhiều.
Nhưng vừa rồi mẹ chồng lên nhà tôi chăm cháu, do tôi vừa mới sinh cháu thú 2 được 6 tháng, phải đi làm không có người trông. Bà lên được vài hôm thì lại đòi về, bà nói ở trên thành phố bí bách, khó chịu, lại không có bạn bè nói chuyện, suốt ngày ở trong 4 bức tường. Vợ chồng tôi thuyết phục như thế nào bà cũng không ở lại mà đòi về bằng được, nhưng khi về đến nhà bà lại không nói như vậy mà nói với bố chồng và những người trong gia đình, hàng xóm rằng tôi không muốn mẹ chồng lên ở cùng, nên nói bà về để thuê người giúp việc. Bố chồng tôi nghe thấy điện thoại lên cho tôi nói, coi người ngoài hơn mẹ chồng, có tiền thì cứ thuê người, nếu cháu xảy ra chuyện gì thì đừng trách ông bà không nói trước.
Mới đầu tôi chẳng hiểu ra chuyện gì, mãi sau có người nói rằng mẹ chồng về quê nói tôi không muốn ở cùng mẹ chồng nên mới bảo bà về để thuê giúp việc. Tôi cảm thấy ghẹn đắng trong cổ họng, vì mới cách đây vài ngày, đang sống với vợ chồng tôi, trước mặt vợ chồng tôi và đứa con lớn 7 tuổi, bà nằng nặc đòi về với lý do bí bách, không có bạn nói chuyện… thì hôm nay bà lại đưa ra lý do hoàn toàn khác, mà lý do ấy là không có thật. Con tôi mới được hơn 6 tháng tuổi, tôi khao khát có bà chăm cháu nên mới mời bà lên, vậy mà được vài ngày bà lại dựng chuyện nói như vậy.
Tôi buồn quá, định về để nói chuyện với ông bà, 3 mặt một lời cho rõ trắng đen, nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh nói như vậy sẽ làm cho bà bị tổn thương, nói tôi bỏ qua chuyện này và đừng quan tâm nữa, cũng không nhờ bà trông cháu nữa mà thuê giúp việc. Tôi cũng muốn bỏ qua, nhưng thực sự mỗi lần nghĩ đến tôi vẫn cảm thấy ấm ức vô cùng, chẳng biết có nên về quê để nói rõ với bố mẹ chồng mọi chuyện, hay cứ để như vậy và mang tiếng oan ức như lời vu khống của mẹ chồng.
Theo Đất Việt
Nhiều ông bà giận dỗi khi không được chăm cháu
Muốn cho con đi gửi thì ông bà nội bảo để đấy tao trông được hết, cố tình đi gửi về là ông bà mặt nặng mày nhẹ, thậm chí không khiến ai khác trông.
Tôi đọc được bài viết: "Bắt ông bà ngày ngày chăm cháu là không hợp lý" và các bình luận của độc giả. Tôi cũng là con dâu, cũng có con nhỏ và con cũng được ông bà trông nom khi tôi đi làm nhưng không phải vì thế mà tôi viết bài này. Trong bài viết chị Hà chỉ nhìn thấy vấn đề là có một số bà mẹ trẻ không có trách nhiệm với con cái mình đẻ ra, vì bản thân họ sống vô trách nhiệm và đánh giá toàn bộ sự việc theo chiều xấu, nhưng vẫn còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, ông bà già không đủ sức khỏe lao động để kiếm tiền, sống ở nông thôn, bố mẹ của đứa trẻ là trụ cột chính trong gia đình; nếu bố mẹ ở nhà chăm con thì kinh tế ai sẽ là người lo, cho nên dĩ nhiên ông bà trông cháu giúp rồi.
Có những bạn bảo không đủ điều kiện kinh tế thì triệt sản đi, tôi nói thật Việt Nam chỉ là nước đang phát triển thôi, vẫn nghèo lắm, vậy nghèo thì đi triệt sản hết à? Nghèo đâu phải cái tội, vấn đề nằm ở nhận thức. Nói đến nông thôn, kể cả gia đình nào khá giả đi nữa ông bà vẫn muốn trông cháu, vì không tin tưởng người khác chăm cháu sẽ tốt hơn mình. Mặt khác ở nông thôn đa số các ông bà khi về già không có thú vui gì khác ngoài chơi với các cháu nên tự nhiên ông bà lại nghĩ trông cháu là thú vui và cứ ôm vào người. Thành ra bố mẹ chúng muốn gửi người khác trông thì ông bà lại tự ái, bảo chúng nó có tí tiền oai, thuê người trông cơ, tao còn lù lù ở đây mà lại thuê người trông, tao là đồ thừa à.
Nhiều gia đình như nhà tôi chẳng hạn, muốn cho con đi gửi thì ông bà nội bảo để đấy tao trông được hết, cố tình đi gửi về là ông bà mặt nặng mày nhẹ, thậm chí còn không khiến ai khác trông cháu cho nữa. Đi ra đường người ta thấy ông bà bế cháu hỏi: Bố mẹ nó đâu mà để ông bà trông thế này? Đương nhiên câu trả lời là chúng nó đi làm hết, vứt con ở nhà cho chúng tôi. Đấy, tự nhiên người ngoài nghe câu đó sẽ đánh giá vợ chồng tôi đang bóc lột sức lao động của ông bà.
Có những gia đình lại như thế này: Ông bà luôn cho rằng con trai con dâu đều trẻ con, chưa biết lo lắng gì khi có con. Ông bà nghĩ thân chúng nó còn không lo xong thì biết lo gì cho con. Vậy là từ việc nhỏ nhất cho đến to, liên quan đến chăm cháu ông bà đều nhắc nhở, nhắc hết cái này đến cái khác, rồi bảo thôi để tao làm cho nhanh. Cứ như vậy dần dần bố mẹ của đứa trẻ sinh ra suy nghĩ mình chẳng làm thì khắc có ông bà làm hộ. Rồi thói ỷ lại nhen nhóm và cứ thế thôi. Trách nhiệm của bố mẹ với con cái được ông bà tự nguyện gánh bớt dần, sau đó chẳng còn ranh giới nào nữa. Vô tình chính ông bà đã tạo ra sợi dây buộc mình.
Lẽ ra ông bà chỉ nhắc nhở rồi để bố mẹ chúng tự làm, sai thì sửa, không biết bảo lần sau sẽ biết, rõ ràng việc chăm con phải là của bố mẹ, như thế đã khác. Còn các chị ở thành thị thì khác rồi, ông bà già có nhiều thú vui để giải trí, bố mẹ làm ra tiền, có nhiều sự lựa chọn gửi con, tự mình ở nhà trông con hay thuê ôsin, dĩ nhiên các chị sẽ không nghĩ tới việc gửi con cho ông bà. Cuộc sống cũng có lúc này lúc khác, lúc ốm đau bệnh tật, nên việc ông bà chia sẻ việc chăm cháu những lúc ấy còn gì tuyệt vời hơn nữa.
Tôi viết bài này không phải để biện minh cho những người có thói dựa dẫm, ỷ lại vào ông bà của một số người trẻ mà quên đi trách nhiệm của bản thân mình. Nhưng việc ông bà chăm cháu không phải hoàn toàn là không hợp lý, hợp lý hay không còn phải tùy vào hoàn cảnh như thế nào nữa. Dĩ nhiên trách nhiệm của bố mẹ nuôi con vẫn phải là chính, ông bà chỉ một phần phụ thôi. Mọi người nhìn nhận cái gì thì nên có cái nhìn đa chiều để mọi thứ được khách quan hơn, đừng như "thầy bói xem voi" mà phán bừa.
Theo VNE
Mâu thuẫn chăm cháu, con dâu đánh mẹ chồng ngất xỉu giữa nhà Mẹ chồng thích cho cháu ăn bim bim còn con dâu thì phản đối; Con dâu cấm con xem tivi mẹ chồng bật thoải mái cả ngày; Mẹ chồng chuộng sữa công thức con dâu tôn sùng sữa mẹ; mẹ chồng quyết cho cháu ăn dặm sớm con dâu kịch liệt phủ quyết...cuộc chiến giữa họ đã làm căn nhà không lúc nào...