Mẹ chồng sống 2 mặt…
Mẹ chồng con là người mang nặng tư tưởng cổ hủ, lạc hậu và còn rất hà tiện. Mọi thứ phải làm theo ý bà và bà luôn luôn đúng.
Ảnh minh họa
Ngày ấy, con nhất mực lấy chồng bỏ mặc lời khuyên ngăn của cha mẹ, của mọi người trong gia đình mình để đến với anh. Con bất chấp cả những giọt nước mắt và sự lo lắng đến trĩu nặng trên đôi mắt cha mẹ, cãi lại cha mẹ như một đứa con hư hỏng, bất hiếu. Để rồi ý chí kiên định của con và anh cũng làm lay chuyển được bố mẹ. Và ngày cưới cũng đến, bố mẹ và anh em trong gia đình mình lại lao vào tất bật chuẩn bị cho ngày trọng đại của con. Ngày cưới đầy niềm vui, hạnh phúc và đâu đó vẫn còn cả sự lo lắng. Nhìn con bước lên xe hoa với nụ cười rạng rỡ và xinh đẹp nhất có chăng cũng làm vơi bớt những lo lắng trong sâu thẳm tâm trí của cha mẹ.
Nhưng rồi cái gì đến cũng phải đến, con về làm vợ, làm dâu nhà người nơi đất khách, xa lạ và cô đơn. Cưới nhau chưa đầy một tháng, chiếc giường cưới còn mới tinh mùi chăn gối thì anh đã phải vào Nam trả phép. Chuỗi ngày buồn tủi của con bắt đầu từ đây. Chín tháng mười ngày mang thai với con là cả một cuộc chiến tinh thần và cả thể xác. Con quay quắt trong những cơn ốm nghén, xanh xao như tàu lá chuối ngoài bờ sân. Ngày vượt cạn đau đớn đến xé từng khúc ruột mà chẳng có chồng ở bên, bố mẹ đẻ thì chưa lên kịp. Những lúc ấy con thấy tủi thân, tủi phận biết nhường nào.
Giờ con đã làm mẹ, con đã bắt đầu hiểu được nỗi lòng của bậc làm cha, làm mẹ và thấy thương bố mẹ nhiều hơn. Con làm dâu khổ lắm mà không dám nói với bố mẹ vì ngày xưa bố mẹ đã ngăn cản cuộc hôn nhân này mà con vẫn nhất mực làm theo ý mình. Con lấy chồng nhưng sống với bố mẹ chồng vì thế mà những bất đồng về lối sống và sinh hoạt càng dễ nảy sinh. Mẹ chồng con là người mang nặng tư tưởng cổ hủ, lạc hậu và còn rất hà tiện. Mọi thứ phải làm theo ý bà và bà luôn luôn đúng dù mọi người có thuyết phục thế nào đi nữa.
Trước mặt mọi người thì bà tỏ ra yêu thương con dâu hết mực mà sau lưng thì hoàn toàn trái ngược. Lòng con nhói đau khi nhớ đến những câu nói của bà: “Nó về nhà mẹ nó tao còn có trứng mà bán”, hay “Nó ăn khỏe, tốn kém lắm”. Vậy mà lúc nào trước mặt mọi người cũng bảo: “Con ăn nhiều vào, ăn ít thế lấy đâu ra sữa cho con nó bú”. Mỗi lần con cho cháu về nhà ông bà ngoại chơi thì bà bảo: “Cứ ở đấy dài dài vào” vì bà lúc nào cũng kêu tốn kém, trong khi đó lương tháng con vẫn đưa đều đều cho ông bà chi tiêu.
Video đang HOT
Bà còn hay nói xấu con với chồng con, bảo con không biết vun vén cho gia đình nhà chồng. Mà chồng con thì tin mẹ, cái gì cũng nghe theo mẹ. Cuộc sống làm dâu phải chịu cảnh xa chồng, xa bố mẹ đẻ, anh em ruột thịt đã buồn đã tủi lắm rồi vậy mà còn chịu cảnh đối xử hai mặt của mẹ chồng con không biết phải làm sao nữa. Con đã cố gắng thông cảm, nhẫn nhịn để giữ hạnh phúc yên ấm cho gia đình mà nuốt nước mắt vào trong không dám nói với ai. Cố gắng sống vì đứa con, vì niềm tin vào tương lai.
Mọi chuyện sẽ âm thầm trôi qua như thế nếu không xảy ra chuyện con nghe được những lời nói xấu bố mẹ và con của mẹ chồng với chồng con và cả hàng xóm láng giềng. Sức chịu đựng của con người cũng chỉ có giới hạn, con không thể im lặng được nữa rồi. Xúc phạm đến con thì con sẽ chịu đựng và nhẫn nhịn nhưng xin mẹ chồng đừng động đến bố mẹ đẻ của con, con không bao giờ chấp nhận được điều đó. Con đã nói và góp ý với chồng thì anh ấy không những không tin mà còn đuổi con về nhà bố mẹ. Con không thể tin được anh ấy có thể nói ra câu: “Mày cút về nhà mày đi” khiến con chết lặng người.
Bây giờ con phải làm sao để cứu lấy hạnh phúc gia đình và bảo vệ danh dự cho bố mẹ? Con đang rất hoang mang và rối bời.
Theo Vietnamnet
Đòn ghen của chồng trí thức
Có lần, khi hai vợ chồng đang "yêu" đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi "cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có "động tác" nào khác anh không?.." làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Chồng chị Bích (Hà Nội) là kĩ sư cầu đường nên xa nhà suốt, có thời gian cả năm chỉ "tạ té" qua nhà được 2-3 lần, mỗi lần vài ba ngày là phải đi ngay.
Cách đây 5 năm, chị Bích trót "say nắng" một nam đồng nghiệp ít hơn chị 2 tuổi. Nhưng ngay sau đó, chị hối hận và đã nhất quyết không gặp lại người kia nữa, chân thành thú thật với chồng về sai lầm của mình rồi xin anh tha thứ. Khi ấy, chồng chị đã cho qua và anh cũng quyết định xin một công việc khác gần nhà để "hâm nóng" lại tình cảm vợ chồng.
Quyết định là vậy, nói là vậy, nhưng chồng chị Bích vẫn hằn học vì cái sự ngoại tình của vợ. Có lần, khi hai vợ chồng đang "yêu" đến cao trào thì anh bỗng dừng lại và hỏi "Cái thằng phi công trẻ ấy nó có phục vụ em được chu đáo như anh không, nó có "động tác" nào khác anh không?.." làm chị Bích vừa bẽ bàng vừa tủi hổ.
Một buổi tối chị Bích đến bên chồng khẽ khàng thông báo: "Anh ơi, hình như em có thai". Tưởng rằng câu nói ấy sẽ khiến cho anh chồng sướng điên đảo. Vậy mà đáp lại chị là sự hốt hoảng, rồi lạnh lùng của anh ta: "Vô lý, lần nào trước khi quan hệ anh cũng dùng bao (cao su) mà?". "Anh nhớ lại đi, có một lần anh đi uống say về nên quên" - chị Bích cố gắng gợi lại. Nhưng anh chồng vẫn kiên quyết: "Còn lâu tôi mới quên" rồi quay ngoắt sang chì chiết: "Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng "phi công trẻ" kia chứ gì".
Kể từ đó, chị Bích triền miên sống trong "bạo hành tinh thần" của ông chồng trí thức.
Suốt thời gian mang thai, rồi khi con đã được 3 tuổi, Bích trở thành một "cái bóng" không hơn không kém. Người chồng hoàn toàn coi như chị Bích không có mặt. Lúc ăn cơm anh ta gắp đầy đủ đồ ăn rồi bê bát ra một góc. Chị Bích ngồi phòng khách xem tivi thì anh ta lên phòng ngủ xem. Khuya, chị Bích vào phòng ngủ thì anh ta ôm gối ra ngủ tại salon phòng khách. Bất cứ nơi nào chị Bích xuất hiện thì người chồng đều xa lánh. Chuyện "giao ban" dĩ nhiên là tuyệt đối không.
"Chắc là thừa dịp buổi trưa ăn- ngủ- nghỉ tại cơ quan cô lại léng phéng với thằng "phi công trẻ" kia chứ gì".
Rất nhiều lần chị Bích kiếm cớ hai vợ chồng gần gũi, để chị có dịp thanh minh thì anh chồng đều gạt ra: "Lại thèm hơi trai mà chúng nó chán hết rồi chứ gì? Không đứa nào nó thèm sờ mó vào cái thân nát bấy của cô nên cô về "ăn quàng" cả tôi hả? Xin lỗi, tôi thà ra ngoài ngủ với 1 con đĩ công khai còn hơn ái ân với 1 con cave giả vờ ngoan hiền là cô...".
Thậm chí anh ta nhất quyết bắt con trai phải gọi bằng bác, nếu nhà có khách, có ông bà đến chơi thì mới được gọi anh ta là bố. Không những thế, anh ta suốt ngày tiêm nhiễm vào đầu con trai những câu như: "Mẹ mày ngủ với trai mà đẻ ra mày, tao không phải bố mày...", hay "Mẹ mày là đĩ"
Luôn nghiệt ngã với vợ và con, nhưng chỉ cần trong nhà có khách là anh ta tỏ ra âu yếm, vô cùng yêu vợ và quan tâm đến con trai. Làm người ngoài và ngay cả những người thân, anh em trong gia đình đều tấm tắc nói chị Bích tốt số vì lấy được người chồng vừa giỏi kiếm tiền vừa yêu vợ thương con.
Mệt mỏi với người người chồng trí thức "hai mặt", Bích quyết định đâm đơn ra tòa ly dị.
Bạo hành trong giới trí thức không phải bây giờ mới có, nhưng người Việt thường có tâm lý "chuyện trong nhà đóng cửa bảo nhau" nên các vụ bạo hành ít bị phanh phui. Đặc biệt là bạo hành trong giới trí thức, họ còn có cái "sĩ diện" của giới trí thức, đâu ai muốn "vạch áo cho người xem lưng" nên các vụ bạo hành vẫn diễn ra âm ỉ như những con sóng ngầm.
Những trường hợp bị chồng bạo hành về tinh thần, tuy không gây thương tích về thể chất cho người phụ nữ nhưng nó lại làm tổn thương rất lớn cho tinh thần, tâm lý của họ. Đặc biệt, những chị em có trình độ học thức cao, thường rất tự trọng về bản thân. Họ hiểu được vị trí, vai trò của mình trong gia đình, xã hội. Họ luôn mong muốn được mọi người, nhất là "nửa kia" tôn trọng nên sẽ cảm thấy vô cùng đau khổ, giằng xé khi bị bạn đời coi thường, xỉ nhục.
Ngoài ra, các kiểu bạo hành về thể chất tuy ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của nạn nhân nhưng vẫn có thể nhờ sự can thiệp ngay của mọi người xung quanh và chính quyền địa phương. Còn khi bị hành hạ về tinh thần, đa số chị em rất khó nhờ sự trợ giúp bởi nó thường diễn ra lặng lẽ, âm thầm, không để lại dấu vết có thể nhìn thấy.
Hơn nữa, những phụ nữ trí thức bị khủng bố tinh thần thường luôn cố gắng để tự mình thoát ra khỏi cảnh này mà không muốn nhờ tới sự chia sẻ, giúp đỡ của người khác. Đa số những bệnh nhân của phòng khám tâm lý đều đã trải qua một quá trình dài đau khổ, mệt mỏi, có người tới vài năm. Và cũng rất nhiều người trong số họ cuối cùng phải chọn giải pháp ly hôn để tìm lại sự thăng bằng trong cuộc sống và tâm hồn của mình, khi các ông chồng không thể thay đổi.
Theo VNE
'Xin phép mẹ chồng cho con được về 'nơi sản xuất' Các mẹ chồng tai quái ạ, không cần phải đuổi chúng con đi đâu cả, cũng đừng chờ đợi một lời xin lỗi ở chúng con vì con dâu đâu có làm gì sai. Chúng con xin tự nguyện quay về nơi sản xuất để làm lại cuộc đời". Mình đang suy nghĩ sẽ sớm ra quyết định của đời mình, đó là...