Mẹ chồng siêu tiết kiệm, nàng dâu khổ sở vì “vừa tốn, vừa hại thân”
Ai cũng muốn chi tiêu hợp lý hơn để có thể tiết kiệm tiền. Tuy nhiên nhiều người lại không ngờ được rằng những việc mình vẫn làm tưởng chừng là tiết kiệm lại đang gây lãng phí, thậm chí hại thân mình.
Trong mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu, sự khác biệt về suy nghĩ, quan điểm, cách sống của hai thế hệ dễ dẫn đến những mâu thuẫn, hiểu lầm và cả những tình huống dở khóc dở cười. Một trong những khác biệt khá phổ biến ở các gia đình chính là cách chi tiêu, quan điểm về tiền bạc.
Mẹ chồng của chị Kim Ngân (32 tuổi, Hà Nội) trong những dòng tâm sự dưới đây là người rất tiết kiệm. Vẫn biết thói quen này là do mẹ chồng xuất phát điểm từ khó khăn song chị Ngân không nghĩ rằng mẹ chồng mình lại tiết kiệm đến vậy.
“Hôm nọ đọc được bài chia sẻ của một anh chồng về cô vợ siêu tiết kiệm, mình cũng muốn chia sẻ về chuyện của mẹ chồng mình.
Chuyện là bố mẹ chồng mình vốn ở quê, sau khi bố chồng mình qua đời thì hai vợ chồng có ý muốn đón mẹ lên ở cùng nhưng bà không đồng ý. Vẫn biết các cụ sống ở quê quen, lên đây không có bạn bè cũng chán nhưng để cụ ở một mình thì không ổn nên sau khi sinh bé thứ 2, vợ chồng mình lấy cớ nhờ chăm cháu để bà lên ở cùng mấy tháng rồi thuận lợi sẽ thuyết phục bà ở lại luôn. Quê chồng mình xa, để bà ở cùng vợ chồng mình cũng đỡ lo.
“Sau này một lần bà bị ngộ độc, mình mới biết khi hai vợ chồng đi làm, bà thường nấu đi nấu lại đồ cũ ăn mà không dùng đồ mới để tiết kiệm”. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng mình thì đúng là điển hình của mẫu phụ nữ xưa, cam chịu và rất tiết kiệm. Vợ chồng mình tổng thu nhập cũng không dưới 50 triệu/tháng nên thú thật chuyện chi tiêu cũng khá thoải mái song mẹ chồng mình vẫn luôn lo lắng và dặn các con phải tiết kiệm.
Với mình thì tiết kiệm là điều tốt song nó phải phù hợp với hoàn cảnh của mình. Đằng này nhiều khi vì mẹ tiết kiệm quá mà thành chuyện dở khóc dở cười. Có hôm shipper giao hoa quả đến, gặp đúng mẹ chồng mình, bà nhìn thấy hóa đơn liền bảo nhất định không lấy. Từ lúc biết đồ đắt tiền, mẹ chồng mình còn không dám ăn. Sau này một lần bà bị ngộ độc, mình mới biết khi hai vợ chồng đi làm, bà thường nấu đi nấu lại đồ cũ ăn mà không dùng đồ mới để tiết kiệm.
Nhà mình có lắp 3 điều hòa, mẹ chồng vẫn giữ suy nghĩ điều hòa là tốn điện lắm, có dùng thì phải tắt từ đêm rồi để mát đến sáng là vừa. Có hôm mẹ con mình đang ngủ thì nóng không chịu được, hóa ra bà dậy vẫn thấy phòng mình bật điều hòa liền dập cầu dao cả nhà rồi đi ngủ tiếp. Lần vợ chồng mình cho con đi du lịch (bà không đi vì nói có việc phải về quê), mẹ chồng đem dập cầu dao cả nhà vì sợ tốn điện làm đồ trong tủ lạnh hỏng hết cả, dọn cả ngày trời.
Những chuyện trên còn dễ hiểu, khổ nhất là chuyện mẹ chồng mình có kiểu chịu đau rồi không đi khám vì sợ tốn tiền. Trước đây bà ở nhà hay bị ho rồi mệt mỏi nhưng chỉ tự ra hiệu thuốc mua về uống. Đến khi lên ở với vợ chồng mình, mình thấy bà ho kéo dài quá mà sức khỏe cũng kém, bắt chồng đưa mẹ đi khám thì mới phát hiện bà bị viêm phế quản – phổi mãn tính. Cũng may sau một thời gian điều trị, sức khỏe của bà đã ổn hơn. Đúng là tiết kiệm đâu không thấy, chỉ thấy vừa tốn vừa hại thân!”.
Video đang HOT
Khác biệt về cách chi tiêu, quan điểm về tiền bạc là một trong những vấn đề trong mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu. Ảnh minh họa.
Tiết kiệm tiền giúp chúng ta có khoản dự phòng, các kế hoạch cho tương lai trở nên khả thi hơn, an tâm hơn trước những biến cố. Đó là lý do vì sao ai cũng muốn chi tiêu hợp lý hơn để có thể tiết kiệm tiền. Tuy nhiên nhiều người lại không ngờ được rằng những việc mình vẫn làm tưởng chừng là tiết kiệm lại đang gây lãng phí, thậm chí hại thân mình.
Câu chuyện của mẹ chồng chị Kim Ngân không phải là hiếm khi nhiều người già vẫn giữ tâm lý sống sao thật tiết kiệm tiền cho con cháu. Ngay sau khi những dòng tâm sự được chia sẻ, rất nhiều người đã quan tâm, bày tỏ cảm xúc của mình.
“Khổ! Các cụ sống ngày xưa sống khổ, giờ con cháu khá giả hơn mà cũng không thay đổi được cách nghĩ của bố mẹ. Thôi cũng may là còn đi khám kịp, phát hiện và điều trị. Hàng xóm nhà mình có bác ốm bao năm toàn không đi khám, ra hiệu thuốc tự kê đơn, vừa rồi phát hiện bị ung thư mà thương lắm. Tiết kiệm tiền chứ có phải ngừng chi tiêu đâu”.
“Khác biệt thế hệ là thế đấy em ơi! Chị nghĩ vợ chồng em nên nói chuyện với bà và chia sẻ thẳng thắn về khả năng tài chính của hai đứa. Có thể mẹ chồng em nghĩ rằng ở đây không kiếm ra tiền nên càng không muốn làm phiền con cháu”.
“Mình phải cho bố mẹ đẻ mình đọc bài này mới được. Ông bà tiết kiệm đến khổ sở luôn, hè không dám bật điều hòa nhiều, mùa đông cũng tự giặt quần áo vì sợ tốn nước, đau ốm chuyên gia tự xử lý… mà nói mãi không được”.
Bài chia sẻ của nàng dâu này hiện vẫn đang nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Mẹ chồng đến chăm con dâu ở cữ, nàng dâu ngậm ngùi nhìn hai mâm cơm khác biệt lúc chồng ở nhà và đi vắng
"Mẹ chồng bảo để bà chăm cháu, chăm dâu - con cứ nghỉ ngơi, mẹ sẽ làm hết!" nhưng thực ra bà bận đi tập yoga, làm đẹp... cả ngày, được ít bữa mình đành tự xử hết còn khỏe hơn!" - đây là lời chia sẻ của một nàng dâu trên mạng xã hội.
Quan hệ mẹ chồng - nàng dâu luôn là mối quan hệ hai chiều. Thông thường, nàng dâu thảo, coi mẹ chồng như mẹ đẻ thì cũng sẽ được mẹ chồng yêu thương như con gái. Nếu nàng dâu nặng chữ "mẹ chồng" thì cũng không thể trách các bà không quan tâm con cháu.
Thế nhưng, không phải lúc nào mối quen hệ này cũng thuận hòa, thân thiết dù con dâu đã hết lòng nỗ lực vun đắp. Dù con dâu có đối tốt thế nào vẫn bị mẹ chồng thờ ơ, lạnh nhạt.
Đó là câu chuyện mà chị Ái Vy, hiện đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ. Theo đó, chị Vy cảm thấy bản thân "kém may mắn" vì gặp phải mẹ chồng không như mong muốn.
Được biết, khi sinh con đầu lòng, xác định con là con mình, ông bà đỡ đần được chừng nào tốt chừng đó nên vợ chồng chị hoàn toàn không có ý định ỷ lại, nhờ vả ông bà phải chăm cháu giúp.
Thế nhưng, chính mẹ chồng chị Ái Vy đã nhiệt tình đề nghị sẽ chăm con dâu, chăm cháu khi con ở cữ. Điều này khiến bà mẹ bỉm sữa khi đó vô cùng xúc động, cảm thấy bản thân may mắn vì gặp được nhà chồng tốt, yêu thương con dâu.
Vui mừng chưa được bao lâu, chị Vy "vỡ mộng" khi bà nội vào thành phố chăm cháu:
"Mẹ chồng mình tính đồng bóng, tiểu thư, làm gì cũng điệu đà bản thân, con cháu chả quan tâm. Mình sinh xong một tháng bà vào thăm, ở lại chăm cháu luôn, miệng bảo vào chăm cháu, chăm dâu, con nghỉ ngơi cho khoẻ để mẹ làm hết.
Thế nhưng sáng ra bà lại tìm chỗ đi tập yoga từ 6 giờ đến 9 giờ, mình ở nhà chả biết nên ăn trước hay chờ mẹ chồng mua đồ về. Vì bà dặn bà đi mua đồ ăn sáng về cho ăn. Cho con bú đói lả người mà mẹ chưa về.
9 giờ về bà mới ăn uống, tắm rửa xong rồi đi chợ. Mình đặt đồ ăn người ta giao đến thì chê bẩn với tốn kém, gọi giúp việc đến dọn nhà mẹ cũng nói có mẹ rồi, gọi làm gì.
Thế nhưng bà cả ngày chỉ nấu 2 bữa cơm, ngoài ra không làm việc gì khác. Bà đẻ mà trưa 1 giờ mình mới được ăn cơm, mặc dù vợ chồng mình đã dặn dò nhẹ nhàng, nhờ bà cho hai mẹ con ăn sớm
Không có một ngày nào mình được ăn đúng giờ. Hơn 1 giờ chiều mới ăn cơm trưa xong, bà bảo nấu nướng mệt quá, bà vào đánh một giấc đến 5 giờ chiều. Khoảng thời gian đó mình cho con ngủ rồi ra dọn dẹp, rửa bát, lau nhà, giặt giũ...
Bà dậy thì lại đi tập, đi chơi, hôm nào ngồi trông cháu thì cứ vừa bấm điện thoại vừa ầu ơ, hoặc cho cháu xem cùng".
Mối quan hệ với mẹ chồng không như những gì người phụ nữ này nghĩ từ ban đầu. (Ảnh minh hoạ)
Theo nàng dâu này, chị sẽ vui vẻ làm hết mọi việc, thậm chí nếu mẹ chồng bận cũng không dám nhờ vả. Vì chăm cháu không phải nhiệm vụ của ông bà.
Thế nhưng, tước mặt con trai và con dâu, mẹ chồng thường tỏ ra yêu thương con cháu, luôn "xung phong" làm hết mọi việc. Nhưng thực tế lại không như vậy. Đỉnh điểm của sự mâu thuẫn chính là những mâm cơm mà mẹ chồng chị nấu khi có con trai bà ở nhà và khi con trai đi vắng.
"Bà ăn cơm xong là đi ngủ, có hôm dậy thấy mình đang phơi quần áo thì không nói gì. Đến lúc nghe tiếng mở cửa chồng mình về, bà nhào tới nói to: "Để đấy mẹ làm, mới sinh xong đi lại nhiều không được đâu con. Mẹ gọt đu đủ con ăn nhé!"
Chồng mình đi làm từ sáng đến tối, cứ về nhà là bà than mệt, than buồn, chồng mình còn bảo em làm gì, nói gì để mẹ buồn.
Chưa kể, cơm trưa bà cứ bảo "ôi có hai mẹ con chả ăn gì nhiều", nấu ít lắm, cái gì cũng chờ con trai về mới làm, mới bày biện.
Ví dụ bữa cơm có mỗi mình thì bà chỉ cho ăn bún và đậu, mình phải tự làm thêm món trứng. Tối con trai về bà mới bày ra cảm mâm"
Chị Ái Vy không quên đăng tải bức ảnh chụp mâm cơm nghèo nàn, chỉ có bún và đậu phụ ăn với mắm tôm do mẹ chồng chị chuẩn bị cho con dâu, khiến nàng dâu chỉ biết ngậm ngùi tủi thân.
Còn đây là mâm cơm mẹ chồng nấu khi có cả con trai ở nhà
Dù con dâu là người mang nặng, đẻ đau, ngày ngày chăm con nhỏ vất vả không kém, nhưng có thể thấy mẹ chồng chị Ái Vy đã phân biệt đối xử, chỉ thương yêu và chăm sóc mỗi con mình.
Câu chuyện nhận được sự đồng cảm từ hội các bà mẹ bỉm sữa. Bên dưới bài đăng, nhiều chị em cũng chia sẻ hoàn cảnh trớ trêu khi "sống chung với mẹ chồng".
Đã xác định làm mẹ, sinh con thì phải chuẩn bị đầy đủ cả vật chất lẫn tinh thần để có thể chăm sóc con một cách tốt nhất, đừng trông chờ, ỷ lại vào ông bà vì việc đó vốn dĩ không phải nhiệm vụ của họ.
Chị Ái Vy cũng cho hay, với tình hình này, chị sẽ bàn với chồng đưa mẹ về quê để vợ chồng chị tự lực cánh sinh, vừa tự do, vừa không phải đau đầu vì những chuyện "dở khóc dở cười" khi sống chung với mẹ chồng.
Được bác sĩ đẹp trai đỡ đẻ, trước mặt chồng gái trẻ vô tình thốt lên: "Sướng quá" Dù mẹ chồng không hài lòng khi con dâu được bác sĩ nam đỡ đẻ nhưng cô gái lại vui sướng ra mặt. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn đã rất nhạy cảm, khi mẹ chồng đưa con dâu đi đẻ lại phát sinh không ít tình huống mâu thuẫn. Nếu mẹ chồng quan điểm cổ hủ và không đặt lợi...