Mẹ chồng sang tận nhà thông gia “khiêu chiến”, ai dè mới kể tội con dâu được vài câu đã tái mặt xấu hổ vì nhân vật này lên tiếng
“Cứ ngỡ đó là chuyện rất bình thường nhưng đến sáng hôm sau mẹ chồng mình đùng đùng sang nhà thông gia, đứng cửa chống nạnh giọng nói rất khó nghe”, Vân kể.
Mẹ chồng – nàng dâu vốn là chuyện muôn thuở, chẳng mới nhưng cũng chưa bao giờ là cũ. Hàng ngày trên MXH có biết bao tâm sự của các nàng dâu bức xúc về mẹ chồng mình mà không biết bày tỏ cùng ai, thậm chí bế tắc đến mức stress liên tục. Đúng là không được đọc hết người ta cũng chẳng biết các bà mẹ chồng đôi lúc lại oái oăm đến vậy.
Đó là câu chuyện của Hải Vân – cô con dâu chịu đựng suốt bao năm không dám vùng lên cho đến một ngày…
Vân kể: “Mình với mẹ chồng chỉ toàn xích mích mấy chuyện nhỏ nhặt thôi, nhưng tích tụ nhiều vào thành ra không ưa nhau. Vì chồng mình tốt tính, yêu và hiểu vợ nên mình luôn nhịn cho ấm êm cửa nhà. Nhưng đỉnh điểm là lần mình có bầu bé thứ 2. Bình thường mình hay sang nhà mẹ đẻ phụ giúp bà bán hàng, nhà ngoại công việc nhiều mà nghén ngẩm nên mình cũng nghỉ việc từ tháng thứ 3 có bầu rồi.
Ảnh minh họa
Mình làm bên mẹ đến 10 giờ thì đi chợ bên nhà chồng. Đúng lúc mình về thì thấy mẹ chồng đón cháu ngoại, con của chị chồng lên chơi. Xong việc mình lại sang nhà mẹ đẻ thì mới biết thằng cháu bị quai bị. Lúc ấy mình mang thai tháng thứ 6 rồi lại chưa bị bệnh ấy bao giờ. Nghĩ đi nghĩ lại chiều mình đón đứa lớn về thẳng bà ngoại. Đang định gọi điện về báo cáo ông bà nội thì mẹ đẻ mình lại nói rồi. Tuy vậy mình vẫn trình bày cho nó đúng lễ nghĩa.
Cứ ngỡ đó là chuyện rất bình thường nhưng đến sáng hôm sau mẹ chồng mình đùng đùng sang nhà thông gia, đứng cửa chống nạnh giọng nói rất khó nghe”.
Quả nhiên chỉ từ 1 hành động nhỏ là sợ cả mẹ cả con lây bệnh của cháu nên Vân quyết định ở bên ngoại mà bố mẹ chồng cô không vừa lòng. Vân kể tiếp: “Bố mẹ mình bất ngờ lắm mà vẫn mời bà thông gia vào nhà nói chuyện đàng hoàng. Mẹ chồng mình bảo: ‘Tôi không chấp nhận được cái kiểu hành xử của con Vân. Ông bà xem, cháu ngoại tôi cũng là cháu chồng nó, người trong nhà phải yêu thương nhau chứ, nỡ lòng nào hắt hủi thằng bé như vậy. Đã thế nó còn không thèm về qua nhà xin phép lại dám gọi điện. Ông nhà tôi khó chịu từ hôm qua đến giờ…’”.
Video đang HOT
Kèm theo đó là những biểu hiện rất khó chịu. Rõ ràng Vân đã giải thích cô có bầu cần giữ gìn cho thai nhi, cách ly được cả con bé lớn nữa là tốt cho mọi người. Tại sao bà biết nghĩ đón thằng cháu về ngoại để đỡ lây cho bố mẹ, cho em nó mà không biết nghĩ ở nhà con dâu đang mang bầu.
Ảnh minh họa
Vân ức lắm, sụt sịt nước mắt, đúng lúc ấy thì bố cô lên tiếng: “Bà ạ, chúng tôi là người khuyên cháu Vân nên ở lại đây. Cả bà nhà tôi và cả cháu nó cũng đã gọi cho bà. Giờ sợ nó lây bệnh của cu Khánh nguy hiểm bà lại còn bắt con Vân về nhà xin phép ông bà thì có phải hơi quá rồi không. Nếu bà chỉ biết nghĩ đến cháu ngoại, con gái bà thì chúng tôi cũng thế.
Lẽ ra trong chuyện này, nếu là người biết nghĩ cho con cháu, là người mẹ biết yêu thương bà sẽ gọi cho chúng tôi mà gửi gắm mẹ con con Vân vài ngày để ở nhà bà chăm thằng cháu ngoại chứ không cần chúng tôi đi xin phép ngược như vậy. Thôi mời bà về cho chứ tôi chẳng muốn vì chuyện cỏn con này mà bà mang tiếng xấu đâu”.
Vân bảo, cả nhà ngỡ ngàng vì bình thường bố cô hiền lắm, ai dè. Đúng lúc ấy nhà cô lại có hàng xóm sang mua hàng, người ta hỏi chuyện xong cũng khuyên cô đang bầu bí phải giữ gìn cẩn thận. Thậm chí họ còn dặn mẹ chồng Vân mới là người cần chăm con dâu chu đáo nhất khiến bà xấu hổ không nói được câu nào.
“Khiêu chiến” thất bại, mẹ chồng Vân đành chào hỏi đi về. Ra đến cửa nghĩ sao bà còn ngoái lại dặn Vân: “Thôi cứ ở đây tạm vài hôm, mai mẹ bảo chồng mày mang cho ít trứng gà ác. Chịu khó mà ăn vào”.
Vậy đó, không lên tiếng người ta lại càng được đà. Sau lần ấy Vân rút kinh nghiệm, với bà mẹ chồng lu loa như thế phải dùng chiêu, đáo để, đủ lý lẽ nhưng vẫn phải lễ phép, đàng hoàng.
Bom
Theo toquoc.vn
Gánh việc nhà chồng bao năm vẫn bị tiếng toan tính thiệt hơn với người nhà, nàng dâu "bật lại" khi phải đóng thay 2 triệu tiền điện và cái kết
Chị vẫn luôn nhún nhường vì chồng chị nhưng cứ sống thế này cả đời không "vùng lên" chắc chị sớm phát rồ mất.
Chị Lành, 34 tuổi (Lĩnh Nam - Hà Nội) trong các câu chuyện phiếm với hàng xóm thường than phiền về việc vợ chồng chị đã ở riêng từ đời nào, nhưng hễ có chuyện gì, là bên nhà bố mẹ chồng chị lại chụp ngay lên vai vợ chồng chị "Trong khi ông bà ở với con trai và dâu út, trông con cho 2 vợ chồng chú ấy" - chị thường phân bua. Nghe chị kể, nhiều chị em trong xóm thường về phe và tỏ vẻ bất bình thay. Cũng có lần chị được hội chị em tư vấn cách để "vùng lên để thoát cảnh khốn khó" nhưng chị không dám.
Chị hay kể lại dạo vợ chồng chị mới cưới, từ khi chị đặt chân về làm dâu thì hai vợ chồng lo tuốt mọi chi phí trong nhà. Với bố mẹ chồng, chị cho rằng mình không nên tính toán vì ông bà già yếu. Thế nhưng chú em chồng thì đi làm có lương và ăn ở tại nhà song không đóng góp xu nào. Và để biện minh cho cái sự vô lí ấy nhà chồng chị ấy bảo "toàn người trong nhà đi đâu mà thiệt". Thế là câu chuyện chị bị chèn ép từ khi mới về làm dâu được chị em toàn khu đồng cảm.
Ảnh minh họa
Rồi khi chú em kia cưới vợ, sau đó 2 năm, thì vợ chồng chị bị "đuổi" ra thuê nhà, để căn nhà cho vợ chồng chú em ở cùng bố mẹ. Chị Lành lúc ấy nghĩ, thôi ra ngoài thuê nhà vất vả hơn nhưng lại bớt đi nhiều rắc rối. Ai ngờ đâu, hóa ra chị vui mừng quá sớm. Bố mẹ chồng hết tiền tiêu vặt, muốn mua thuốc bổ, mua quần áo, mua giầy chạy bộ, đi đám xứ, đi chợ mua đồ ăn... cái gì cũng chạy sang hỏi tiền con trai và con dâu cả.
Theo chị thì: " Bố mẹ chồng vốn chiều chú ý từ xưa, có việc là gọi con cả, món ngon thì phần con út. Nên ở với bố mẹ có nhà cửa yên ổn sướng hơn ra thuê nhà riêng nhiều. V ợ chồng con út chả nghèo túng gì. Mẹ chồng đang trông con cho nhà chú ấy nữa. Ngày xưa bà có ngó ngàng gì tới con mình đâu, mang tiếng ở cùng nhà mà toàn mẹ con chị tự xoay xở với nhau". Vậy nên chị càng thêm tủi.
Tóm lại với chị, bên nhà đó áng bòn rút được cái gì từ nhà chị Lành, tiết kiệm được cái gì cho phe mình là họ làm tuốt, không hề nghĩ ngợi đúng sai hay áy náy. Vợ chồng chú út không thèm đưa tiền chợ cho mẹ chồng, mẹ chồng chiều con không đòi, nhưng đâu muốn bỏ tiền túi, nên cứ dăm bữa lại vay, xin... nhà con cả dùng tạm. Coi vợ chồng chị như cây ATM, cần tiền dù vài trăm có khi tới vài triệu, là chạy sang rút, không rút được không về, chậm trễ thì mặt mũi khó ưa ngay.
"Bố mẹ, anh em trong nhà còn tính toán nữa à?", đó là câu cửa miệng của họ. Hàng xóm nghe chị kể chuyện thì xót xa nhưng oái oăm thay, chồng chị lại ngầm đồng tình. Có lẽ bao năm nay anh luôn sống trong sự bất công giữa các con như thế, thành quen rồi. Và chị Lành, vì còn nể chồng, nên vẫn nhịn.
Chị than rằng đến tận bây giờ tiền điện bên đấy cũng luôn là vợ chồng chị đóng vì... chị đứng tên. Và chị đóng cho họ lâu nay rồi, bởi chồng chị bảo thế. Chị kêu rên tháng rồi bên đấy dùng cả 2 triệu tiền điện, chị hết sạch tiền, nên không đóng nữa. Thế là bố chồng sang tận nơi giục chị đi đóng. Hàng xóm sát vách xúi chị phải sỗ sàng lên nhưng chị lại mềm oặt rồi thở hắt: "Vì chồng tôi tốt nên tôi lại cố nhịn". Người ta thấy thái độ lấp lửng của chị thì mắng cứ sống thế này cả đời không "vùng lên" rồi cũng phát rồ.
Ảnh minh họa
Thế rồi chị chột dạ. Chị kể, lúc ấy đã xuôi rồi nhưng nghĩ đi nghĩ lại đúng là nếu cứ im mãi thì chị sẽ điên thật thế nên mình liều, không nộp gì hết. Chị cũng gọi điện cho bố chồng và nói thẳng " con đang hết tiền, nếu bố không tiện đi thì bố đưa tiền con đi đóng hộ cho". Y như rằng ông tỏ thái độ bực dọc đem chuyện mách với chồng chị. Thế rồi anh trách chị, chị tuyên bố thẳng thừng: "Anh sang bên kia nhìn cho kĩ đi nhé, xem bên ấy sống sướng hơn mình ngần nào. Anh muốn nhà mình chỉ còn cái xác khô, con cái thiếu thốn mới vui lòng? Nếu anh sinh ra chỉ để sống vì bố mẹ, em trai em dâu thì anh ở vậy kiếm tiền mà cung phụng bọn họ, viết đơn đi rồi đưa tôi!". Chồng chị đành câm nín.
Chị tươi như hoa khoe với hội chị em rằng từ hôm ấy, chị không bao giờ rút ví cho bên kia vì bất cứ lí do gì nữa. Trừ khi bố mẹ chồng ốm đau, hoặc các công việc chung của cả đại gia đình thì chị xốc vác. Bố mẹ chồng đến vay tiền, chị liền than nghèo kể khổ rồi vay ngược lại họ. "Tháng tới chú ấy đi đóng tiền điện mẹ bảo chú ấy đóng cho cả nhà con nữa nhé, anh em trong nhà đi đâu mà thiệt, tính toán làm gì", chị cười tươi rói, dùng câu của chính họ để trả lại họ. Dần dà bố mẹ chồng cũng vắng bóng luôn. Thực chất họ có quan tâm gì nhà chị đâu, đến cũng chỉ với mục đích duy nhất là "rút tiền".
"Nhờ màn vùng lên ấy, mà cuối cùng nhà mình cũng được yên bình để làm ăn và tích góp mua nhà", chị thở phào nói.
Theo Afamily
Chị dâu tối nào cũng cải trang ra ngoài, tưởng chị ngoại tình, nhưng biết sự thật tôi càng thương chị Thế rồi dạo gần đây tôi phát hiện ra tối nào anh trai chưa về là chị dâu cũng đi ra ngoài. Nhưng cái điều lạ đó là chị mặc đồ đàn ông đi ra ngoài. Lúc đó tôi thấy lạ lắm, tôi rùng mình nghĩ có khi nào chị dâu ra ngoài ngoại tình. Chị dâu về nhà tôi cũng đã được...