Mẹ chồng ra ‘tối hậu thư’ trước Tết, nàng dâu đỏ mặt nói 5 câu
Năm nào cũng như năm nào, cứ gần đến ngày con dâu về ăn Tết nhà ngoại, mẹ chồng lại lấy lý do để ngăn cản.
Lấy chồng 3 năm, năm nào đến Tết tôi cũng mệt mỏi vì câu chuyện ăn Tết nhà nội, nhà ngoại. Nhiều lúc nghĩ lại, tôi thấy tủi trong lòng và có chút ân hận vì lấy chồng xa.
Năm đó, khi đưa người yêu về ra mắt, mẹ vừa mừng vừa thương cô con gái út. Trước giờ tôi ở với mẹ nhiều, mẹ chỉ mong con gái lấy chồng gần, sinh nở mẹ còn đỡ đần. Nhưng rồi con gái lấy chồng xa, sinh đẻ, ở cữ nhà chồng, mẹ chỉ lên thăm một ngày rồi về luôn.
Nhìn mẹ về, nước mắt tôi chảy dài vì nhớ.
Cứ thế bẵng đi nhiều tháng, tôi cũng dần quen với cảm giác xa nhà. Nhưng Tết đến, mọi cảm xúc lại ùa về. Tôi nhớ mẹ, nhớ bố, nhớ lúc mình còn độc thân, được ở bên gia đình, được cùng nhau chờ thời khắc sang năm mới.
Mẹ chồng có đủ lý do để cản tôi về quê ngoại ăn Tết sớm. Ảnh minh họa: Sohu
Năm đầu làm dâu, tôi nghe theo mọi sự sắp đặt của mẹ chồng. Vì là dâu mới nên mẹ chỉ đâu tôi “đánh” đấy, không dám ho he cãi lời. Mẹ có chê bai làm gì chưa tốt, tôi cũng im lặng.
Năm sau đó, dù đã quen nhưng tôi vẫn phải làm theo ý của mẹ, không có quyền tự quyết.
Chính vì lẽ đó, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi Tết đến. Tôi nói với chồng nhiều lần rằng mình ước được về ăn Tết ở nhà ngoại một năm, buông bỏ việc nhà chồng, để được thực sự thảnh thơi nhưng anh không chấp nhận. Anh nói đàn bà lấy chồng thì phải theo chồng và làm dâu nhà anh thì phải theo ý mẹ anh.
Video đang HOT
Điều tôi bức xúc hơn cả suốt mấy năm qua là gần hết Tết tôi vẫn chưa được về nhà ngoại.
Mùng 1 ở nhà chồng, tôi phải chuẩn bị đủ 5 mâm cỗ vì bố chồng tôi là trưởng họ. Sau khi họ hàng đến ăn uống xong xuôi, tôi phải còng lưng dọn dẹp. Chưa kể mỗi lần khách đến nhà, mẹ chồng lại yêu cầu bê mâm cỗ ra mời. Ăn xong, tôi lại phải dọn, rửa… hết cả ngày.
Mùng 2, tất cả phải đến họ hàng nội, ngoại của nhà chồng để chúc Tết. Đi nguyên một ngày mùng 2 Tết cũng không hết được họ hàng nhà chồng. Có năm ốm mệt, tôi vẫn phải cố đi, không thì không hợp ý mẹ.
Đến ngày mùng 3, tôi chắc chắn mình sẽ được về quê ngoại nhưng không, mẹ chồng ngăn cản vì lý do con gái mẹ ở miền Nam ra ăn Tết. Tôi phải ở nhà lo liệu, tiếp đón.
Nghe câu mẹ nói, tôi tủi thân vô cùng. Mẹ chăm chút con gái mình nhưng lại không nghĩ đến con gái của người khác?
Hai năm đầu tôi chấp nhận chuyện đó vì không muốn cãi nhau. Năm nay, tôi quyết tâm bàn với chồng về quê ngoại mùng 2 Tết để tránh ngày không may mắn như mẹ nói. Rồi một cuộc cãi vã lớn xảy ra ở gia đình nhà chồng. Mẹ chồng phản đối kịch liệt, cho rằng tôi vô phép vô lối, trốn tránh việc chúc Tết ở nhà chồng để về nhà mình.
Tôi thực sự không hiểu được tại sao mẹ lại phản ứng dữ dội như vậy. Mẹ cũng từng làm dâu, cũng là phụ nữ, mẹ thực sự không hiểu cho nỗi lòng của người con gái lấy chồng xa như tôi?
Vậy là chưa Tết, mẹ chồng đã ra “tối hậu thư”, nói rõ ngày mùng 4 tôi mới được về quê ngoại. Lý do mẹ đưa ra là vì mùng 3 là ngày lẻ, không không đẹp, không hợp đi lại xa xôi. Tôi không biết mẹ lấy thông tin từ ai nhưng giọng mẹ có vẻ rất kiên quyết.
Nghĩ lại mấy năm làm dâu, chưa năm nào được vui vẻ một cái Tết, tôi nóng mặt phản bác lại: “Nếu nói như mẹ thì năm nào Tết cũng phải qua mùng 4 con mới được về nhà ngoại và mùng 5 lên đi làm? Như vậy con không làm được. Bố mẹ con cũng mong con cái về sum vầy, không thể hết Tết mới về được mẹ ạ. Vậy con xin phép mẹ năm nay về từ mùng 2 cho sớm, để tránh ngày mùng 3 như mẹ nói. Mọi việc con nhờ mẹ lo liệu”.
Chồng cũng bất ngờ về câu nói của tôi nhưng tôi quyết tâm rồi. Nhất định tôi phải làm khác vì chuyện mùng 4 về nhà ngoại ăn Tết thực sự quá khó chấp nhận.
Anh chồng ba đời vợ mắng em dâu hỗn láo, khuyên em trai ly hôn
Người ta thường nói "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" nhưng với tôi thì hoàn toàn khác.
Cuộc hôn nhân của tôi trên bờ vực tan vỡ do sự cay nghiệt của anh chồng. Tôi kết hôn được 3 năm, có một bé trai 2 tuổi. Hiện tại, tôi chỉ ở nhà nội trợ, còn chồng tôi làm việc trong xưởng cơ khí của bố mẹ chồng.
Vợ chồng tôi sống chung bố mẹ chồng, vợ chồng anh chồng và các cháu. Tuy nhà cửa rộng rãi nhưng nhiều người chung đụng nên nảy sinh vô số vấn đề phức tạp.
Tôi không đi làm nên mọi người mặc định tôi phải quán xuyến tất cả, từ rửa chén, lau nhà cho đến lo cơm nước.
Lúc trước cưới, tôi nghe chồng kể mỗi tháng được mẹ trả lương khoảng 12 triệu đồng. Thế nhưng, từ ngày tôi về sống chung, mẹ chồng chỉ đưa cho chúng tôi 5 triệu đồng.
Khi tôi hỏi số tiền còn lại, mẹ chồng nói bà cất giữ, lúc nào vợ chồng tôi cần thì sẽ đưa ra. Mẹ chồng khắt khe, chi tiêu chặt chẽ khiến tôi bức bối. Thế nhưng, anh chồng còn đáng sợ hơn. Anh ấy rất kỹ tính và keo kiệt.
Mỗi lần tôi rửa chén, lau nhà, anh chồng đều bĩu môi chê không sạch sẽ. Anh bảo tôi nấu cơm không vừa miệng, nhạt nhẽo... Bất kể tôi làm việc gì cũng đều không vừa ý anh chồng.
Theo lời kể của chồng tôi, anh chồng từng có ba đời vợ. Người vợ nào cũng chỉ chịu đựng được khoảng 2-3 năm thì ly hôn. Hiện tại, anh ấy chuẩn bị cưới vợ thứ tư.
Làm dâu đã khổ, gặp phải anh chồng quá quắt càng đáng sợ hơn. Ảnh minh họa: Pexels.
Dù vợ mới còn chưa về sống chung, anh chồng đã dọa nạt tôi đủ kiểu. Anh ấy nhắc đi nhắc lại chuyện tôi phải làm hết chuyện nhà, không được tỵ với chị dâu. Chị dâu là người học thức, làm công chức, không quen động tay rửa chén, quét nhà...
Không chỉ có vậy, anh chồng còn can thiệp vào chuyện tình cảm của vợ chồng tôi. Lần đó, trong khi con bị ốm mà chồng tôi bỏ đi sinh nhật bạn, lúc về lại say khướt. Tôi tủi thân và tức giận nên có trách móc vài câu.
Không ngờ, trong lúc say, chồng tôi đem chuyện vợ chồng rêu rao trên mạng xã hội. Đọc được chia sẻ của chồng tôi, anh chồng lập tức bình luận: "Vợ hỗn láo, mất dạy như thế thì bỏ đi, cưới con khác. Đàn bà có thiếu đâu mà lo".
Trước bình luận cay nghiệt của anh chồng, tôi tức điên nhưng không biết phải phản ứng như thế nào. Bởi anh ấy rất đáng sợ, có chửi nhau tôi cũng không thể thắng.
Nếu tôi đem chuyện này nhờ bố mẹ chồng phân xử thì người bị mắng chắc chắn là tôi, chứ không phải anh chồng. Thực sự, tôi quá bí bách, ngột ngạt khi phải sống trong hoàn cảnh như hiện tại.
Tôi từng nghĩ đến chuyện rời bỏ cuộc đời này nhưng nghĩ đến con thơ, tôi đành ngậm đắng nuốt cay sống tiếp. Thế nhưng, tôi càng nhẫn nhịn, cách hành xử của nhà chồng càng thêm quá đáng.
Tôi phải làm sao để thoát khỏi cảnh tình oái ăm, liệu chồng tôi có đồng ý ra ở riêng? Đôi lúc, tôi thấy mình còn khổ sở hơn cả nhân vật Son trong phim Dưới bóng cây hạnh phúc đang được chiếu trên ti vi.
Không biết rồi đây, tôi và những phụ nữ chịu cảnh làm dâu phải làm gì để thay đổi số phận, tự lập và mạnh mẽ hơn...
Mẹ chồng không cách nào làm vừa lòng con dâu Gia đình tôi rất khác biệt. Mẹ tôi là mẹ chồng mà vất vả như đang "làm dâu". Có khi việc vợ chồng tôi tách ra riêng lại là sự "giải phóng" mẹ hằng mong mỏi. Đọc bài "Con dâu bắt lỗi mẹ chồng", tôi chợt nghĩ về hoàn cảnh của gia đình mình. Nhiều lúc không biết mẹ tôi hay vợ tôi...