Mẹ chồng quy tiền công 5 tháng chăm cháu thành máy giặt 10 triệu
Tôi giận mẹ chồng lắm điều nên cả năm tôi không về quê. Ông bà nội cũng tuyệt nhiên không gọi điện hỏi đến cháu một câu.
Hai vợ chồng tôi làm cùng cơ quan, tích góp vay mượn họ hàng mới mua được gian nhà cấp 4. Mua nhà đầu năm thì cuối năm tôi sinh con gái đầu lòng, đón mẹ chồng lên chăm để tiện đi làm.
Những chuyện chướng tai gai mắt cũng từ đây mà xảy ra khiến tôi căng thẳng, suy nhược phải đi viện truyền nước mấy hôm liền.
Ở quê, mẹ chồng tôi làm ruộng, chăn nuôi, chạy chợ buôn bán. Cuộc sống mẹ chồng vất vả nên lúc còn son rỗi, hai vợ chồng tôi về quê thường biếu tiền bà. Sau khi mua nhà, vác trên vai cả đống nợ, tôi bàn với chồng cắt giảm tối đa chi tiêu.
Mẹ chồng tôi miễn cưỡng xách ba lô lên thành phố ở với vợ chồng tôi. Tôi tỉ tê với mẹ chồng: “Con biết mẹ lên với chúng con là bó chân bó tay, nhà cửa chật chội, thôi thì mẹ thương chúng con thương cháu, mẹ ở với chúng con 2 năm cho cháu cứng cáp đi lớp mẹ nhé”.
Bà nội bé Bông chỉ ừ lấy lệ, dọc đường bà cứ thở dài thườn thượt.
Ảnh: Shutterstock
Cơ quan tôi cách nhà chừng 5 km nên đi làm, thỉnh thoảng tôi lại phóng vù về nhà tranh thủ cho con bú. Thức ăn tôi chế biến sẵn từ tối, quần áo giặt phơi phóng tinh tươm, bà chỉ việc bế cháu, trưa thì đặt nồi cơm, nấu canh.
Con bé nhà tôi trộm vía dễ nuôi, ăn no là chịu chơi chứ không quấy khóc gì, ngủ thì đẫy giấc cả mấy tiếng. Ấy vậy mà mẹ chồng tôi lúc nào cũng kêu mệt, bà bảo bế cháu cả ngày, đau lưng, mệt gấp mấy lần đi làm ruộng.
Bà còn kể chuyện bà Thúy hàng xóm cũng ở quê lên bế cháu rất sung sướng. Con dâu bà ấy mua cho mấy bộ quần áo mới, bánh trái hoa quả ngập tủ.
Tôi nghe thấy mẹ chồng nói thế thì chột dạ, cuối tuần tôi vội đi mua cho bà 2 bộ mặc nhà, mấy gói bánh để trên bàn và dặn bà: “Đây là bánh con mua biếu mẹ…”.
Nhưng rồi, quần áo tôi mua về, bà xỏ tay được 2 lần rồi xếp vào góc tủ, bà chê màu mè lòe loẹt không hợp ý bà. Bánh trái, hoa quả mua về cũng không hợp khẩu vị, bà không ăn.
Bữa tối, ngồi vào mâm bà than thở: “Chiều nay bế con Bông mệt quá, có hàng bánh khúc rao ngay đầu ngõ mà lục túi không còn đủ 10 nghìn đồng mua bánh lót dạ”. Chồng lừ mắt nhìn tôi tức tối. Tối hôm ấy, tôi vào giường mẹ chồng thẽ thọt biếu bà 500 nghìn để bà bồi dưỡng.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi chối đây đẩy nhưng tôi cứ nói đi nói lại mấy lần, bà nể quá nên cầm tiền và bảo: “Tiền các con cho mẹ, me để dành sau này cho lại cái Bông, chứ bà không ăn vào tiền sữa của cháu bà đâu”.
Hôm sau, tôi vừa phóng xe đi làm thì bà hàng xóm vẫy lại hỏi: “Thấy bà nội bé Bông bảo mới cho con dâu 10 triệu mua máy giặt hả, nhất cháu đấy nhé có mẹ chồng thảo tính”.
Tôi ớ người, vâng dạ cho qua chuyện rồi phóng vút đi. Tôi nghĩ mãi, sao mẹ chồng lại bịa chuyện giỏi đến thế. Từ hồi tôi đẻ bé Bông đến giờ, bà cho cháu 500 nghìn đồng mua sữa lúc mẹ con tôi vẫn trong bệnh viện, sao giờ lại có chuyện cho 10 triệu mua máy giặt?
Tối ấy, lúc cả nhà xem ti vi, tôi hỏi mẹ chồng: “Sao bà lại nói với hàng xóm là cho con 10 triệu mua máy giặt? Họ hỏi làm con ớ người, không hiểu ra sao cả?”.
Mẹ chồng tôi mặt đỏ tía tai, chỉ mặt tôi chửi té tát, nào là con dâu hỗn láo dám xách mé cả mẹ chồng. Tôi rối rít thanh minh: “Con chỉ hỏi vậy thôi chứ có ý gì đâu”…
Bà càng được thể gào tướng, bà kể công lên Hà Nội 5 tháng chăm cháu, tính rẻ mỗi tháng tiền công cũng phải 2 triệu, tổng cộng là 10 triệu. Tiền đó đúng bằng cho vợ chồng tôi cái máy giặt xịn, thế mà giờ con dâu phủi công.
Nặng lời với tôi xong, bà bảo, ngay sáng mai bà sẽ về quê, mặc kệ vợ chồng tôi lo mà chăm con cho sáng mắt. Tôi xin lỗi năn nỉ thế nào, bà cũng không thèm nghe.
Về quê, bà kể lể với ông nội bé Bông rằng tôi chê bà luộm thuộm, ăn ở lôi thôi nên lấy cớ đuổi khéo bà về quê…
Tôi giận mẹ chồng lắm điều nên cả năm tôi cũng không về. Ông bà nội cũng tuyệt nhiên không gọi điện hỏi đến cháu một câu. Không khí gia đình tôi từ đó luôn căng thẳng vì mỗi lần về quê chồng tôi đều được mẹ nhồi vào đầu cả mớ lý luận.
Có chị em nào từng nhờ bà trông con giúp mà khổ ải giống tôi không? Tôi thực sự quá chán nản…
Theo Báo Xã Hội
Chờ anh hết cơn buồn...
Hạnh khóc lóc kêu trời trách đất, anh bảo ráng chờ anh "qua cơn buồn" rồi sẽ làm lại từ đầu mấy hồi,
Hạnh cúi xuống, những giọt nước mắt âm thầm cố giấu rồi cũng tuông rơi. Em bảo, em mắc cỡ lắm, làm cô giáo mà có chồng bài bạc, còn bị đánh đập thì với công việc em còn nói ai nghe được nữa?
Ảnh minh họa
Thằng bé lớp 1 giât giật tay mẹ "Mẹ đừng khóc nữa, thôi ổng đi, để mẹ hết bị quánh, con hông bị sợ". Hạnh vuốt tóc con, bảo im lặng cho mẹ nói chuyện, vậy mà thằng bé cứ nói tranh "Con không im, con thấy ổng quánh mẹ là con sợ lắm, con tức lắm, như bữa mẹ chết đó, mẹ nhớ không, con khóc cũng không được".
"Bữa mẹ chết" là Hạnh bị ngất thôi. Nhưng con chưa biết cùng từ nên nói vậy.
- Giờ em làm sao hả chị? Người ta bảo em ráng sống cho con có cha, chứ thôi ra rồi con hư tại mẹ. Chồng em thì bảo, ráng chờ anh qua hết cơn buồn này, anh sẽ lo làm ăn và trở về với gia đình, nhưng biết chờ đến bao giờ?
Lấy nhau 10 năm, mà chồng Hạnh đã lậm vào bài bạc 6 năm nay. Anh là kỹ sư thủy sản, sau mấy đận nháo nhào xin việc không được thì ở nhà thuê ao nuôi cá. Mỗi lứa cá sáu tháng, không bán hầm nhé, mà là làm dịch vụ câu cá tính giờ. Mới đầu cũng khá lắm, vì ngoài cho thuê cần câu, còn bán thên nước giải khát, sau mở cả quán ăn gia đình trong khuôn viên ao. Trăng nước hữu tình nên khách đông lắm. Ngoài thời gian ở trường là Hạnh đi chở thức ăn của cá, sáng còn mờ đất đã ra chợ lượm rau giập, cải úng về cho cá ăn.
Ba mùa cá, vợ chồng Hạnh đã có căn nhà hai trăm mét vuông trên thửa đất mặt tiền gần chợ xã. So với những cặp đôi mới cưới thì như vậy là quá thành công. Căn nhà này, Hạnh còn cho người ta thuê một phần để mở cửa hàng điện thoại, tháng có thêm vài triệu bỏ túi.
Cuộc sống đang viên mãn thì bỗng dưng cá mắc chứng ghẻ lở. Thuốc đổ xuống ao như muối bỏ biển mà cá vẫn phơi bụng trắng mặt nước. Ba ao, mỗi ao bốn ngàn mét vuông mặt nước cũng một chứng bệnh như nhau.
Ảnh minh họa
Lần đó, mất vốn gần tỉ đồng.
Anh bỏ ăn bỏ ngủ, người gầy rạc khiến Hạnh xót xa. Bao lời yêu thương khuyên lơn hết mực vậy mà chồng Hạnh vẫn buồn nên bỏ việc đi nhậu nhẹt và bắt đầu bài bạc. Lúc bài nhỏ là cữ cà phê, sau đó tăng lên chầu nhậu, chầu mát-xa và từ từ đi hẳn qua casino "thử vận".
Hạnh năn nỉ chồng, thôi thì năm xui tháng rủi, mất cả tỉ đồng nhiều thật, nhưng ta hãy làm lại từ đầu. Anh gật gù, thế là Hạnh vay quỹ lương, vay bà con cô bác hai bên để có vài trăm triệu cho chồng "xuống ao", Hạnh ra tận nơi bán thức ăn "mua chịu" hẹn cuối vụ sẽ thanh toán cả vốn lẫn lời.
Mùa cá đó trời thương nên lấy lại được vốn. Thế nhưng... khi cầm cả cọc tiền trên tay, chồng Hạnh không mang về trả nợ mà đi lút qua casino "thử vận".
Ba trăm triệu bày vèo như cơn gió sau một đêm hai ngày. Hạnh khóc lóc kêu trời trách đất, anh bảo ráng chờ anh "qua cơn buồn" rồi sẽ làm lại từ đầu mấy hồi, "có ba trăm triệu mà em làm gì dữ vậy?"
Hạnh tin chồng, lại mượn tiền xuống ao mới, lần này kinh nghiệm hơn, ngày cân cá, Hạnh nghỉ một buổi dạy, ra ao "canh me" nhận tiền cho chắc. Ai dè... tiền chỉ còn một nửa bởi anh ấy đã "mượn" thương lái trước đó cả tháng.
Bùi ngùi cầm những đồng tiền ít ỏi nhưng Hạnh cũng an ủi mình, rằng dù sau chồng vẫn còn "có lương tâm" hơn lần trước. Trả được tiền thức ăn mùa cá này, đặt cá giống mùa sau còn thiếu ít tiền, Hạnh về lấy nữ trang định bán để trả đủ. Ai dè... chiếc hộp qua hai lần cửa khóa đó giờ chỉ còn cái vỏ! Bảy chỉ vàng cưới Hạnh để dành 10 năm qua đã không cánh mà bay!
Chồng Hạnh lại về, lần này còn... kêu vợ ra trả tiền xe ôm. Vậy là bao uất ức tuôn tràn. Hạnh khóc lóc nhì nhằng, chồng phân bua này nọ, rồi cao trào dâng lên, Hạnh tru tréo than trời trách đất, kể lể công lao làm vợ thức khuya dậy sớm vun vén gia đình mà chồng lại ăn rồi phá. Chồng nói tại buồn, tại xui, tại chưa gặp vận... Hạnh lại mắng mỏ và chồng "quê độ" nên giơ nắm đấm lên. Sẵn chứng "rối loạn tiền đình", Hạnh ngất làm con khóc thét.
Ảnh minh họa
- Nếu vợ chồng ly hôn mà con hư hết thì xã hội này thảm lắm chị ạ! Nhưng nếu sống với người chồng suốt ngày bạc bài thì con có nên không? Em không biết mình sẽ sống trong phập phồng lo sợ đến khi nào nữa. Mẹ con có khi còn không có bữa cơm đầy đủ, mà tiền đốt vào sòng bạc của ảnh hàng chục, hàng trăm triệu thì làm sao em sống?
- Chồng em không còn cha mẹ để can ngăn răn đe à?
- Trời ơi, ảnh bốn mươi, ai nói nghe nữa hả chị?
- Ly hôn rồi, tài sản có đủ trả nợ không?
- Nếu không tính nợ quỹ lương của em, thì nhà cửa bán, "quăng ngang" qua nợ nần là đủ.
- Còn cuộc sống của mẹ con sau này?
- Em chỉ sợ cuộc sống hôm nay, không biết ngày nào ảnh sẽ "thế mạng", giang hồ sẽ tìm tới nhà, nợ nần mắng mỏ hàng ngày....
Hạnh về rồi, dáng người phụ nữ nhỏ nhắn vừa đi vừa lau nước mắt làm tôi xốn xang. Người đời vẫn nói, sống trên đời tội nghiệt nặng nhất là xúi người ta tan đàn xẻ nghé. Nhưng với cảnh của Hạnh, tôi không dám bảo em "ráng sống" để chờ chồng qua hết cơn buồn. Bởi đơn giản, với bài bạc, buồn sẽ càng tăng lên, anh "hết buồn" là khi hết nhà hết cửa, con cái thất học, vợ chồng tan tát mà thôi.
Chờ anh qua cơn buồn này, chắc đời Hạnh cũng úa tàn mất thôi.
Theo Báo Phụ Nữ
Chồng năn nỉ tôi đừng ly hôn dù tôi hết yêu anh Sống với anh tôi không hề hạnh phúc, trong quan hệ tình dục tôi cũng chưa bao giờ thỏa mãn. ảnh minh họa Tôi 36 tuổi, chồng hơn 2 tuổi, chúng tôi có con trai 7 tuổi. Tôi là nhân viên văn phòng, lương 10 triệu/tháng; chồng làm nghề tự do, lương tầm 15 triệu/tháng. Tôi vốn sinh ra và lớn lên ở...