Mẹ chồng quái chiêu bắt con dâu ngồi gói bánh răng bừa suốt 3 ngày Tết
Năm đầu tiên làm dâu tôi đã phải cắm mặt vào góc bếp, hết nấu nướng, dọn dẹp lại gói bánh tới tận khuya. Nhớ lại cảnh tượng năm ngoái, tôi thấy oải vô cùng khi 1 cái Tết nữa lại cận kề.
Tết là nỗi ám ảnh lớn nhất của tôi…
Nói đến chuyện đi làm dâu và nỗi khổ ngày Tết, tôi biết không chỉ là nỗi “kinh hoàng” của riêng tôi. Có thể nói, 3 ngày Tết của nàng dâu mới đã trở thành nỗi ám ảnh mà đến giờ, chỉ cần nhắc tới bánh răng bừa (một loại bánh tẻ – PV) và nghe chữ Tết là tôi đã “kinh hồn bạt vía”.
Tôi cưới chồng vào cuối năm ngoái. Vì gần giáp Tết, nên cưới xong, tôi không dám đi du lịch trăng mật mà lao vào sắm sửa, chuẩn bị cho cái Tết đầu tiên về nhà chồng.
Nói thêm ngoài lề 1 chút, quê chồng tôi ở miền Trung, vùng quê còn khá nhiều phong tục, nghi lễ rườm rà và khắt khe. Vậy nên tôi được mẹ chồng dặn dò đủ thứ vì theo lời mẹ tôi nói: “Chị đừng làm mất mặt dâu trưởng của cái nhà này”.
Ôi! 2 chữ dâu trưởng, nghe sao mà lo lắng, nặng nề đến thế. Tôi còn quá trẻ, ở nhà lại được bố mẹ nuông chiều, nên chẳng mấy khi để tâm đến việc thờ cúng. Vậy mà giờ đây, chỉ mấy ngày sau khi làm vợ anh, tôi phải chuẩn bị thật chu đáo cho cái Tết đầu tiên làm dâu. Tôi hỏi han người này, nhờ người kia cùng đi mua sắm, rồi cuống cuồng chuẩn bị nào hoa quả, bánh kẹo, tiền mừng, phụ bố và chồng gói bánh chưng, làm thịt gà…
Nhưng đó vẫn chưa phải là “ác mộng” lớn nhất của tôi.
Đêm giao thừa năm ngoái, tôi không còn được tung tăng đi chơi như mọi khi mà ngoan ngoãn ngồi cạnh mẹ chồng cùng gói, hấp chín bánh răng bừa cho kịp cúng giao thừa và để cả nhà ăn buổi sáng mùng 1. Đây là loại bánh đặc sản ở quê chồng tôi, không thể thiếu được trong mấy ngày Tết.
Bánh được gói với bột gạo và thịt băm nhuyễn. Mẹ chồng tôi khá cầu kỳ trong việc gói bánh nên chiếc bánh được gói chỉ nhỏ bằng ngón tay trỏ, thuôn dài vừa phải. Trước khi ăn nửa ngày, mẹ chồng tôi mới bắt đầu làm để đảm bảo bánh ăn thơm, ngon nhất.
Chính vì thế mà ngày cuối cùng của năm cũ, tôi phụ mẹ chồng gói tận 50 cái bánh răng bừa rồi hì hục hấp chín. Khi xong xuôi mọi việc tôi mệt mỏi nằm lên giường với cơ thể rệu rã, đầu tóc rối bù và cơ thể đủ thứ mùi mắm, muối, mùi thịt. Tôi thây kệ, nằm lên giường đánh 1 giấc tới sáng sớm mùng 1 mới bật dậy.
Video đang HOT
Vì bố chồng tôi là trưởng tộc, nên khách khứa, họ hàng kéo tới nườm nượp, tôi bận túi bụi đến mức chẳng kịp ngẩng đầu lên. Tới tối, khi khách khứa đã vãn, tôi lên phòng thay quần áo định bụng cùng chồng loanh quanh đây đó.
Tôi trang điểm xinh tươi, ăn mặc diện xúng xính đi xuống tầng 1. Nhìn thấy chúng tôi, mẹ chồng hắng giọng hỏi: “Mới mùng 1 hai vợ chồng con đi đâu?”.
Tôi hồn nhiên đáp: “Con với nhà con đi quanh làng xóm 1 lát thôi mẹ ạ”.
Tức thì mẹ chồng tôi cau có: “Tết nhất người ta đến chơi đầy nhà, không phụ bố mẹ nấu nướng dọn dẹp còn định trốn việc à. Lên thay quần áo chuẩn bị xuống gói bánh”.
Tôi như chết lặng, chồng tôi thanh minh vài câu nhưng bị mẹ tôi lừ mắt thì chẳng dám nói gì thêm, lại ngọt nhạt nịnh tôi ngày mai sẽ đưa tôi đi chơi bù.
Tôi ấm ức xuống nhà, nhìn bát bột, bát thịt băm và rổ lá, tôi chỉ trực trào nước mắt tủi thân. Ngày đầu năm mới của tôi đã trôi qua nặng nề như thế.
Sang ngày mùng 2, cũng chẳng khá khẩm hơn khi không ít họ hàng ở xa, do bận rộn hôm mùng 1 sang ngày hôm sau mới có thể qua nhà tôi thắp hương cho ông bà tổ tiên và chúc Tết. Bố mẹ chồng tôi nhiệt tình mời họ hàng ở lại dùng bữa cơm. Như mọi lần, món bánh răng bừa của mẹ chồng tôi luôn được khen tấm tắc, chẳng mấy chốc mà 50 cái bánh chỉ còn lại đống lá.
Dọn dẹp xong, tôi ngẩng đầu nhìn đồng hồ, đã 9 giờ tối. Toàn thân tôi rã rời, chẳng còn nghĩ tới việc được đi chơi mà chỉ ao ước được ngủ 1 giấc thật đã. Vừa bước chân lên cầu thang, mẹ chồng tôi đi từ ngoài vào lại tất tả: “Xong chưa? Phụ mẹ gói bánh để tiếp khách ngày mai”.
Lúc này, vì không kiềm chế được, tôi rơm rớm nước mắt: “Sao mẹ không bảo con gói cả từ trước Tết, mình để tủ lạnh hấp lại ăn vẫn được mà mẹ? Có mấy ngày Tết mà ngày nào con cũng phải gói bánh”.
Chưa kịp nói hết câu, mẹ chồng tôi tức tối: “À, chị hay nhỉ, mới về làm dâu chưa bao lâu mà cưỡi lên đầu, lên cổ mẹ chồng à. Một mình chị vất vả, còn tôi ngồi chơi chắc. Mấy chục năm nay, tôi có dám kêu than câu nào, chị vừa làm được vài hôm thì kêu mệt, nhà này làm gì có con dâu lười biếng như chị. Sớm biết chị thế này, tôi đã kiên quyết không cho con tôi lấy chị”.
Tôi cúi gằm mặt nghe những lời mẹ chồng nói mà nước mắt chảy dài, chỉ tới khi chồng tôi nghe ồn ào dưới nhà liền chạy xuống, mới giải vây được cho vợ. Nhìn chồng tôi lóng ngóng, bên mẹ, bên vợ đều hết sức khó xử, tôi lại nén sự tủi hờn, cố gắng làm tròn phận con dâu vì anh.
Mặc dù có chồng tôi trợ giúp, nhưng phải tới tận đêm khuya, khi mắt tôi cay xè vì buồn ngủ thì số bánh mới được xếp vào nồi hấp chín.
Ngày mùng 3 trôi qua, lại vẫn tiệc tùng, dọn dẹp. Tôi đếm từng phút để qua ngày mùng 4, được về với bố mẹ mình. Nghĩ về gia đình, tôi vui vẻ hơn 1 chút. Tôi vừa hát thầm vài câu, vừa vui vẻ gói ghém đồ đạc để ngày mai đi sớm.
Bỗng, mẹ chồng tôi tất tả đi từ dưới nhà lên gõ cửa. “Lan, mẹ bảo. Mai 2 vợ chồng con về bên ngoại, bố mẹ không có quà gì gửi biếu Tết ông bà thông gia, mẹ định gói ít bánh để mai con mang về bên đấy. Hôm trước bố mẹ con sang chơi vẫn tấm tắc khen món bánh này ngon đấy”.
Tôi đang cười mà mặt méo xệch. Nhìn theo bóng dáng to béo của mẹ chồng tôi khuất sau cánh cửa, tôi chỉ còn biết thở dài nặng nề cất bước theo sau. Hì hụi tới 1 giờ đêm, mẹ chồng tôi và tôi mới xong mẻ bánh.
Tôi gần như nằm vật ra giường và đánh 1 giấc tới 5 giờ sáng hôm sau, chồng tôi lay mãi mới tỉnh giấc. Mắt nhắm, mắt mở, chúng tôi khệ nệ xách va li to tướng và cả túi bánh răng bừa cũng to không kém cạnh làm quà sang bên ngoại.
3 ngày Tết của nàng dâu mới đã trở thành nỗi ám ảnh với tôi. Nhất là năm nay, tôi lại đang có bầu. Chỉ nghĩ đến cảnh vác cái bụng to tướng ngồi quanh rổ lá, bát bột dẻo quánh và nhân thịt băm nhuyễn, tôi đã thấy kinh hãi…
Theo Eva
Sốc với 'khả năng tính toán thần tốc' của bố mẹ chồng tôi
Nghe vậy, bố chồng liền lên tiếng: "Ít đâu mà ít, bố đếm sơ sơ cũng được gần 60 triệu đấy. Cả một gia tài". Tôi hỏi lại: "Bố đếm ở đâu mà nhiều thế ạ?" thì mẹ chồng tôi bĩu môi...
Tôi thấy bố mẹ chồng kỳ ghê. (Ảnh minh họa)
Tôi năm nay 27 tuổi, chồng hơn tôi 5 tuổi là kỹ sư xây dựng, công tác xa nhà. Anh đi suốt cả tháng mới về nhà vài lần. Chính vì vậy, cho dù tôi mới sinh con nhưng chủ yếu sống với bố mẹ chồng.
Nói về gia đình chồng tôi, bố mẹ đều là công nhân về hưu nên kinh tế chỉ dừng ở mức trung bình. Vì vậy cuộc sống hằng ngày ông bà chi tiêu rất tiết kiệm. Còn về phần bố mẹ đẻ tôi thì có điều kiện hơn nên tôi thường được mẹ đẻ "viện trợ". Gần như từ khi về nhà chồng, tháng nào mẹ đẻ cũng đưa tôi đi mua váy áo, đồ dùng cá nhân, mỹ phẩm và còn cho thêm tiền tiêu vặt.
Điều này tôi cũng chẳng giấu giếm gì bố mẹ chồng, và có vẻ ông bà cũng hài lòng khi vợ chồng tôi được nhờ bên ngoại. Đôi khi, mẹ chồng còn hỏi mỗi tháng ông bà ngoại cho thêm bao nhiêu tiền? Rồi, nhiều khi mẹ chồng lại nói: "Mẹ thấy con nhiều quần áo lắm rồi, từ nay, bà có mua cho thì bảo bà quy ra tiền đi. Nhiều quá cũng phí có dùng hết đâu. Lấy tiền còn dùng vào việc khác được".
Những lời nói khi ấy tôi thấy bình thường, chỉ nghĩ mẹ chồng muốn tôi tiết kiệm để lo cho cuộc sống. Nhưng đến khi sinh con thì tôi mới hiểu, hóa ra bố mẹ chồng tôi quan tâm đến tiền và cuộc sống riêng tư của tôi quá nhiều...
Đến khi sinh con thì tôi mới hiểu, hóa ra bố mẹ chồng tôi quan tâm đến tiền và cuộc sống riêng tư của tôi quá nhiều. (Ảnh minh họa)
Tôi mới sinh con đầu lòng, bạn bè của tôi, của bố mẹ đẻ đến thăm rất nhiều. Đa phần những người đến đều cho tiền gọi là mừng tôi mẹ tròn con vuông. Hầu như họ đều cho ít nhất là 500k-1 triệu, còn nhiều thì chỉ vàng. Vì vậy bố mẹ chồng tò mò lắm.
Hôm nào có người đến thăm, ông bà cũng đon đả chào hỏi rồi quẩn quanh ở ngoài. Khi khách về thì ngó nghiêng, thậm chí hỏi là phong bì bao nhiêu tiền? Tôi vốn thẳng tính hơn nữa cũng muốn cho bố mẹ chồng biết nên bên ngoại cho bao nhiêu tôi cố tình bóc phong bì trước mặt mẹ chồng.
Những lúc như thế, mẹ chồng cứ xuýt xoa, ông này bà nọ của Sóc (con trai tôi) tốt quá, có điều kiện quá. Nhưng tôi không nghĩ bố mẹ chồng lại lưu tâm đến vậy.
Khi con trai tôi được 3 tháng, tôi xin mẹ chồng cho sang nhà mẹ đẻ chơi 1 - 2 tuần. Mẹ chồng vui vẻ đồng ý nhưng lúc tôi sắp đi thì bảo tôi đưa tiền của Sóc bà giữ hộ. Bất ngờ, tôi hỏi lại tiền gì thì bà bảo tiền lúc đẻ mọi người cho Sóc. Tôi trả lời, tiền đó tôi mua sữa, bỉm với quần áo cho con, giờ cũng chẳng còn lại bao nhiêu nữa.
Nghe vậy, bố chồng liền lên tiếng: "Ít đâu mà ít, bố đếm sơ sơ cũng được gần 60 triệu đấy. Bỉm sữa gì mà nhiều đến vậy. Cả một gia tài đấy". Tôi hỏi lại: "Bố đếm ở đâu mà nhiều thế ạ?" thì mẹ chồng tôi bĩu môi dài mà nói: "Con đừng dấu, ai đến thăm con bao nhiêu bố mẹ chả biết. Bố mẹ chỉ tính trung bình thôi, ít nhất cũng được 60 triệu. Con cứ yên tâm, bố mẹ có mỗi Sóc là cháu nội, không giữ cho nó thì giữ cho ai. Cứ yên tâm giao cho mẹ, không mất đâu".
Tôi thấy bố mẹ chồng kỳ ghê. Tiền này người ta cho con tôi, nhưng cũng là cho tôi để bồi dưỡng. Trong thời gian qua tôi đã tiêu một ít, giờ ông bà đòi giữ hộ cháu thì phải trả lời thế nào đây? Hơn nữa, nếu lần này tôi đưa thì sau này sẽ thành lệ, tôi biết ống như thế nào với bố mẹ chồng soi mói, tính toán như vậy?
Theo mọi người tôi nên làm như thế nào để vẹn cả đôi đường, không phải đưa tiền mà cũng không làm mất lòng bố mẹ chồng?
Theo Afamily
Cứ từ phòng thờ xuống chồng lại vã mồ hôi, nằm vật ra giường, ngỡ anh bị mẹ nhập... Nếu đúng mẹ chồng lại nhập vào anh thì chắc là phải tới xem thầy xem mẹ chồng tôi còn vương vấn gì không, có gì muốn con cháu làm nữa không. Nếu đúng mẹ chồng lại nhập vào anh thì chắc là phải tới xem thầy xem mẹ chồng tôi còn vương vấn gì không, có gì muốn con cháu làm nữa...