Mẹ chồng nói trong nước mắt: ‘Con thương mẹ, thương cháu thì đi bước nữa đi’
Mẹ chồng cầm tay tôi, rớm nước mắt: “Con còn trẻ, đời còn dài. Căn nhà này không có bóng dáng đàn ông cũng mấy năm rồi. Con thương mẹ, thương cháu thì đi bước nữa đi con”.
Chết đứng khi mẹ chồng mời người tình của chồng đến ăn TếtTôi mới về làm dâu chưa lâu, mẹ chồng đã lộ bản chấtTôi hối hận vì đã làm dâu nhà này!Con dâu ngoan hiền chống nạnh quát “không thèm nể nang” mẹ chồng nữa
Ngày nhà anh đem trầu cau, lễ lộc đến hỏi cưới, tôi thấy mẹ tôi rơi nước mắt. Tôi thừa hiểu, đó là những giọt nước mắt lo lắng, buồn bã chứ không phải hạnh phúc. Tôi lấy chồng rồi là đi luôn, vì nhà chồng tôi quá xa. Suốt cả buổi lễ, thỉnh thoảng mẹ tôi lại lấy tay quẹt nước mắt. Mẹ chồng tôi đứng bên cạnh, cứ nắm chặt tay còn lại của mẹ tôi như để an ủi.
Lúc tiễn bố mẹ tôi về, mẹ chồng đã ôm lấy mẹ tôi. Những lời của mẹ chồng hôm ấy, tôi sẽ không bao giờ quên. “Anh chị cứ yên tâm. Tôi cũng phận gái lấy chồng xa quê nên tôi hiểu con bé sẽ tủi thân thế nào. Tôi nhất định sẽ thương yêu nó thay cả phần của anh chị”. Và mẹ đã làm đúng như thế.
Suốt 6 năm làm dâu, chưa một ngày tôi dậy sớm quét sân, nấu ăn, trừ mấy ngày giỗ, tiệc bởi mẹ luôn bắt ép tôi ngủ nghỉ cho khỏe. Chiều đi làm về tôi cũng không lo chuyện cơm nước vì đã có sẵn sàng rồi. Ngày chủ nhật, mẹ còn bắt chồng tôi đưa tôi đi chơi, đi cà phê, ăn uống xả stress. Chưa kể nếu chồng tôi lỡ to tiếng nạt nộ tôi, chắc chắn anh sẽ bị mẹ trách mắng. Đến chồng tôi vẫn hay đùa tôi làm dâu sướng nhất quả đất này.
Mẹ chồng luôn bênh vực tôi, làm chỗ dựa cho tôi. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Khi con lên 3 tuổi, tai họa ập xuống nhà tôi. Chồng tôi bị tai nạn giao thông, mất ngay tại chỗ. Hôm đó, tôi ngất lên ngất xuống. Nhà chỉ có hai mẹ con nhưng mọi chuyện hậu sự cho chồng đều do mẹ chồng tôi lo hết. Bà còn mời y tá về tiêm thuốc an thần cho tôi. Suốt mấy ngày tôi không ăn được gì. Bà lại phải bón từng thìa cơm cho tôi vì sợ tôi ngã gục, bà luôn an ủi tôi là phải cố giữ sức vì con cái.
Đến khi đưa chồng tôi ra huyệt, tôi mới thấy mẹ gục xuống khóc. Lúc này, tôi mới nhận ra mình quá yếu đuối, người đau nhất phải là mẹ chứ không phải tôi. Tôi cùng lắm sống với chồng được vài năm, còn mẹ nuôi nấng anh, chăm sóc anh từ nhỏ. Vậy mà, mẹ lại nén đau để làm chỗ dựa cho tôi.
Sau khi chồng mất, gia đình tôi lặng lẽ hẳn đi. Mẹ chồng tôi cũng không muốn ở nhà nữa mà xin phụ một quán cơm. Mẹ nói mẹ ở nhà buồn, thấy di ảnh của chồng tôi càng đau lòng nên mới đi làm. Nhưng tôi biết, mẹ đi làm là vì muốn bớt đi gánh nặng kinh tế cho tôi. Tôi và mẹ cứ thế dựa vào nhau mà sống.
Suốt 6 năm làm dâu, chưa một ngày tôi dậy sớm quét sân, nấu ăn, trừ mấy ngày giỗ, tiệc bởi mẹ luôn bắt ép tôi ngủ nghỉ cho khỏe. (Ảnh minh họa)
Duy chỉ có một điều, sau khi mãn tang chồng tôi, mẹ cứ liên tục dẫn đàn ông về nhà giới thiệu cho tôi. Tôi không đồng ý ai hết và cũng nói thẳng là trọn đời này sẽ sống như vậy để chăm mẹ, nuôi con, thờ chồng. Mỗi lần nghe như thế, mẹ đều thở dài rồi lặng lẽ đi làm việc nhà.
Tối hôm qua, mẹ gọi tôi vào phòng. Mẹ nắm tay tôi rất lâu, rất lâu rồi mới mở lời: “Con còn trẻ, đời còn dài. Căn nhà này không có bóng dáng đàn ông cũng mấy năm rồi. Ở chỗ làm mẹ có một anh chàng, lớn hơn con vài tuổi cũng vừa chia tay vợ. Được cái họ chưa con cái gì nên con cũng không cần lo lắng nhiều. Con thương mẹ, thương cháu thì đi bước nữa đi con. Con lấy chồng rồi, mẹ sẽ nuôi thằng Ken. Nếu không thì căn nhà này mẹ nhường cho vợ chồng con hẳn, mẹ chuyển đến ở nhà dì con cũng được”.
Mẹ vừa nói vừa nhìn tôi. Trong cái nhìn ấy, tôi cảm nhận được tình thương của mẹ. Tôi lắc đầu. “Con không lấy ai cả. Đời này con không còn chồng thì chỉ còn mẹ và con trai con thôi”. Mẹ khóc, tôi cũng khóc. Tôi biết mẹ thương tôi. Nhưng tôi phải làm sao để mẹ không dẫn ai tới giới thiệu và thúc ép tôi lấy chồng nữa đây bởi giờ tôi vẫn chưa sẵn sàng để bước thêm bước nữa.
Theo Phununews
Đừng bao giờ coi mẹ chồng như mẹ đẻ
Các cô gái ạ, mẹ chồng thì mãi mãi là mẹ của chồng. Bà có thể rất tốt với bạn, có thể nuông chiều bạn, nhưng chắc chắn đó không phải là tình yêu tuyệt đối và vô điều kiện.
Tôi từng đọc trên một tờ báo, ai đó viết rằng: "Khi bạn đã về làm dâu, mẹ chồng cũng luôn muốn mở rộng lòng đón bạn. Và nếu đã cố gắng coi một người lạ như bạn là con cái trong nhà, thì bà cũng muốn bạn xem bà như mẹ. Vì vậy hãy coi mẹ chồng mình như mẹ đẻ". Lý thuyết là thế, nhưng sự thật có như vậy không?
Hình minh họa
Không bao giờ như vậy. Mẹ đẻ bạn luôn luôn khác mẹ chồng. Mẹ đẻ đau đớn sinh bạn ra, cần mẫn nuôi bạn hơn 20 năm trước khi bạn xuất giá, có với bạn bao nhiêu kỉ niệm và ràng buộc. Bà hạnh phúc khi bạn thành công, nhưng cũng dễ dàng cảm thông khi bạn thất bại. Bà hiểu rõ thói quen, tật xấu và những ưu điểm/ nhược điểm của con người bạn. Bà chấp nhận chúng. Trước mẹ đẻ, bạn chẳng phải giấu diếm gì.
Mẹ chồng thì không thế. Bạn bước vào nhà chồng không hoàn toàn do mong muốn của bà, mà bởi tình yêu của chồng bạn. Hãy tưởng tượng một người lạ bước vào nhà, bạn sẽ có cảm giác như thế nào, bạn có dễ dàng yêu thương tuyệt đối được họ hay không?. Cảm giác của mẹ chồng bạn lúc ấy, chẳng khác biệt là mấy. Tình yêu bà dành cho bạn, nếu có, chẳng qua là tình yêu mà bà dành cho chính con trai của mình.
Tôi nhớ một người bạn của tôi, năm 28 tuổi, cô ấy bước vào nhà chồng với niềm hân hoan: "Mẹ chồng tớ tốt lắm, chiều tớ còn hơn mẹ đẻ". 32 tuổi, cô chạy ra khỏi hôn nhân, chua xót, buồn rầu: "Mẹ chồng vẫn mãi là mẹ chồng bạn ạ". Chẳng phải bà xấu xa gì, nhưng khi cần bảo vệ, bà vẫn chọn con trai, dù con bà đúng hay sai chăng nữa. Quá mệt mỏi vì cô đơn trong gia đình, chị tay trắng ôm con, viết đơn ly dị.
Vậy đấy, đừng có bao giờ coi mẹ chồng như mẹ đẻ. Đừng "cãi" bà một cách gay gắt và khăng khăng làm theo ý mình như bạn vẫn làm ở nhà. Đặc biệt, đừng can thiệp vào những việc nhà chồng mà bạn chẳng mấy liên quan, đặc biệt là việc mà bà đã quyết. Mẹ đẻ có thể chấp nhận tính khí đó của bạn, nhưng mẹ chồng thì không. Dù mẹ chồng đúng hay sai, bạn hãy cứ tôn trọng ý kiến của bà, nhã nhặn thể hiện thái độ hợp tác. Bạn hãy tranh thủ khi hai mẹ con tỉ tê tâm sự, hoặc lúc bà vui vẻ thể hiện chính kiến của mình, thay vì dội vào bà một "gáo nước lạnh".
Coi mẹ chồng khác mẹ đẻ để luôn cân nhắc trước những việc mình làm. Mình như vậy có vô ý không, nếu đặt ở cương vị của mẹ chồng, mình có thấy khó chịu?. Mình nói xấu con của bà thì bà nghĩ gì?. Cân nhắc và "uốn lưỡi" trước khi nói. Bởi mối quan hệ giữa hai người phụ nữ chung tình yêu với một người đàn ông, dễ tổn thương và va vấp gấp trăm lần các mối quan hệ khác.
Đừng nói bô bô những điều mình nghĩ và mình muốn với mẹ chồng. Bạn không nói dối, nhưng hãy diễn đạt khéo léo những gì mình nghĩ. Cứ nói chuyện chân thành nhưng chẳng quá thô và thật. Bởi vì, người già vô cùng nhạy cảm. Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu càng nhạy cảm lâu nay. Có thể bà sẽ buồn, sẽ giận chỉ vì một điều mà bạn cho là rất đỗi bình thường.
Người xưa có câu "Vợ chồng kính nhau như khách", ý nói vợ chồng vẫn phải tôn trọng, nâng niu nhau như khách thì mới mong có mối quan hệ bền vững, tốt đẹp. Có lẽ, cũng nên có câu rằng: "Nàng dâu kính mẹ chồng như khách". Vì bà là khách quý, nên ta cứ cẩn trọng, khéo léo và dịu dàng. Vì bà là khách quý, nên ta cứ yêu thương chân thành, chắc chắn ta sẽ nhận lại được những "hồi đáp" tốt đẹp.
Theo Phununews
Hì hục cả tiếng không thấy ga giường có 'thứ ấy', chồng tát tôi rồi xỉ vả Tôi ân hận quá, đáng ra tôi nên nói với anh sớm hơn, đáng ra tôi không nên giấu đến cùng, biết đâu mọi thứ đã khác rồi... Tôi và anh quyết định làm đám cưới sau gần 1 năm yêu đương tìm hiểu. Anh hơn tôi 3 tuổi, thành đạt, gia đình cơ bản. Nhà tôi với nhà anh cũng môn đăng...