Mẹ chồng nổi khùng khi tôi bù đắp cho nhà đẻ
Bà giận suốt một tháng vì tôi cho em gái 15 triệu đồng làm phần thưởng mừng nó đỗ đại học.
Tôi mệt mỏi khi sống với người mẹ chồng luôn lo sợ con dâu mang hết của cải về nhà đẻ. Bà quán triệt xuất giá tòng phu; phận làm dâu, tôi phải chu toàn cho nhà chồng mà không được giúp đỡ bố mẹ ruột dù chỉ là vài khoản lặt vặt.
Ảnh minh họa: Babble.
Đang đi công tác, tôi nhận được điện thoại từ mẹ chồng, giọng sốt sắng, hỏi: “Cái xe đạp của con Mít đâu?”. Tôi chưa kịp trả lời, bà nói dồn dập: “Cô lại mang cho ai đằng nhà cô rồi? Tôi mới đi vắng có mấy ngày mà cô đã gom hết mang về bên ấy”. Giọng mẹ chồng vang lên oang oang trong điện thoại, lọt ra ngoài, khiến tôi xấu hổ với đồng nghiệp. Tôi bảo chị hàng xóm mượn mấy hôm cho con gái chị ấy tập đi xe đạp thì bà “hứ” một cái rồi tắt điện thoại đánh rụp.
Video đang HOT
Tôi, 35 tuổi đã là phó giám đốc công ty, lại một tay gây dựng cơ ngơi nhà, xe đầy đủ. Cũng chính thế bà luôn lo sợ tôi lén chồng bù trì cho nhà đẻ; nỗi ám ảnh tới mức bà phải từ bỏ cuộc sống yên bình ở quê, lên thành phố giúp con trai “canh của”. Từ ngày sống cùng gia đình tôi, mẹ chồng can thiệp vào mọi chuyện, từ sinh hoạt phí đến tiền chợ, tiền đi du lịch, khoản tiêu vặt của các cháu… Hễ tôi sắm sửa gì cho bố mẹ đẻ và các em, bà lập tức lên tiếng.
Cuối tuần, thấy tôi sắp xếp mấy bộ quần áo cũ cho vào túi, bà biết con dâu chuẩn bị mang về quê cho họ hàng nên tỏ vẻ khó chịu. Bà bảo mấy cô em chồng tôi ở quê cũng thiếu thốn mà chẳng được quan tâm, chỉ quan tâm… người dưng. Tôi cười, hứa sẽ mua tặng các em vài bộ mới còn đồ cũ đã nói cho người ở quê thì phải cho, kẻo họ trách. Mẹ chồng tôi vẫn không vừa lòng, tự mở túi lựa ra những chiếc đẹp nhất để giữ lại.
Mỗi ngày, bà khám phá một ngóc ngách trong nhà tôi để tìm xem có gì lâu không dùng thì xin cho con, cháu ở quê. Bà cũng thường xuyên đòi hỏi “cô ba làm nhà, chứ tư mở quán… hai vợ chồng liệu mà giúp đỡ”. Tôi đưa 20-30 triệu đồng, bà chê ít, nói: “Chị dâu làm sếp mà cho em được nhiêu đó”. Mẹ chồng không hiểu rằng chúng tôi cũng đang nuôi hai con tuổi ăn học và nhiều dự định khác phải phấn đấu.
Em gái út đỗ đại học, tôi nhận nuôi nó bởi bố mẹ đã già dù biết trước mẹ chồng sẽ không vừa ý. Tuy nhiên tôi nghĩ tiền do mình làm ra, chẳng có lý do gì phải giấu giếm, nên tôi cho em cái gì cũng công khai. Cách đây một tháng tôi đưa em 15 triệu đồng để mua chiếc xe máy cho tiện việc đi học thì mẹ chồng tôi nổi giận. Bà bảo tôi coi thường lời bà nói, sống phân biệt bên nội – bên ngoại, cái gì cũng gom góp mang về nhà đẻ.
Không chịu được sự vô lý, tôi nói lại thì mẹ chồng bật khóc. Bà bảo tôi cậy làm ra tiền nên không coi mẹ chồng ra gì rồi mặt sưng, mày xỉa cả tháng trời.
Chủ động kinh tế mà tôi vẫn không thể thoải mái chăm sóc gia đình, người thân của mình, cảm giác thật khó chịu. Tôi không muốn sống trong sự kìm kẹp của mẹ chồng nhưng cũng chẳng muốn làm mọi chuyện rối tung lên để tất cả đều mệt mỏi. Hy vọng độc giả cho tôi lời khuyên để ứng xử khéo léo, không trở thành người con dâu vô lễ mà vẫn báo hiếu được gia đình bên ngoại.
Theo Ngoisao.net
Mẹ chồng "nhất bên trọng, nhất bên khinh" hay nàng dâu "từ bụng ta suy ra bụng người"?
Hồi tôi sinh con gái đầu lòng bản thân cũng có muôn vàn nỗi lo lắng. Tôi người miền Trung, lấy chồng người Bắc. Quê tôi có tục lệ sinh con đầu lòng, ba tháng mười ngày đầu tiên về ngoại chăm sóc.
Nhưng ở ngoài Bắc thì không như vậy, họ coi việc để con dâu về nhà đẻ sinh nở là không hay, là thiếu trách nhiệm, sợ mang tiếng này tiếng nọ.
Từ khi có bầu được 5 tháng tôi đã bắt đầu mon men thuyết phục chồng cho tôi về ngoại sinh. Anh nói ông bà nội chắc sẽ không ưng, vả lại xa xôi quá anh làm sao về chăm nom vợ con thường xuyên được.
Cuối cùng bố tôi phải đích thân gọi điện cho thông gia, xin mẹ chồng tôi được đón tôi về nhà thời kì sinh nở. Đợt đó, tôi bị biến chứng thai sản, sau sinh nằm viện nửa tháng liền, thật may là ở nhà, có bố mẹ, anh chị em, bà con thường xuyên thay nhau chăm nom. Nếu ở nhà chồng mà gặp sự cố như thế chắc không tránh khỏi sợ hãi buồn tủi.
Bạn thật may mắn vì có mẹ chồng và chồng hiểu chuyện và tâm lý như thế. Nếu bình thường mẹ chồng khắt khe ác cảm với bạn thì bạn có lý do để cho rằng mẹ chồng không thương mình nên không muốn chăm sóc. Đằng này, mẹ chồng bạn vốn rất tốt, rất thương con dâu. Việc khuyên bạn về quê, một là nghĩ cho bạn, hai là nghĩ cho con gái mình. Vì mẹ chồng bạn là phụ nữ, bà hiểu rõ tâm lý thường tình đó.
Nếu mẹ chồng muốn đón con gái mình về ở cữ nhưng nhất định không cho con dâu về nhà đẻ thì mới đáng trách chứ, phải không? Chưa nói đến việc hết thời gian ở cữ, bạn đi làm thì mẹ chồng sẽ chăm con cho bạn, thời gian còn lâu còn dài, còn vất vả nhiều. Là bạn đã hơi so đo tính toán rồi "từ bụng ta suy ra bụng người" chứ tôi tin mẹ chồng và chồng bạn tuyệt đối không có ý đồ gì gây thiệt thòi cho bạn cả.
Phản hồi của độc giả Thu Hằng
Theo dantri.com.vn
"Làm dâu thật khó, nhưng làm mẹ chồng còn khó hơn" Ai cũng nói làm dâu thật khó, nhưng làm mẹ chồng thời nay còn khó hơn. Vì mẹ chồng dù có cố gắng đến đâu cũng rất khó để vừa lòng những nàng dâu thời hiện đại. Từ trước tới giờ tôi rất ít khi bình luận trên báo, nhưng hôm nay tôi đã đăng nhập bình luận chỉ vì muốn nói với...