Mẹ chồng nhờ cơm nước hộ vì bận vụ mùa, con dâu bầu 7 tháng trốn về nhà ngoại nghỉ ngơi và cái kết
Gần tháng sau Thy mới về, nhà chồng đã xong đợt bận rộn, Thy thở phào nhẹ nhõm. Cuối tuần chồng Thy về, bố mẹ chồng gọi 2 vợ chồng cô đến nói chuyện…
Sau khi kết hôn, vì có bầu ngay mà chỗ làm lại xa nhà chồng nên Thy bàn với chồng xin nghỉ làm, sau này con cứng cáp lại gửi bà nội trông hộ rồi đi làm lại sau. Chồng Thy nghĩ thương vợ mệt mỏi nên đồng ý, bố mẹ chồng cô cũng chẳng phản đối.
Mấy tháng đầu bầu bí, Thy có nghén nhưng không tới nỗi không làm được gì. Dẫu vậy cô vẫn chẳng động tay, mọi việc nhà để mẹ chồng làm hết, thậm chí ăn xong bát cô còn chẳng rửa. Mà nhà chồng Thy là gia đình nhà nông, công việc vất vả song chẳng giàu có gì, bố mẹ chồng cô năm nay 60 tuổi vẫn đi làm nông, phơi nắng phơi mưa bình thường. Trưa hay chiều đi làm về, mẹ chồng cô lại lao vào bếp nấu cơm, xong xuôi mới gọi con dâu trong phòng ra ăn.
Chồng Thy đi làm công ty khá xa nhà, thường chỉ cuối tuần mới về thăm vợ và bố mẹ. Có lần chồng Thy về thấy như thế, liền nhắc nhở vợ ở nhà rảnh rỗi thì giúp bố mẹ nấu cơm, quét cái nhà, đâu nặng nhọc gì. Thy liền rơm rớm nước mắt: “Em mệt nên mới phải nhờ mẹ, chứ em khỏe thì em đâu dám phiền. Anh không thương em cũng phải nghĩ cho con chứ?”. Nghe thế chồng cô lại thôi.
Ảnh minh họa
Qua tháng thứ 5 hết hẳn nghén nhưng Thy vẫn chẳng động tay vào việc gì. Với lại chả thấy mẹ chồng phàn nàn câu nào, nên cô cứ mặc sức hưởng thụ sự chiều chuộng của ông bà.
Khi Thy mang bầu tới tháng thứ 7, nhà chồng cô bước vào vụ mùa bận rộn tối tăm mặt mũi. Sáng bố mẹ chồng cô đi từ tinh mơ tới trưa muộn mới về, chiều lại phải làm sớm tới tối mịt. Lúc xong việc thì đã đói mềm người, lại muộn lắm rồi chẳng kịp nấu cơm nước gì cả. Trong khi Thy có tiền lương chồng đưa để chi tiêu nên cô thường mua nhiều đồ ăn vặt cất trong phòng, vì thế cô chẳng bị đói bao giờ.
Được mấy hôm, mẹ chồng vào phòng Thy, nhẹ nhàng bảo cô cố gắng giúp ông bà cơm nước trong đợt này, chắc tầm nửa tháng đến 20 ngày. Bà chỉ cần cô hộ nấu cơm thôi, việc nhà khác không cần. Thy không muốn song ngại từ chối, nên vâng dạ đồng ý.
Video đang HOT
Ngày hôm sau bắt đầu phải nấu cơm, bầu bí đã nóng, trời còn nóng nực, phải vác cái bụng đã kềnh càng vào bếp khiến cô muốn phát điên. Nguyên chuyện đứng lên ngồi xuống đã là một cực hình chứ đừng nói băm chặt, thái thái xào xào. Nấu được bữa cơm xong thì cũng mệt bã người, hết muốn ăn uống gì nữa. Cái đà này cứ tái diễn 20 ngày nữa chắc cô rồ người lên thật. Phải nghĩ cách gì thoát thân thôi!
Hôm sau, Thy liền thỏ thẻ xin phép mẹ chồng cho về ngoại chơi ít ngày. Mẹ chồng cô tỏ vẻ ngạc nhiên thấy rõ, vì bà đinh ninh bà với cô đã thống nhất từ trước là cô đảm nhận cơm nước hết đợt bận này. “Nhà mình neo người quá, con xem…”, bà ngập ngừng nói với Thy. Cô liền biết bà không muốn cho cô đi, muốn cô ở lại phục vụ cơm nước đây mà! Thật quá đáng, bà làm gì có quyền cấm cô về ngoại hay không chứ. Cô chả phải người ở nhà bà, đi đâu chỉ cần thông báo thôi nhé!
Sáng sớm hôm sau, bố mẹ chồng vừa đi làm thì Thy cũng xách hành lí bắt xe ôm ra bến xe về nhà mẹ đẻ. Tới trưa mẹ chồng cô về, thấy nhà cửa vắng tanh liền gọi cho con dâu, lúc ấy mới hay biết sự thật. Bà im lặng một lúc lâu, chỉ hỏi cô bao giờ về chứ không trách móc câu nào. Thy cười thầm, đấy, đợi xin phép thì đến mùa quýt, tốt nhất thích là cứ đi, sau đó thông báo sau, bà cũng chẳng làm gì được. “Chắc con ở chơi lâu lâu mẹ ạ, sang tháng bụng to cũng không đi được nữa, ít nữa đẻ xong lại phải hết cữ mới đi được cơ”, Thy ngọt ngào đáp lời. Mẹ chồng cô chỉ “ừ” một tiếng rồi cúp máy.
Ảnh minh họa
Gần tháng sau Thy mới về, nhà chồng đã xong đợt bận rộn, Thy thở phào nhẹ nhõm. Cuối tuần chồng Thy về, bố mẹ chồng gọi 2 vợ chồng cô đến nói chuyện: “Bố mẹ quyết định rồi, sẽ để các con ra ở riêng. Các con còn trẻ, hẳn là muốn riêng tư và tự do. Trưởng thành có gia đình riêng rồi, cũng nên tự lập nữa. Tạm thời các con cứ thuê nhà gần chỗ làm của thằng Long (tên chồng Thy) đi, cũng là để vợ chồng con cái được ở gần nhau. Sau này rồi tính chuyện mua đất xây nhà sau”.
Chồng Thy và Thy đều ngạc nhiên, song chẳng ai vui mừng cho lắm. Thy thấy cứ sống chung thế này cũng khá ổn, chưa có nhu cầu ra riêng. Long lại càng không muốn, vì mỗi anh đi làm có lương, lại thuê nhà nữa và nuôi vợ con nữa thì sao đủ? Ở chung không cần thuê nhà, còn được ông bà nuôi ăn vợ con anh. Nhưng bố mẹ anh đã kiên quyết, thành ra Long và Thy chỉ còn cách đồng ý.
Thy vác bụng bầu 8 tháng tới nhà trọ mới thuê gần chỗ Long làm, 2 vợ chồng bắt đầu cuộc sống riêng. Vì Long đi làm cả ngày nên cơm nước, việc nhà nghiễm nhiên Thy phải làm. Thy kêu oai oái với chồng, Long cười nhạt: “Mang bầu mệt nhưng không có nghĩa không làm nổi cái gì. Nấu cơm với quét cái phòng trọ bé tí hin này thì có gì mà em kêu như vạc thế? Ai chẳng phải đi làm, nhìn điều kiện nhà mình chứ, muốn sướng sao trước đây không chọn chồng giàu mà lấy?”. Thy cứng họng, lại chạnh lòng nhớ những ngày ở nhà chồng có mẹ chồng gánh hết mọi việc.
Lúc sinh con, mẹ chồng không gọi cô về, chỉ đến chăm cho Thy nửa tháng, bà ngoại cũng đến nửa tháng. Đầy tháng là chỉ còn cô tự trông con, cơm nước, việc nhà. Hôm nào chồng về sớm còn đỡ đần được, chứ hôm nào phải tăng ca 9 – 10 giờ đêm mới về thì Thy thật sự khóc không ra nước mắt. Mà Long nói, giờ gánh nặng kinh tế đều dồn lên vai anh, không làm thêm thì đổ thóc giống ra mà ăn.
Thy oán trách với Long việc mẹ chồng không đón mẹ con cô về chăm, nhà người ta thì chăm con dâu ở cữ tới 3 – 4 tháng. Long nhếch miệng: “Bà làm gì có nghĩa vụ đấy, bà nuôi tôi khôn lớn trưởng thành là hết trách nhiệm, giờ bà còn phải mưu sinh kia kìa, con cháu chả cho được gì còn đổ trách nhiệm lên vai bà? Hơn nữa, cô trước đây đối xử với bà thế nào, đã bao giờ coi bà như người trong nhà, thương xót bố mẹ chồng chút ít? Bà nuôi không cô, chiều chuộng cô như thế. Tiền tôi đưa cô cũng tiêu 1 mình, nhưng mới phải nấu cơm có vài bữa cô đã kiếm cớ chuồn, không cần biết ai vất vả thế nào. Cô mang thai sức khỏe bình thường chứ ốm yếu gì đâu. Bà thất vọng về cô, nên mới bảo chúng ta ra riêng, thôi thì cuộc sống của ai người đấy tự lo, cô cũng tự lo những việc của mình đi!”.
Thy nghẹn lời chẳng phản bác được gì. Bởi có lẽ những điều Long nói đều đúng cả.
Theo Afamily
Những hành động của mẹ chồng khuất phục các nàng dâu
Mối quan hệ Mẹ chồng - nàng dâu vốn dĩ vẫn là nỗi lo lắng của không ít các chị em.
ảnh minh họa
Mẹ chồng ghê gớm, hay săm soi và những câu chuyện về khác biệt giữa các thế hệ vẫn luôn được các mẹ bỉm sữa truyền tai nhau. Mới đây nhất, đoạn clip ngắn về việc mẹ chồng đắp chăn cho con dâu ngay lập tức làm chị em dậy sóng. Theo đó, đoạn clip mô tả cảnh hai vợ chồng đang ngủ say thì mẹ chồng xuất hiện. Bà len lén, nhẹ nhàng kéo chăn đắp cho con dâu. Hành động đó khiến không ít chị em xúc động về "mẹ chồng người ta".
"Ôi! Mẹ chồng nhà người ta đây chứ đâu. Nhìn cách bà đắp chăn cho con trai mà buồn cười quá", thành viên Mai Loan . Bạn trẻ khác cũng bày tỏ niềm ước ao: "Chỉ cần gặp được mẹ chồng như này, nhất định sẽ không để tuột khỏi tay!".
Nhiều chị em cũng tranh thủ vào bình luận tiếp thêm động lực cho phụ nữ. Chị H.L kể: "Mẹ chồng mình còn tốt hơn thế này í. Lúc mình đi cùng bà từ Vũng Tàu lên Sài Gòn bị say xe ói lên ói xuống, mẹ chồng mình chăm sóc, cho mình gác đầu lên đùi, vỗ lưng lấy nước cho uống. Lúc đó trong người yếu mà say xe nên chỉ biết nằm yên 1 cục. Lúc đó thương mẹ chồng vô cùng luôn ấy chứ."
Thực tế, có không ít mẹ chồng như vậy. Một số hành động của mẹ chồng tốt luôn khiến các nàng dâu nể phục.
Bênh vực con dâu
"Mẹ chồng tôi rất ít nói nhưng khi bà nói thì luôn khiến các con phải nghe. Có lần bố chồng tôi mắng tôi một việc rất vô lý. Khi tôi ấm ức khóc thì bà lớn tiếng quát ông khiến ông phải dừng lại "bài nói" của mình. Tôi rất cảm động vì điều đó. Tôi hiểu bà coi tôi như con gái nên đã không hùa vào với bố chồng để mắng tôi. Sau lần ấy, tôi cảm thấy gần gũi với mẹ chồng nhiều hơn".
Không nói xấu con dâu với người khác
"Khi tôi về nhà chồng, các cô các thím đằng nhà chồng đều tỏ ra là những người rất ghê gớm. Hễ tôi làm điều gì không vừa ý là nhận ngay cái nguýt dài và những lời bóng gió. Tôi là đối tượng thường xuyên bị nói xấu giữa những cuộc vui gặp mặt cả nhà. Nhưng tuyệt nhiên, tôi chưa bao giờ thấy mẹ chồng tôi nói xấu điều gì về tôi. Tôi cũng chưa bao giờ thấy các cô hay thím nào nói rằng mẹ tôi phàn nàn về tôi. Trong khi đó, bà có gì cần góp ý, bà rất ý tứ lựa gặp riêng tôi để góp ý. Tôi cảm thấy biết ơn mẹ chồng vì điều này và trân quý bà hơn."
Vui vẻ, trân quý nhà mẹ đẻ của nàng dâu
"Tôi đi làm dâu 10 năm nay, suốt thời gian ấy, điều tôi cảm thấy yêu ở mẹ chồng nhất là bà luôn tôn trọng gia đình mẹ đẻ của tôi. Điều đó khiến tôi cũng cảm thấy mình được tôn trọng. Và cũng nhờ đó, mỗi khi có khúc mắc hai mẹ con là tôi lại nghĩ đến những tình cảm mẹ chồng dành cho nhà ngoại của tôi để mà xí xóa cho nhau. Mỗi khi tôi gia đình có việc, tôi đều được mẹ chồng khuyến khích cho về. Khi mẹ tôi ốm, dù nhẹ, bà cũng bảo tôi nên về thăm nhà. Có những Tết, tôi được triền miên về ngoại hưởng Tết ngoại. Mẹ chồng tôi bảo: "mẹ cũng đi lấy chồng, mẹ hiểu càng xa gia đình càng thương mẹ đẻ". Tôi rất xúc động trước sự hiểu biết và tình cảm của mẹ chồng tôi".
Chủ động hòa giải khi gia đình con trai có xích mích
"Vợ chồng nào cũng có xích mích, cãi cọ. Các con cần an hòa mà giải thích, không phải động tí là làm ầm ĩ lên, người ngoài biết, họ sẽ cười chê". Mẹ chồng tôi vẫn thường nói như vậy mỗi khi vợ chồng tôi xảy ra cãi cọ, xích mích. Trong mắt tôi, mẹ chồng là người tốt bởi luôn nhắc nhở con cái sống hòa hợp, nhường nhịn để cuộc sống gia đình thêm hài hòa, êm ấm, hạnh phúc. Có chuyện không đúng, không phải thì nhắc nhở, bảo ban nhau nhẹ nhàng, người bớt đi một câu, người nhường đi một bước không nên làm ầm ĩ mọi chuyện... Vợ chồng tôi vốn khắc khẩu, nếu không ở cùng bà, có lẽ chúng tôi đã chia tay từ lâu. Tôi luôn thầm cảm ơn mẹ chồng vì điều này.
Theo Giadinh
Bí mật về vị khách lạ với món quà khủng trong đám cưới khiến cô dâu khóc thét Trong đám cưới, tôi để ý có một vị khách không mời xuất hiện và mang theo một món quà lớn. Tôi năm nay 28 tuổi. Ngay từ nhỏ, bố mẹ tôi thường đi làm xa nên tôi lớn lên bên bà ngoại. Bà ngoại chính là người mà tôi thương yêu nhất. Đầu năm lớp 12, do không có sự kèm cặp,...