Mẹ chồng nhất bên trọng, nhất bên khinh
Ngày lấy Đức, Hiền không nghĩ cuộc sống gia đình có quá nhiều vấn đề mà nàng không thể lường trước được như thế.
Cuộc sống vợ chồng va chạm,con cái, kinh tế, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu… khiến Hiền nhiều lúc phát điên. Đi làm về nhà mệt mỏi, muốn được nghỉ ngơi cũng không có giây phút nào yên tĩnh. Đi ra đi vào chạm mặt nhau với mẹ chồng làm cho chị lúc nào cũng cảm thấy như mình sắp nổ tung ra mất.
Chồng Hiền là một người đàn ông chín chắn, hiền lành. Nhưng anh thuộc dạng người kiệm lời ít nói. Đức không mấy khi thể hiện cảm xúc ra ngoài. Anh cũng không hay chia xẻ những chuyện vụn vặt cùng với vợ. Nói chung thì đàn ông đều thế.
Anh sẽ không tỏ ra xót xa hay vồn vã an ủi nếu Hiền đi làm về bị mưa ướt, nhưng hôm sau anh sẽ lặng lẽ để áo mưa vào cốp xe cho chị. Nếu như chị nói thích ăn gì đó, anh cũng chỉ im lặng, nhưng hôm sau anh sẽ mua món đó về nhà. Nếu chị bực bội vì đứa con trai quấy khóc khi chị đi làm về, anh sẽ lặng lẽ bế con đi ra chỗ khác và sẵn sàng cho con ăn. Anh có thể nghe chị cằn nhằn cả ngày mà không nói lại câu nào, vì anh biết, tính hiền chỉ thế thôi, nói xong lại quên ngay. Nhưng, nếu Hiền phàn nàn về mẹ chồng, anh sẽ bảo:
- Anh không can dự, làm con hay làm mẹ, cứ nhún nhường, biết phải, biết trái là được.
Vợ chồng Hiền không ở chung nhà với mẹ chồng, nhưng là trên cùng một mảnh đất, ngoài ra, vợ chồng chú út cũng ở cùng đó. Trước khi Mạnh, con trai út lấy vợ, mối quan hệ giữa anh chị em đều không có điều tiếng gì. Nhưng khi có thêm cô em dâu về thì gia đình dường như không yên ổn như trước nữa.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu giữa Hiền và mẹ chồng trước kia chỉ là những con sóng ngầm thì nay trở thành sóng dữ. Nhưng để ý, dò xét vụ vặt chỉ để trong lòng thì nay bật thành lời. Quan hệ chị em trong gia đình cũng không được như xưa.
Chuyện bắt đầu từ khi xây nhà, đó là chuyện quan trọng tron gia đình. Để xây căn nhà đó, vợ chồng Hiền cũng phải góp hết số tiền mà hai vợ chồng dành dụm suốt mấy năm trời! Nhưng từ khi có nhà mới, mẹ chồng Hiền cứ ra vào là nhà mới để cho chú út chứ không phải là cho vợ chồng con cả là Hiền và Đức. Hiền nghe được vậy, nên không khỏi chạnh lòng. Nhưng mọi thứ mới chỉ là lời nói nên chị cũng không bận lòng quá nhiều. Chị chỉ không hiểu được tại sao mẹ chồng lại phải nói bóng gió như thế với người ngoài mà không nói thẳng với tất cả mọi người trong gia đình. Kể cả là cho chú út, chị cũng không tranh giành. Phận làm con nhất lại là dâu, chị cũng không đòi hỏi quá nhiều.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu giữa Hiền và mẹ chồng trước kia chỉ là những con sóng ngầm thì nay trở thành sóng dữ. (Ảnh minh họa)
Nhưng dần dần, chị nhận ra, mẹ chồng ngày càng thu vén cho cậu con út, dâu út cũng vì thế mà nhẹ nhàng hơn. Đi làm về, bà trông cháu, cơm nước sẵn, tiền ăn chỉ đóng cho ông bà cho có lệ, vì bố mẹ chồng Hiền vẫn làm ra tiền.
Hiền lại nghĩ những ngày mình về làm dâu, tối mắt, tối mũi, thức khuya dậy sớm để cơm nước, giặt giũ, rồi mới được đi làm. Tiền ăn thì vẫn phải đóng góp cho đủ. Không những thế, mẹ chồng còn hay để ý, nói bóng nói gió nọ kia…Có hôm vì mệt, Hiền bảo Đức giặt giúp mình ít quần áo, Đức không ngại những việc đó, nhưng ngay hôm sau mẹ chồng chị đã ra vào, nặng nhẹ:
- Việc cơm nước, giặt giũ là của đàn bà. Đừng để đàn ông động tay vào. Mẹ từ khi lấy bố chúng mày, có khi nào tao để oogn ấy phải giặt quần áo đâu!
Thế là từ hôm đó, Hiền không dám để Đức giặt nữa, nếu có giặt thì cũng cố tránh để mẹ chồng không nhìn thấy.
Video đang HOT
Vậy mà khi có con dâu út, con trai út của mẹ cứ hùng hục giặt quần áo cho vợ mà không thấy mẹ chồng nói gì. Bà lại còn cười: vợ đi làm mệt, chồng ở nhà giúp vợ là tốt, đàn ông phải như thế! Đúng là gió chiều nào, xoay chiều ấy. Hiền thấy nỗi ấm ức cứa dâng lên nghẹn cổ. Hiền nói với Đức, anh chỉ nói: Kệ nó, Để ý đau đầu. Chồng thì chỉ cụt lủn như thế, Hiền cũng đành ngậm bồ hòn làm ngọt.
Một hôm, con chị chơi ngoài sân thì thím đi làm về, không biết thằng bé có chào hay không? Nhưng sau chị nghe thấy mẹ chồng nói thằng bé: Sao thím đi làm về nhìn thấy mà không chào? Hư! Mẹ không biết dạy con! Nồi canh trên bếp sôi trào cả ra ngoài mà Hiền không biết.
Tối, chị mới ôm con hỏi:
- Tại sao con lại không chào thím? Lần sau nhìn thấy người lớn, con phải chào nghe không? Nếu không là hư đấy!
Thằng bé dường như oan ức, khóc òa lên thổn thức:
- Con có chào, nhưng thím không nghe thấy. Bà mắng con, mẹ cũng mắng con!
Hiền ôm con vào, mặt ầng ậng nước:
- Rồi, là mẹ sai, mẹ xin lỗi con trai!
Hiền bắt đầu suy nghĩ, là chị sống không tốt ở điểm gì, chị đã làm gì khiến mẹ chồng phật ý tới vậy? Có chăng chỉ là đi làm về mệt, chị thỉnh thoảng có quát con, mà nhà nào chẳng thế. Mẹ chồng chị cũng nên thông cảm chứ? Với mẹ chồng, chị cũng không thất lễ, không đi ra nói một đằng, vào nói một nẻo, không buôn bán chuyện trong nhà… Không hiểu sao mẹ chồng không ưa chị, không những không ưa chị mà hình như bà cũng không ưa cả chồng chị nữa. Có lần chị nghe người ta nói, mẹ chồng chị không hợp tuổi với cả hai người nên mới thế. Chị cũng chỉ biết thở dài.
Ấy thế nhưng hễ có việc gì khó khăn, cần đóng góp thì mẹ chồng lại kêu vợ chồng thằng trưởng. Mà ưu ái thì lại dành cả cho con út. (ảnh minh họa)
Quà cáp, mọi người cho hay trong dịp lễ tết, cúng bái, bà cũng chỉ chia cho con chị cho có phần, còn lại là cất đi cho cháu và con út ăn. Có lần, mẹ chồng đi chợ về, mua sữa đậu, mấy bác thợ xây gần đó trêu: Bà lại mua sữa cho ông uống đấy à? Bà cười: không, cho thằng út đi làm về nó uống! nó thích! Trời đất, thằng út của mẹ đã gần ba mươi tuổi rồi đó!
Dần dần có quá nhiều chuyện về việc mẹ chồng thiên vị con trai, con dâu út cứ bày ra trước mắt, khiến Hiền ko sao chịu được. Hiền nói với Đức: Anh, hay là mình ra sống riêng đi! Nhưng Đức im lặng, mãi lúc lâu mới nói: Thuê nhà không phải chuyện đơn giản. Em cố gắng, nay lai bố mẹ chia đất, nhà nào nhà ấy ở, thì chẳng có chuyện gì nữa.
Chẳng biết thế nào chuyện này lại đến tại mẹ chồng chị. Một hôm đang hái rau thơm ở vườn nhà hàng xóm, vườn đó thì lại giáp với nhà bếp của mẹ chồng, chị nghe thấy bà nói chuyện với một người khác: Muốn ra ở riêng thì cứ ra, đất này tôi cho thằng út hết. Nghèo con út, khó cũng con út. Già tôi ở với nó!
Đôi tay chị buông thõng, mẹ chồng chị lại có thể thiển cận như thế? Ngón tay còn có ngón dài ngón ngắn, dù không thương bằng nhau, nhưng làm cha làm mẹ thì phải sống sao cho công bằng, con nào chả là con, chả là một phần xương thịt của mình chứ? Mẹ chồng chị lại bên trọng bên khinh như vậy, chẳng vô tình chính mẹ lại là người chia cắt các con, khiến tình cảm anh chị em trong nhà dạn nứt?
Ấy thế nhưng hễ có việc gì khó khăn, cần đóng góp thì mẹ chồng lại kêu vợ chồng thằng trưởng. Mà ưu ái thì lại dành cả cho con út. Tính Đức khái tính, anh không để ý những chuyện vụn vặt, cũng không phán xét cha mẹ mình những chuyện đó. Nhưng phận làm dâu con trong nhà, khiến chị ngày càng ấm ức trong lòng. Nay mai, chị nhất định sẽ không đối xử thiên vị như vậy giữa các con mình.
Theo VNE
Hỏng thai, mẹ chồng gọi mẹ đẻ lên chửi mắng
Nhìn mẹ đẻ tôi ngậm ngùi nước mắt ngắn dài, tôi không thể kiềm chế cơn giận lâu hơn được nữa. Căn nhà như cái chợ chỉ bởi lời qua tiếng lại của mẹ chồng, nàng dâu.
"Mày đúng là loại con dâu không ra gì, tao có mắt như mù, nuôi ong tay áo, rước cái loại không biết đẻ, còn láo toét về làm con dâu. Cả họ nhà này muối mặt vì có đứa con dâu như mày".
Những lời lẽ chợ búa của mẹ chồng tôi như vẫncòn văng vẳng trong đầu tôi, tôi không thể ngờ được rằng, một người từ tốn, có tiếng hiền lành như bà có ngày lại giáng vào đầu tôi những câu chửi như "hất nước đổ đi" vậy.
Chuyện bắt đầu cũng do lỗi của tôi. Vợ chồng tôi lấy nhau đã 3 năm nay. Bố mẹ chồng tôi rất yêu quý tôi, và chúng tôi lấy nhau trong sự hài lòng của cả hai bên gia đình. Chỉ vài tháng sau khi cưới, tôi mang thai. Khỏi phải nói bố mẹ hai bên đã vui như thế nào, thậm chí, cả họ nhà chồng tôi vui mừng ra mặt. Bởi anh là cháu đích tôn. Khi cái thai mới tròn 2 tháng tuổi, các cụ đã bắt đầu chọn tên và mặc định nó là thằng cháu trai. Giai đoạn này tôi có nhiều áp lực, bản thân tôi cũng muốn đứa đầu tiên sẽ là thằng con trai đầu lòng cho yên tâm.
Hàng ngày, mẹ chồng tôi chăm bữa ăn, chồng tôi lo việc đưa đón, tôi thầm cảm ơn vì lấy được người chồng tốt, bố mẹ chồng tốt. Khi cái thai được 5 tháng rưỡi, tôi bắt đầu mệt hơn trước, đi lại cũng khó khăn, khác hẳn với các bà bầu khác. Một lần, do bước hụt một bước cầu thang, tôi bị ngã. Khi tới bệnh viện, tôi sinh non, đứa bé thiếu cân, thiếu tháng sống trong lồng kính được 3 ngày thì qua đời. Tôi đau đớn, chồng tôi đau đớn, bố mẹ chồng tôi cũng vậy.
Khi tôi vẫn còn xin nghỉ chế độ nằm nhà, mẹ chồng tôi ngày nào cũng nhiếc móc.Tôi hiểu gia đình bà quá mong đợi một đứa cháu, việc bà bực tức cũng là lẽ đương nhiên. (Ảnh minh họa)
Không khí gia đình nặng nề trôi qua sau đó. Thái độ của bố mẹ chồng tôi cũng khác hẳn, thờ ơ, lạnh nhạt với tôi hơn trước.
2 năm sau, mong mỏi mãi, tôi mới có bầu lại. Lần này, tôi hết sức cẩn thận trong từng bước đi. Bố mẹ chồng tôi lại vui ra mặt, tôi tự nhủ sẽ cố gắng để hai mẹ con thật khỏe mạnh. Nhưng đời không như những gì người ta vẫn mong đợi. Đến tháng thứ 5, tôi lại bị sảy thai, không vấp ngã, không làm việc nặng nhọc. Cuộc đời như trêu ngươi tôi vậy. Tôi khóc hết nước mắt vì không giữ được con. Ai cũng buồn, chồng tôi thất vọng ra mặt và bố mẹ anh cũng vậy.
Khi tôi vẫn còn xin nghỉ chế độ nằm nhà, mẹ chồng tôi ngày nào cũng nhiếc móc.Tôi hiểu gia đình bà quá mong đợi một đứa cháu, việc bà bực tức cũng là lẽ đương nhiên. Tôi nín nhịn, dù trong lòng rất đau đớn. Nhưng, không chỉ dừng lại ở đó, bạn bè, đồng nghiệp của tôi tới thăm, bà đều xiả xói tôi trước mặt họ, bà nói tôi: "chỉ có ăn với đẻ mà cũng vô tác dụng". Tôi buồn vì lời mẹ chồng nói, buồn vì sự e ngại hiện lên trong ánh mắt của các cô bạn đồng nghiệp, nhưng mẹ chồng cũng là mẹ, tôi không dám hỗn láo.
Tới khi, mẹ chồng gọi cho mẹ đẻ tôi, quát lên qua điện thoại:
- Bà lên mà chăm con bà, cái thứ đàn bà chẳng được việc gì?
Nước mắt tôi cay cay.
Hôm sau, mẹ đẻ tôi tất tưởi ở quê lên, mang theo nhiều đồ tẩm bổ cho con gái. Bà vừa mới bước vào nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, uống chén nước, mẹ chồng tôi đã lên tiếng: "Đưa con gái bà về. Tôi không biết ngày xưa nó làm gì, liệu có ở với thằng nào, có thai rồi bỏ hay không mà giờ "quen máu"suốt ngày sảy thai như vậy. Lỗi là ở tôi không "kiểm tra" kỹ khi nhận con dâu. Thời buổi này, thật giả lẫn lộn chẳng biết đâu mà lần. Coi như nhà tôi vô phúc, cô cũng buông tha cho con trai tôi nó còn đi kiếm thằng con nối dõi".
Mẹ chồng đã hằn học bấy lâu nay vì tôi không sinh được cháu cho ông bà (ảnh minh họa)
Hai mẹ con tôi đều khóc, mẹ đẻ tôi nước mắt ngắn dài nói: "Thôi, ông bà bớt giận, hai vợ chồng nó cũng đang buồn lắm, mình thông cảm cho các con bà ạ. Con gái tôi nó cũng yếu".
"Đầy đứa gầy nhom, bé nhỏ hơn con Linh (tên tôi), mà chúng nó vẫn đẻ ầm ầmd ra đấy thôi, chúng nó ngoan, chúng nó là loại con gái tử tế, có như con dâu nhà này đâu", mẹ chồng tôi hằn học.
Lúc này, tôi không thể nhịn tức hơn được nữa, liền nói hỗn: "Mẹ sỉ nhục con thế đủ rồi đấy, con như thế nào, mẹ có thể hỏi con trai của mẹ".
Câu nói của tôi khiến bà nổi cơn thịnh nộ, bà đòi đuổi hai mẹ con tôi ra khỏi nhà trong sự can ngăn của cô em chồng.
Lúc sau, tôi sửa soạn quần áo, theo mẹ đẻ về quê. Cô em chồng ra sức níu giữ, nhưng tôi nhất quyết ra đi. 3 năm qua, nỗi mong mỏi con cái đã khiến tôi vô cùng mệt mỏi, và nhiều đêm, tôi đau đớn khóc thầm khi không giữ nổi 2 đứa con của mình. Không chỉ vì những lời nói ác ý của mẹ chồng, không chỉ vì bà gọi thẳng mẹ đẻ tôi lên để sỉ nhục cho thỏa cơn tức giận, tôi chỉ muốn có một khoảng thời gian dành cho riêng mình, để được nghỉ ngơi và suy nghĩ về cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Biết đâu, tôi không may mắn có khả năng làm mẹ, vậy tôi cũng nên buông tha cho chồng tôi đi kiếm tìm hạnh phúc mới. 3 năm qua, hẳn anh cũng chịu không ít áp lực từ phía gia đình, tôi không thể vì niềm vui của riêng bản thân mình để lại nỗi buồn cho cả gia đình anh, cả dòng họ nhà anh được.
Cuộc sống, đôi khi, thật mệt mỏi và cay đắng quá. Tôi không hận mẹ chồng, nhưng nhiều lúc tôi xót xa vì mình là phụ nữ.
Theo VNE
Không thể kiên nhẫn thêm với mẹ chồng nữa Nhiều lúc tôi đã tự so sánh, ba mẹ tôi nuôi nấng tôi hơn 30 năm, tôi chưa làm gì được cho họ như đã đối với bà. "Ở chung nhà chồng, tôi thành người lãnh cảm" là một trong những bài viết về mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu tôi đã từng đọc. Đọc để tìm sự đồng cảm, để...