Mẹ chồng người Ý dán 5 mảnh giấy lên túi đồ của con dâu Việt, nội dung khiến tất cả xúc động
“Sáng nay đang ngủ thì mẹ chồng gõ cửa bảo để bà vào mang tất, mang giầy cho, vì mình bầu to cúi xuống khó khăn…”, câu chuyện về người mẹ chồng tuyệt vời đã được bắt đầu kể như thế.
Chuyện mẹ chồng người Ý tỉ mẩn chuẩn bị hành trang trước cả tháng cho con dâu Việt đi sinh
Với những cô gái lấy chồng ngoại quốc, chưa nói đến chuyện mẹ chồng – nàng dâu, việc hòa hợp và được chồng yêu thương đã là may mắn.
Thế nhưng ngày hôm qua, một nàng dâu Việt đã khiến nhiều người xúc động khi kể chuyện về mẹ chồng người Ý thương yêu con dâu và chăm sóc tận tình không khác gì mẹ đẻ.
Nàng dâu Huỳnh Thị Thanh Nga, sinh năm 1991, quê ở Khánh Hòa được nhiều người nhận xét là vô cùng may mắn khi không những được anh chồng ngoại quốc yêu thương, chiều chuộng mà gia đình chồng, đặc biệt là mẹ chồng cũng chăm sóc chu đáo hết mực.
Thanh Nga và chồng đã cưới nhau được hơn 1 năm
Thanh Nga bắt đầu kể câu chuyện của mình: “ Sáng nay đang ngủ thì mẹ chồng gõ cửa bảo để bà mang tất mang giầy cho, mình bầu to nên cúi xuống khó khăn nên mọi hôm chồng toàn mang cho.
Nhưng hôm nay nay anh đi làm sớm, tất nhiên hơi khó nhưng mình vẫn cố gắng tự mang được chứ ai lại để bà đã già rồi mang tất mang giầy cho con dâu, thế mà bà vẫn khăng khăng vào làm giúp”.
Được biết, Thanh Nga đang mang thai ở tháng cuối, chỉ còn khoảng 2 tuần nữa là đến ngày dự sinh. Trong quãng thời gian này, cô được chồng và bố mẹ chồng chăm sóc tận tình.
Đặc biệt, mẹ chồng người Ý dù tuổi đã cao nhưng vẫn giúp đỡ con dâu chuẩn bị hành trang đi sinh trước cả tháng trời.
Con dâu bận…chơi game, mẹ chồng người Ý cẩn thận chuẩn bị đồ đi sinh trước cả tháng trời.
“Ảnh này là mình đang chơi game, mẹ thì lọ mọ ghi ghi chép chép, xếp rồi dán cả một buổi chiều, mẹ sợ chữ xấu mình đọc không ra, phải đọc đi đọc lại từng chữ cho con dâu nhớ.
Bà đang chuẩn bị đồ đi đẻ cho mình, chia từng gói áo quần dài, khăn… theo từng ngày, riêng tã bỉm thì bệnh viện có rồi. Ngày thứ nhất dùng gói nào, ngày thứ 2 dùng gói nào bà ghi cụ thể hết, còn xếp riêng đồ mẹ và đồ em bé nữa” – Thanh Nga kể.
Hiện nay, cô gái Việt đã sang làm dâu xứ người tròn 1 năm. Thanh Nga tâm sự, mẹ chồng chính là người nhắc cô nhớ ngày kỷ niệm tròn 1 năm sang Ý, hay kỷ niệm ngày cưới.
Video đang HOT
Mẹ chồng Nga xếp riêng từng gói đồ và ghi chú dặn dò kỹ lưỡng, chu đáo
Vượt qua rào cản ngôn ngữ, hai nền văn hóa với nếp sống khác biệt và cả khoảng cách thế hệ, bố mẹ chồng Thanh Nga luôn yêu thương, tạo điều kiện để con dâu cảm thấy thoải mái như ở nhà.
“Sáng hôm trước tuyết bắt đầu rơi, bố mẹ biết lần đầu tiên mình được thấy tuyết nên mới sáng sớm đã chạy qua gõ cửa phòng gọi dậy xem, vui lắm.
Nói về mẹ chồng thì không thể kể hết cách mà bà chăm sóc, yêu thương con dâu hơn con đẻ, mặc dù mình là người châu Á, không xinh đẹp, sang đây hai bàn tay trắng.
Hôm sinh nhật mình, bố mẹ, cô dì ai cũng tặng quà, bánh kem và trang sức cho, đến nỗi chồng mình phải ghen tỵ, nói bố mẹ thương con dâu hơn cả con đẻ, sinh nhật anh chẳng có quà gì.
Mình may mắn khi lấy được chồng tốt và có mẹ chồng vĩ đại. Cũng không biết diễn tả như thế nào nhưng mình thấy thật hiếm có mẹ chồng trên đời tốt thế này, thật sự muốn nói yêu mẹ nhiều lắm”.
Bí quyết làm dâu xứ người để được yêu thương, chiều chuộng khiến nhiều người gật gù
Câu chuyện về mẹ chồng người Ý của Thanh Nga nhận hàng chục nghìn lượt thích và bình luận của dân mạng ngay sau khi vừa chia sẻ.
Thanh Nga và chồng đến với nhau một cách tình cờ.
Được biết, Thanh Nga và chồng – anh Luca Buci Busato quen nhau tình cờ cách đây 5 năm. Vô tình chụp chung 1 bức ảnh, cặp đôi này không ngờ duyên số gắn kết họ với nhau và dần dần nảy sinh tình cảm.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đến cuối năm 2017, cặp đôi Việt – Ý chính thức về chung một nhà. Hiện họ đang hạnh phúc chờ đón đứa con đầu lòng.
Theo chồng đi làm dâu xứ người, Thanh Nga không tránh khỏi cảm giác bỡ ngỡ và nỗi nhớ quê nhà, đặc biệt là vào những dịp lễ Tết. Những lúc buồn tủi ấy, chính sự yêu thương của chồng cũng như bố mẹ chồng giúp Nga vượt qua mọi nỗi cô đơn.
“Không những có mẹ chồng tâm lý mà chồng cũng thương vợ lắm. Anh đi làm cả ngày vất vả, thời gian qua còn phải chăm vợ bầu.
Nửa đêm vợ đói mò dậy pha sữa, làm bánh, cuối tuần được nghỉ thì giặt hết quần áo bằng tay, sợ máy giặt làm hỏng đồ mình.
Vợ muốn ăn gì anh cũng mua, đồ Tây, hải sản rồi siêu thị bán đồ ăn Việt ở xa lắm nhưng cũng lặn lội đi mua 1 đống về cho mình ăn dần” – Thanh Nga kể.
Chồng Thanh Nga thường xuyên mua những món ăn ngon cho vợ bồi bổ.
Nàng dâu Việt cũng bật mí, bí quyết để được nhận sự chào đón, yêu thương và sống hòa hợp với gia đình nhà chồng chính là sự chân thành, lễ phép và cách sống tình cảm.
Thanh Nga rất yêu chồng, kính trọng bố mẹ. Hằng ngày, cô nỗ lực rèn luyện vốn ngoại ngữ để có thể chuyện trò và hiểu mọi người hơn.
Đặc biệt, Nga luôn dành thời gian chuẩn bị những món ăn Việt nơi xứ người để chiêu đãi cả nhà: “Mình hay làm món vịt kho nước dừa, nem chua, gỏi cuốn, lẩu…chồng mình thích lắm, cả nhà cũng ăn hết sạch.
Ngày lễ lớn như Giáng sinh, năm mới, mọi người đi chơi, đi tiệc, mình lụi cụi ở nhà vào bếp làm kẹo sữa dừa, bánh bông lan tặng hàng xóm. Ai cũng khen ngon và thưởng thức ngay, không kịp để tủ lạnh luôn”.
Cô dâu Việt thường xuyên trổ tài nấu nướng cho gia đình.
Câu chuyện làm dâu xứ người và bí quyết sống hòa hợp trong gia đình chồng ngoại quốc của cô dâu Việt khiến nhiều người thích thú, ngưỡng mộ và tiếp tục chia sẻ trên mạng xã hội.
Theo soha.vn
Bố mẹ chồng muốn tôi tái hôn nhưng tôi khó nghĩ vì không nỡ rời xa những người tôi yêu thương
Đối với tôi, ngôi nhà này là nơi bình yên nhất, có bố mẹ và đứa con trai đang lớn lên từng ngày.
Tôi là một đứa trẻ được nuôi lớn trong trại trẻ mồ côi ven thành phố. Tuổi thơ của tôi chỉ biết đến mái ấm chen chúc chật chội của những đứa trẻ không được bố mẹ thừa nhận.
16 tuổi, tôi bắt đầu học nghề may. Tôi khéo tay, lại chịu khó nên được cô giáo thương và nhận làm con nuôi. Những buổi học, những đêm khuya phụ mẹ nuôi đạp máy may cho kịp giao hàng đã gắn liền với ký ức thời thanh xuân. Tôi quen người con trai duy nhất là con trai của mẹ. Ngoài ra, tôi không có mối quan hệ xã hội nào khác.
Năm tôi 24 tuổi, anh ấy đã là một người đàn ông thành đạt, từng trải qua một mối tình sâu đậm với cô gái xinh đẹp nhất trường đại học. Khi cô ấy bỏ rơi anh lấy chồng ngoại quốc, suốt 5 năm anh không quên và không thể yêu ai. Anh bảo tôi có đôi mắt giống cô ấy, vì vậy khi mẹ ngỏ ý muốn tôi làm con dâu, anh cũng không từ chối.
Anh quan tâm đến tôi một cách nhẹ nhàng, không nồng nhiệt như tôi vẫn tưởng tượng về cách người ta yêu nhau. Nhưng như vậy cũng đủ để tôi dựa vào. Và chúng tôi làm đám cưới trong nụ cười hạnh phúc của mẹ.
Cuộc sống chăn gối nhạt nhẽo và gượng gạo. Cho đến khi tôi có bầu, anh kiếm cớ ngủ riêng trong phòng đọc sách. 3 năm nay, tôi chăm con nhỏ đầu tắt mặt tối, phụ mẹ làm hàng, cơm nước chu đáo. Bố mẹ chồng yêu thương tôi như con gái. Nhưng chồng tôi thường đi công tác cả tháng mới về, bế con một chút rồi lại ở trong phòng đọc sách.
Chồng tôi có người đàn bà khác. (Ảnh minh họa)
Cho đến một ngày, tôi phát hiện dấu son trên áo sơ mi của anh. Tôi lặng lẽ khóc thầm vì sợ mẹ lo lắng. Rồi tháng sau anh về, tôi lại phát hiện hóa đơn mua quà tặng trong túi áo anh. Cứ như vậy, từ những việc không cần giấu giếm, anh đang cho tôi thấy anh có người phụ nữ khác. Tôi âm thầm chịu nỗi đau.
Nhưng cô gái kia không vừa, cô ấy đã có bầu và đến tận nhà đòi cưới. Mẹ tôi ngất lịm còn bố tôi lên cơn đau tim. Hóa ra người yêu cũ của anh đã quay về và nối lại tình xưa. Anh lạnh lùng bảo tôi: "Tôi lấy em cho mẹ vui lòng. Bây giờ tôi đã tìm được lẽ sống của đời mình. Xin em hãy buông tha tôi và chấp nhận ly hôn. Nếu thích, em cứ ở lại ngôi nhà này. Tôi đủ tiền sống nơi khác". Tôi đau đớn nhìn anh, nhìn con rồi lại nhìn bố mẹ.
Qua một đêm mất ngủ, tôi ký đơn ly hôn và giải thoát cho anh. Giữa chúng tôi, suy cho cùng cũng là sự gượng ép.
Tôi muốn mang con rời đi. Với số tiền dành dụm được và tay nghề may khá tốt, tôi có thể nuôi con. Nhưng bố mẹ không đồng ý và giữ tôi lại. Nhiều năm trôi qua, tôi đã trở thành con gái của ông bà. Mỗi khi bố mẹ muốn thăm anh và đứa cháu nội, ông bà lại rời nhà lên thành phố vài hôm. Tôi vẫn có lợi vì được ở bên bố mẹ hơn 300 ngày mỗi năm.
Với tôi bố mẹ quan trọng hơn một gia đình mới (Ảnh minh họa)
Nửa năm nay, có một người đàn ông hơn 40 tuổi làm ăn với bố tôi. Anh ăn cơm ở nhà tôi vài lần và tỏ ý quan tâm đến tôi. Khi biết tôi là con dâu vẫn ở lại với bố mẹ, anh ngạc nhiên vô cùng. Anh bảo với bố tôi: "Chú không chê thì gả cô ấy cho con. Con thương cô ấy".
Bố mẹ muốn gả tôi cho người đàn ông tử tế ấy. Bố tôi tính như vậy cũng tốt, mẹ tôi mừng mừng tủi tủi vì có người để ý đến tôi. Nhưng tôi không muốn xa bố mẹ. Tôi bảo ông bà: " Với con, ngôi nhà này là nơi con yêu thương nhất, có bố mẹ và đứa con trai đang lớn lên từng ngày. Không có người chồng phản bội cũng không làm con quá buồn. Con không muốn xa bố mẹ".
Nhưng anh ấy vẫn kiên trì đợi tôi, anh bảo tôi ích kỷ vì tôi yêu bố mẹ mà không nghĩ bố mẹ cũng yêu con trai mình. Tôi chưa thấy tôi yêu anh. Với tôi tình yêu là thứ gì đó xa vời mãi không chạm đến được. Tôi có nên nhận lời tái hôn không? Tôi thực sự khó nghĩ quá.
Theo afamily.vn
Đôi khi lỡ hẹn một giờ, lần sau muốn gặp phải chờ trăm năm Yêu, được yêu và cùng nhau trải nghiệm những điều thú vị, cùng cảm nhận hết thảy những cung bậc của cảm xúc quả thật có thể khiến cho người ta ngập tràn trong niềm vui, sự thăng hoa đến mức không thể... buông tay. Đó cũng chính là cảm xúc thật của Thủy (Iris Cao - nhà văn) và chồng Stuart Fensom...