Mẹ chồng nghiệt và ‘con giun xéo lắm cũng quằn’
Vừa đi ngang qua bếp thấy chị đang nấu nồi canh cá rau cần, mẹ chồng lại chê chị dốt vì ‘Cô ở miền biển mà không biết nấu nồi canh cá ra hồn thế?’. Cứ thế, bà lấy đôi đũa ngoáy ngoáy vào làm cả nồi canh đang sôi sùng sục đổ ụp xuống chân chị.
Không biết đây là lần thứ mấy chị Xuân phải tủi phận khóc lóc. Dường như với chị chỉ có khóc mới có thể rửa trôi hết những uất ức, tủi nhục và nỗi đắng cay trong lòng. Chị khóc như thể muốn tung hê hết tất thảy mọi thế. Nhưng cuộc sống đâu giản đơn như chị muốn. Lau khô nước mắt chị lại trở về với vị trí của mình. Chị lại chịu sự chì chiết của mẹ chồng ngày này qua tháng khác.
Ngày đó, chồng chị bây giờ là dân lái xe. Anh hay dẫn khách du lịch xuống vùng biển Cửa Lò quê chị tham quan, nghỉ dưỡng. Học hết cấp 3, chị ở nhà làm nước mắm gia truyền với bố mẹ.
Là con gái vùng biển nhưng chị cao ráo, xinh xắn lại hoạt bát nên qua mấy lần gặp chị, anh đã có cảm tình với chị. Yêu nhau được 1 năm, chị lỡ dính bầu, anh đưa chị về ra mắt bố mẹ xin cưới.
Lần đầu tiên nhìn thấy bà Hà – mẹ chồng chị hiện nay, là người chị đã run bần bật. Chị chưa bao giờ gặp ai có ánh nhìn sắc lạnh như bà. Nhìn chị một lượt từ đầu đến chân, rồi ánh mắt bà như xoáy thẳng vào cái bụng đang lùm lùm lên của chị.
Bà vừa chậm rãi đay nghiến, vừa lấy quạt nan vỗ mạnh vào mặt bàn đập mấy con ruồi nói: “Cô cũng ghê đấy nhỉ, còn bẫy được cả thằng Nam nhà này nữa cơ đấy? Loại con gái nằm ngửa lừa đàn ông như cô mà còn dám vác mặt dày đến đây xin tôi cho làm dâu đấy à? Cha mẹ cô chết hết rồi hay là không dạy nổi loại con gái như cô?”
Từ thủa cha sinh mẹ đẻ tới giờ, chưa bao giờ chị cảm thấy nhục nhã như lúc ấy. Cổ nghẹn đắng, nước mắt cay xè, mặn chát nhưng chị không thể thốt thành tiếng mà cứ nghèn nghẹn ở cổ họng. Thương mình thì ít, thương con thì nhiều, chị cam phận cúi đầu lắng nghe những lời chì chiết của mẹ chồng.
Bố mẹ chị, phần vì thương con thương cháu, phần vì thấy anh cũng tốt bụng nên chấp nhận lễ cưới đơn giản. Thậm chí, hôm cưới chị, bà để người khác đến xin dâu và đón dâu hộ.
Video đang HOT
Chị về làm dâu nhà anh như thế. Chị cứ nghĩ đơn giản, “đâm lao thì phải theo lao”, hy vọng ở với nhau lâu, bà sẽ thấy tình cảm của chị dành cho anh là chân thành chứ không phải là vì cái nhà thành phố của anh như lời bà nói. Rồi chị sẽ kính trọng và yêu thương bố mẹ chồng như chính bố mẹ mình.
Nhưng, cuộc đời có ai đoán được chữ ngờ. Con bà cháu bà thì bà thương, ngay cả con của anh chị cũng vậy. Nhưng 6 năm về làm dâu, chưa ngày nào chị được ăn một bữa cơm ngon lành. Ngày nào chị cũng cúi gằm mặt xuống ăn cho nhanh xong bữa để tránh những lời nói xỉa xói của mẹ chồng. Cũng không ít lần chị bị bà tức giận hất tung cả mâm cơm vì chê con dâu nấu dở.
Hôm nay cũng vậy, vừa đi ngang qua bếp thấy chị đang nấu nồi canh cá rau cần. Bà lại chê chị dốt vì “Cô ở miền biển mà không biết nấu nồi canh cá ra hồn thế?”. Cứ thế, bà lấy đôi đũa gõ gõ, ngoáy ngoáy vào nồi canh chê rau cần nhừ quá, nước canh không ra gì làm cả nồi canh đang sôi sùng sục đổ ụp xuống chân chị.
Không nhịn mẹ chồng được nữa, chị cũng không để ý đến bàn chân đang bỏng rát, mặt nóng bừng bừng, chị vung tay loạn xạ vừa khóc vừa hét lên: “Mẹ quá đáng thế là đủ rồi, không ai chịu nổi mẹ nữa đâu. Mẹ sống cũng phải để phúc đức lại cho con cháu với chứ? Sao mẹ ác hết phần thiên hạ thế?”.
Nghe con dâu nổi đóa, bà Hà thần người đi một lúc. Bà không ngờ cô con dâu mà bà khinh rẻ giờ lại dám cãi láo với bà như thế. Bấy lâu nay, bà lầm tưởng rằng, những kẻ nhà quê như con dâu bà thì dù có bị bà giày xéo như thế nào thì cũng phải chấp nhận!
Ngày bố qua đời, chỉ có mình mẹ bế bố vào quan tài thay áo
Họ hàng chẳng có ai đến hoặc đến chỉ loáng thoáng cho có rồi kiếm cớ về nhà. Vậy là chỉ còn một mình mẹ. Mình mẹ bế bố vào quan tài rồi thay áo mới cho ông.
Chẳng bao giờ mình nghĩ, mình lại chia sẻ chuyện nhà mình lên đây. Nhưng thực sự, hôm nay là một ngày rất đặc biệt với mình: sinh nhật mẹ mình mà mình không về được. Mình chỉ có thể gọi điện chúc mừng người mẹ hai tảo tần vất vả bao năm của mình.
Với mình, mẹ hai tuy là người mẹ nghèo nhưng thật sự là một người mẹ vĩ đại nhất thế gian này. Mình cảm phục và kính trọng, yêu thương mẹ hơn bất kỳ ai trên thế gian này.
Cuộc đời của mẹ hai mình phải nói là quá khốn khổ. Mẹ sinh ra và lớn lên trong một trại trẻ mồ côi. Cho đến tận bây giờ, bà cũng không biết bố mẹ bà là ai. Năm 20 tuổi, trong một lần được trung tâm cho đi học nghề may, bà gặp bố mình. Nghe bà kể lại, vì trời quá tối nên bố mình đi loạng quạng thế nào mà đâm phải bà. Từ đó 2 người quen biết nhau.
Bố mình khi ấy đã kết hôn với mẹ và sinh ra mình. Bố mẹ mình kết hôn được 3 năm thì mẹ mình bị tai nạn mất. Từ đó 2 bố con sống cảnh gà trống nuôi con. Nhưng từ ngày gặp mẹ hai, bố mình cũng muốn gắn kết với bà. Thương bố và không chê bố nghèo, bà cũng đồng ý.
Vậy là hai người cũng chỉ đi đăng ký kết hôn rồi về sống với nhau. Và từ đó, bà chính thức trở thành mẹ hai của mình. Tuy là mẹ kế của mình, nhưng từ ngày về ở với bố con mình, bà như một người mẹ ruột thật sự, chăm lo cho mình từ khi mình còn là cô bé 4 tuổi cho đến tận khi mình 28 tuổi đi lấy chồng.
Thời gian đầu mẹ mới về nhà mình, bố và mẹ thường bảo ban nhau làm ăn. Họ cùng nhau chung lưng đấu cật để có cuộc sống khấm khá hơn. Song lương công nhân may của mẹ cũng chỉ được 3 triệu/tháng. Còn lương đi làm thuê cuốc mướn của bố cũng chẳng được bao nhiêu. Do đó, nhà mình vẫn nghèo và bữa đói bữa no.
Chưa kể, ở nhà mình, mẹ hai cũng rất khốn khổ khi bị bà nội soi mói. Bà nội không ưa mẹ là bởi vì bà luôn thương con dâu đầu của bà. Bà luôn nghĩ rằng, mẹ hai về đây là cướp mất đi tình yêu thương của con trai bà, cướp đi cháu gái của bà. Hơn nữa, bà nội mình cũng luôn nghĩ, mẹ kế nào cũng là mẹ xấu xa.
Cho dù những gì mẹ hai thể hiện hàng ngày để chứng minh không phải như vậy, nhưng bà nội vẫn luôn luôn nghĩ thế. Từ đó, bà ghét mẹ hai ra mặt. Thậm chí, mẹ hai mua hoa quả về bà không ăn và còn chửi mẹ mua hoa quả nhiều hóa chất về để đầu đầu độc bà. Mẹ biết tính bà như vậy, lại là người già cả nên mẹ hai cũng luôn nhẫn nhịn, bỏ qua.
Song cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Có nhiều ngày, cứ đến rằm hay mồng một, bà nội mình còn độc địa khấn cho con dâu (mẹ hai) mình chết sớm. Nhà có gì ngon, bà đều không cho mẹ hai ăn mà bắt phải phần hoặc chia phần hết cho bố con mình. Bố cũng thương mẹ hai lắm nhưng vì bà là mẹ, nên bố cũng không còn cách nào khuyên nhủ được bà. Bố bảo mẹ cứ "một điều nhịn, chín điều lành".
Cứ tưởng khi bà nội vì tuổi cao sức yếu mất đi, cuộc sống của mẹ sẽ được nhàn nhã hơn trước vì không phải nghe tiếng bà chửi rủa. Nhưng nỗi khổ của mẹ chưa dừng lại ở đó. Khi bà nội qua đời được hơn 1 tháng thì bố mình cũng bị cảm và qua đời bất chợt.
Mất đi người trụ cột gia đình, nhà lại quá nghèo và chẳng có anh chị em ruột thịt nên ngày bố mất, mẹ như suy sụp trông thấy. Song mình không thấy mẹ rơi nước mắt.
Mẹ vét hết hết tiền trong nhà cũng chỉ còn đủ mua cho bố được một chiếc áo quan và chút hoa quả thắp hương. Do quá nghèo lại chẳng có họ hàng ở gần nên họ hàng cũng chẳng ai biết mà đến phúng viếng.
Mẹ phải đeo khăn tang đi đến từng nhà họ hàng bên chồng để thông báo và xin họ đi viếng bố. Nhưng rồi tất cả đều lấy lý do bảo bận không đi được. Và đám tang bố, họ hàng chỉ một vài người đến viếng cho xong rồi về.
Mọi người xì xào họ hàng không có ai đến viếng bố mình vì họ sợ mẹ mình nghèo quá, mẹ sẽ lại vay tiền để lo ma chay chu toàn cho bố mà chẳng biết bao giờ trả được.
Họ hàng chẳng có ai đến hoặc đến chỉ loáng thoáng cho có rồi kiếm cớ về nhà. Vậy là chỉ còn một mình mẹ. Mình mẹ bế bố vào quan tài rồi thay áo mới cho ông. Mẹ nhìn bố lần cuối, mắt đỏ ngàu song vẫn không rơi nổi dòng nước mắt như nhiều phụ nữ khác.
Ngày đưa tang bố, chỉ có 2 mẹ con mình với vài người hàng xóm láng giềng. Đám ma của bố mình vắng tanh. Tất cả cũng chỉ vì quá nghèo mới tủi hờn đến vậy. Còn mẹ mình, sau ngày đưa tang bố, bà cũng nhiều lần ngất lên ngất xuống vì thương nhớ ông cũng như thấy có lỗi khi chỉ lo được cho ông đám tang sơ sài.
Sau ngày bố mất, bà vẫn cố gắng nuôi mình khôn lớn. Mình luôn nghĩ phải phấn đấu học hành để vươn lên trong cuộc sống, để thoát khỏi cái nghèo và không ai khinh thường mẹ con mình được. Và mình cuối cùng đã làm được điều này.
Giờ cuộc sống của mình đã dư dả hơn rất nhiều. Dù đã là gái có chồng, dù đang lấy chồng xa nhà hàng trăm cây số, song người mình luôn đau đáu nhớ thương và muốn bù đắp nhất chính là mẹ hai của mình. Mình muốn, từ giờ trở đi, mẹ luôn phải được sống sung túc và hạnh phúc nhất. Nhưng mình vẫn chỉ bù đắp cho bà được về kinh tế còn vẫn chưa ở bên chăm sóc được bà hàng ngày.
Mẹ ơi, nhân ngày sinh nhật của mẹ, chúc mẹ luôn mạnh khỏe và biết tự chăm sóc bản thân mẹ nhé. Mẹ chăm sóc cho con bao ngày mà con lớn lên chưa một ngày chăm sóc cho mẹ. Ở nơi ấy, mẹ đừng trách cứ đứa con gái lấy chồng xa này mẹ nhé! Tết này, con sẽ lại cho các cháu về thăm mẹ!
Theo Blogtamsu
Những mẫu phụ nữ đàn ông yêu là muốn cưới ngay làm vợ Đàn ông có thể yêu nhiều, nhưng để cưới làm vợ, họ thường có nhiều tiêu chuẩn chọn lựa bạn đời. Hãy cùng xem, bạn có những đức tính nào dưới đây nhé. Những mẫu phụ nữ đàn ông yêu là muốn cưới ngay làm vợ Một cô gái có nét duyên ngầm Một cô nàng dù có xinh đến mấy nhưng kém...