Mẹ chồng – nàng dâu xứ Lạng và hành trình 9 năm từ mâu thuẫn đến tình yêu
Không phải mẹ chồng nào cũng hà khắc và ghê gớm, cũng không hẳn con dâu được mẹ chồng yêu quý là nhờ “số hưởng”.
Nhìn cách bà mẹ chồng 80 tuổi vẫn cần mẫn làm hết mọi việc khi con dâu ở cữ, từ chăm bé cho đến chăm mẹ, nhiều người không khỏi ghen tị, cho rằng chị Vũ Huệ (32 tuổi, ở Lạng Sơn) sướng và “có số hưởng”.
Thế nhưng ít ai biết, đằng sau tình cảm mẹ chồng – nàng dâu thắm thiết hôm nay là một câu chuyện dài, từng bước chuyển từ mâu thuẫn đến tình yêu trong suốt 9 năm dài. Để rồi từ những va chạm vụn vặt, giữa hai người phụ nữ thuộc 2 thế hệ này chỉ còn lại tình thương và sự hiếu kính chân thành.
Chị Huệ và mẹ chồng trong lễ thượng thọ 80 tuổi của bà cách đây hơn 2 tháng.
Chị Huệ kể lại: “Ngày mới lấy chồng cách đây 9 năm, mình về làm dâu, sống cùng bố mẹ chồng, vợ chồng anh chị chồng và thêm cả em trai chồng nữa, rất phức tạp và nhiều bỡ ngỡ. Mẹ chồng lớn tuổi, tiết kiệm, khác thế hệ, lại nói rất nhiều. Nếp sinh hoạt cũng khác khiến mình nhiều phen ức chế, không thể thích nghi được. Kiểu như rửa bát thì con không được rửa dưới vòi mà phải mở nước 2 bồn rồi tráng bát để tiết kiệm, hay cách chăm con thì phải thế này thế kia, ngày xưa các cụ toàn thế mà con cái vẫn lớn ầm ầm. Chuyện gì mẹ chồng cũng đóng góp ý kiến, soi từ việc rửa bát, giặt quần áo, nấu cơm. Đến khi mình sinh bé đầu, cũng nhiều chuyện mâu thuẫn, bà bắt kiêng đủ thứ, rồi suốt ngày can thiệp cách chăm con…”.
Thế nhưng sau nhiều lần cảm thấy không thể hòa hợp được với mẹ chồng, chị Huệ đã phải suy nghĩ thấu đáo về mọi chuyện. Chị thấy mình không thể để những mâu thuẫn nhỏ hóa to, khiến cuộc hôn nhân của mình bị phá hoại bởi những điều vụn vặt như thế. Cốt lõi vấn đề là tính cách của mẹ chồng đã như vậy rồi, bà có lo, có thương thì mới nói và góp ý. Vậy nên chị cố gắng chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua, không cự cãi với mẹ chồng.
“Mình nghĩ mẹ chồng ở tầm tuổi như bà nội, bà ngoại mình, tiết kiệm và nói nhiều là “phong cách” của các cụ rồi. Nên mình cứ kệ, vâng dạ cho xong, đỡ mâu thuẫn. Thêm nữa, đến cả sống cùng bố mẹ đẻ cũng không thể tránh được những chuyện như vậy, huống chi là mẹ chồng. Nhiều người cứ chê mẹ chồng thế này thế kia nhưng tự bản thân lại chẳng bao giờ nghĩ mình có thực sự không chấp vặt mẹ chồng không, đã bao giờ thực sự tốt với mẹ chồng chưa? Còn mình, để đi được đến ngày hôm nay, hai mẹ con hiểu và thương nhau là cả một hành trình tích cóp, nhặt nhạnh tình cảm. Mình cho rằng nếu về làm dâu mà được yêu, được quý ngay từ đầu thì chắc chỉ có trong chuyện cổ tích”, chị Huệ chia sẻ.
Lễ thượng thọ của bà có đông đủ con cháu, chắt vây quanh.
Video đang HOT
Chị Huệ được mẹ chồng thương vì tấm lòng hiếu kính, coi mẹ chồng như mẹ đẻ.
Khi đã thông cảm được với những “nhược điểm” của mẹ chồng, chị dần trở nên thoải mái hơn trong mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu: “Mình tự dặn bản thân phải khéo léo hơn một chút để tránh làm mẹ buồn, mình cũng buồn. Mẹ nói gì mình cũng kệ, cứ vâng dạ theo ý bà vì biết tính bà nói nhiều nhưng không để bụng, nói xong thì thôi. Dần rồi mình cũng quen, giờ cứ nói chuyện lại còn trêu mẹ: “Mẹ chửi mà cảm giác như đang hát ấy nhỉ”. Mình luôn nhẹ nhàng, vui vẻ với mẹ và rồi như mưa dầm thấm lâu, mẹ cũng dần trở nên thoải mái hơn với mình”.
Nhớ cách đây 2 năm, khi bà đi viện K mổ, chị Huệ không ngại vất vả lo mọi thủ tục đưa mẹ chồng đi mổ, chăm sóc những ngày bà nằm viện. Trong phòng, mọi người tưởng chị là con gái nên bà càng sĩ diện, tự hào khoe con dâu. Sau lần đó, bà càng hiểu rõ hơn sự hiếu kính mà con dâu út dành cho mình. Tình cảm mẹ con ngày càng trở nên khăng khít, bền chặt hơn.
“Khi chuẩn bị sinh bé thứ 2, mình thương bà, sợ bà lớn tuổi vất vả nên không muốn nhờ bà ra giúp việc ở cữ. Nhưng bà vẫn khăng khăng bảo còn làm được nên mình cũng đành nghe theo. Vậy là trong suốt 40 ngày sau sinh, mình được mẹ chồng tận tình giúp hết mọi việc. Bà chăm cháu, cơm nước, dọn dẹp nhà cửa mà vẫn thoăn thoắt như không. Bà còn nói đùa với hàng xóm: “Tôi là giúp việc vợ chồng nó mới thuê”. Cho đến khi ông bị đau chân, phải vào viện, bà mới tất tả về nhà chăm chồng”.
Gia đình nhỏ của chị Huệ, khi chưa có thêm thành viên thứ 4.
Sau 9 năm làm dâu, bà hiểu chị, thương dâu út hơn nên rất tôn trọng những gì chị nói và làm chứ không như hồi Huệ sinh bé đầu. Như chị bảo bà, đẻ xong nên ăn nhiều hoa quả để tốt cho cháu, bà cũng không cản, ăn uống sinh hoạt không bắt kiêng quá mức. Dù khi đã về nhà, thi thoảng 3-4 ngày bà lại sang nhà chị xem có việc gì thì giúp, thương dâu hơn cả con gái. Vì thế, chị cũng thương bà như mẹ mình, mỗi khi bà ốm đau đều chăm sóc hết lòng như con gái chăm mẹ đẻ. Chị còn đùa: “Nếu như vợ chồng không hợp mà bỏ nhau, thì điều mình tiếc nuối nhất là mẹ chồng”.
Chị Huệ chia sẻ, không phải mẹ chồng nào cũng hà khắc và ghê gớm, cũng không hẳn con dâu được mẹ chồng yêu quý là nhờ “số hưởng”. Bởi cứ cho đi sẽ được nhận lại, đó luôn là điều tiên quyết trong mọi mối quan hệ. Cứ để ý, săm soi và tạo khoảng cách thì không thể đòi mẹ chồng đối xử tốt với mình. Chị tin rằng chỉ cần mình thông cảm với nỗi niềm của người làm mẹ chồng, kể cả những lẩm cẩm tuổi già của bà, thì dần dần nước chảy đá mòn, bà cũng sẽ dành tình yêu thương, thấu hiểu cho mình.
Cát Tường
Theo phunuonline.com.vn
Đến thăm tôi đẻ, vừa trông thấy mâm cơm ở cữ, mẹ chồng đã rơi nước mắt rồi gọi taxi đưa tôi về quê ngay
Tôi lủi thủi ôm con đi theo mẹ chồng, cố ngăn không cho nước mắt rơi vì cảm động.
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không hạnh phúc. Bố tôi suốt ngày nhậu nhẹt, bê tha, đánh vợ con. Mẹ tôi cũng không vừa. Bà không phải kiểu người phụ nữ biết nhẫn nhịn để yên nhà ấm cửa. Ngược lại, bố tôi đi nhậu thì bà đi đánh bài, bố tôi tát bà một cái, bà cầm chổi đánh lại vài cái. Nhà tôi lúc nào cũng như cái chợ.
Tôi và em trai chán nản, học hành cũng chẳng thuận buồm xuôi gió như người ta. Hết lớp 12, tôi nhận tin đậu đại học nhưng mẹ tôi không cho đi học. Ngày đó, tôi khóc sưng mắt vì ước mơ dang dở.
Bất mãn gia đình, tôi lên thành phố xin việc làm rồi gặp chồng mình ở đây. Anh là quản lý nhóm tôi. Biết nhau cả năm, anh theo đuổi mãi tôi mới đồng ý. Bởi tôi sợ kết hôn, sợ rơi vào cảnh gia đình xô xát như bố mẹ mình. Yêu nhau 5 năm, chúng tôi kết hôn. Cuộc đời tôi cũng sang trang mới từ đây.
Bất mãn gia đình, tôi lên thành phố xin việc làm rồi gặp chồng mình ở đây. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi hiền lành, ăn nói chuẩn mực. Về nhà thấy bố mẹ tôi rượt đuổi nhau vài lần nhưng anh không hề coi thường tôi. Ngược lại, anh còn yêu thương, bao bọc tôi hơn.
Mẹ chồng tôi cũng rất tốt. Lần đầu tiên đến nhà chơi, khi mẹ chồng hỏi về gia đình, tôi đã khóc. Từ đó, bà không hỏi nữa. Nhưng tôi biết, mẹ chồng luôn hỏi thông tin từ chồng tôi. Nên mỗi lần gia đình tôi xáo trộn, thấy tôi buồn bã, mẹ chồng lại an ủi.
Dù làm dâu nhưng tôi rất thân thiết với mẹ chồng. Tôi có thể kể hết những chuyện không hay và nhận được lời khuyên từ bà. Lâu dần, tình cảm tôi dành cho mẹ chồng vượt hẳn tình cảm mẹ chồng - nàng dâu thông thường. Tôi có cảm giác mình thương mẹ chồng còn hơn mẹ đẻ.
Hiện tại, tôi sinh con trai được 3 tháng và đang ở nhà mẹ chồng. Thật ra trước đó tôi về nhà mẹ đẻ theo yêu cầu của mẹ đẻ. Mẹ tôi nói rằng đẻ con đầu thì phải về nhà cho mẹ chăm. Nhưng tôi biết, cái mẹ tôi cần là tiền. Mẹ chồng tôi khi đến gửi gắm tôi đã đưa cho mẹ tôi 15 triệu tiền chăm nuôi. Chồng tôi cũng đưa thêm 10 triệu nữa.
Sống với mẹ chồng, tôi còn sung sướng, hạnh phúc hơn gấp trăm lần với mẹ đẻ. (AnhẢnh minh hoọa)
Thế nhưng mẹ tôi có chăm tôi được bữa nào đâu. Bà đi đánh bài cả ngày. Đêm về cháu khóc còn gắt gỏng mắng nhiếc. Chồng tôi tức lắm nhưng vì tôi nên đành im lặng.
Đến khi mẹ chồng sang thăm, nhìn thấy mâm cơm ở cữ của tôi, bà đã rơi nước mắt. Mâm cơm chẳng có gì ngoài một bát cơm nguội ngơ nguội ngắt, hạt cơm cứng lại và một bát mì tôm làm canh. Tôi bế con, mắt cũng cay xè, phải cố kiềm lại để không bật khóc.
Mẹ chồng tôi gọi điện ngay cho taxi rồi đưa tôi về nhà chồng. Mẹ đẻ tôi đi đánh bài về cùng lúc đó, thấy tôi bế con đi sau mẹ chồng còn ra rả chửi theo. Mẹ chồng tôi không nói gì, chỉ nắm tay tôi, đỡ tôi lên xe.
Sống với mẹ chồng, tôi còn sung sướng, hạnh phúc hơn gấp trăm lần với mẹ đẻ. Con tôi có người phụ chăm. Tôi được ăn uống đủ chất đủ món. Vợ chồng cũng hạnh phúc hơn. Tôi mang ơn mẹ chồng nhiều lắm. Thế mới nói chưa chắc mẹ chồng đã khác máu tanh lòng, lắm khi mẹ chồng còn hơn mẹ đẻ ra mình.
Theo afamily.vn
Hết lòng thương quý mẹ chồng thế nhưng em không thể ngờ mẹ chồng lại đi nói những lời chát đắng này với bà hàng xóm Từng nghĩ mình may mắn khi có mẹ chồng hoàn hảo, giờ thì em sáng mắt ra rồi. Thân gửi chị Hướng Dương Em tên Mỹ Hiền, mới có chồng được gần 1 tháng nay. Vợ chồng em sống cùng mẹ chồng. Bố chồng em mất sớm nhưng mẹ chồng em vẫn sống một mình, nuôi dưỡng chồng em nên người. Vì thế,...