Mẹ chồng – nàng dâu như trong thời chiến, “người thứ 3″ dửng dưng, vô can
Giữa lúc em và mẹ chồng em chiến tranh căng thẳng, chồng em chẳng hề quan tâm và luôn đứng ngoài cuộc.
Mâu thuẫn giữa em và mẹ chồng quá căng thẳng, em đang tính chuyện ly hôn.
Em lấy chồng cuối năm 2018, đến giờ mới được 2 năm. Hiện tại, vợ chồng em mới có một bé gái 9 tháng tuổi. Bố chồng em mất rồi. Mẹ chồng em đã về hưu nên bà chỉ ở nhà chăm lo vườn tược, lợn gà.
Hồi mới cưới, mặc dù em và mẹ chồng cũng có một vài mâu thuẫn nhỏ nhưng do không ở chung nên mâu thuẫn không lớn. Đến khi em mang bầu, vợ chồng em cũng mua được một căn nhà. Chúng em đón mẹ chồng em đến ở cùng vì thương mẹ ở quê cô quạnh. Em cũng muốn mẹ có được cuộc sống đầy đủ, vui vẻ hơn.
Lúc mẹ chồng em chuẩn bị đến ở cùng, em cũng chuẩn bị tâm lý là mình sẽ sống cả đời với mẹ chồng rồi. Nhưng điều em không ngờ tới là em với mẹ chồng càng ở với nhau càng phát sinh nhiều vấn đề. Nhất là khi trong nhà có một đứa trẻ.
Em với mẹ chồng mâu thuẫn nhiều về cách nuôi dạy con. Em thì muốn nuôi con theo kiểu hiện đại, trong khi mẹ chồng chỉ thích áp dụng mẹo nuôi con từ xa xưa. Mẹ chồng em thì cổ hủ vô cùng.
Video đang HOT
Em với mẹ chồng mâu thuẫn nhiều về cách nuôi dạy con. (Ảnh minh họa)
Nàng dâu – mẹ chồng như nước với lửa
Chả biết bà nghe ai mách mà bà có thể lấy mật lợn sống hòa với một thìa sữa mẹ và cho cháu nuốt để làm phép cho cháu không bao giờ bị đau bụng. Con em lúc mới sinh ra đầu hơi nhọn, bà lại liên tục bế cháu đu đưa, đập nhẹ vào tường rồi lẩm bẩm mấy câu “thần chú” để đầu cháu tròn lại.
Ban đầu, em rất chịu khó nói chuyện với mẹ chồng để mẹ hiểu. Nhưng về sau, mẹ chồng thường bắt bẻ, soi mói rồi hiểu sai ý em nên em trở nên lầm lì, ít nói. Em không còn nói chuyện phiếm với mẹ nữa. Em sợ em nói một đằng, mẹ chồng nghĩ một nẻo rồi để bụng.
Em sợ chồng khó xử nên không dám kêu ca, phàn nàn gì về mẹ với chồng. Chỉ khi nào em thấy khó chịu lắm em mới nói với chồng để chồng nói lại với mẹ. Em nghĩ mẹ sẽ nghe con trai hơn là nghe con dâu.
Ban đầu, chồng em còn phân xử đôi bên. Sau đó, chồng em cũng mặc kệ, anh cũng chẳng buồn nghe em nói. Hôm nào em với mẹ chồng cãi nhau là chồng em xách xe đi chơi đến tận tờ mờ sáng mới về.
Hôm đó, mẹ chồng em bón cháo cho cháu nhưng bà lại thổi, ngậm cháo vào miệng rồi nhả ra trông rất mất vệ sinh. Em góp ý thì bà cãi cùn. Bà bảo ngày xưa bà cũng bón cháo cho chồng em như thế mà anh vẫn lớn khôn, chẳng ốm đau bệnh tật gì.
Hôm nào em với mẹ chồng cãi nhau là chồng em xách xe đi chơi đến tận tờ mờ sáng mới về. (Ảnh minh họa)
Chồng “không liên quan”
Em nói với chồng em thì anh chẳng nói gì và lại dắt xe ra cửa. Thấy em níu anh lại, không cho anh đi thì anh quát: “Anh đi luôn đây. Ở nhà để nghe em với mẹ cãi lộn à? Có chuyện gì hai mẹ con tự giải quyết đi, anh chịu thôi, hết cách rồi.”
Mẹ chồng em thấy vậy lại bênh chồng em rồi quát mắng em. Thế là chồng em đi chơi đến tận 3-4 giờ sáng mới về. Hôm nào anh cũng say quắc cần câu, chẳng biết trời đất là gì.
Em đang rất chán nản vì chuyện căng thẳng với mẹ chồng kéo dài, lại thêm việc chồng sống ích kỷ, chẳng quan tâm gì đến vợ. Em nhiều lần nghĩ đến chuyện ly hôn. Hiện tại, em đã đưa con về ngoại. Em đã quyết định ly hôn rồi. Chồng em đã đồng ý.
Em với anh ấy ly hôn trong hòa bình, không cãi vã, ghét bỏ nhau. Nhưng thực sự trong đầu em vẫn băn khoăn không biết em có nên ly hôn không? Nếu không, em có nên tiếp tục nhẫn nhịn, chịu đựng mẹ chồng em tiếp hay không? Xin mọi người cho em một lời khuyên khách quan hơn ạ.
11 giờ trưa nhưng chưa có cơm ăn, tôi hỏi thì mẹ chồng gắt lên một câu điếng người
Câu nói của mẹ chồng không sai nhưng khiến tôi bị tổn thương sâu sắc.
Khi quyết định lấy chồng xa quê, tôi đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc sống chẳng mấy thoải mái, vui vẻ. Bởi nhà chồng dù có tốt đến đâu, bố mẹ chồng dù có tâm lí đến đâu cũng không thể bằng được ở nhà mình, sống với bố mẹ mình. Hồi ấy, chồng tôi còn quan tâm đến vợ chứ không vô tâm như bây giờ. Anh thường hay an ủi, động viên và bảo sẽ đối xử tốt với tôi trong mọi tình huống. Vì chồng, tôi vấ vả chạy vạy xin chuyển công tác về một trường học gần nhà anh (tôi là giáo viên). Nhưng lúc này, tôi mới nhận ra đây là điều sai lầm.
Mẹ chồng tôi là người khắt khe, khó chịu. Bà chỉ có một mình chồng tôi là con trai duy nhất nên đòi hỏi ở tôi những yêu cầu rất cao. Tôi phải biết nấu ăn, biết dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, biết lựa chọn thực phẩm cho tốt nhất nhưng giá phải mềm nhất. Nhưng trước giờ tôi chẳng bao giờ phải làm những việc đó nên lúng túng, vụng về. Bữa cơm đầu tiên, tôi chỉ nấu được món cá kho và trứng luộc. Khi dọn cơm, nhìn mâm cơm mà sắc mặt mẹ chồng tôi tối sầm lại. Từ đó, bà giao hẳn việc nấu ăn cho tôi để tôi rèn luyện tay nghề, sau này còn lo giỗ chạp.
Sống xa quê, nhớ bố mẹ, nhớ bạn bè, nhớ quê, lại thêm chồng tôi về quê anh như cá gặp nước, suốt ngày bạn bè nên tôi càng tủi thân hơn. Nhiều lúc muốn mở lời tâm sự với mẹ chồng thì bà luôn bận rộn, chẳng có thời gian nghe. Đêm nào chồng đi nhậu với bạn bè, tôi đều khóc đến sưng hai mắt vì buồn bã.
Ảnh minh họa
Không chỉ thế, mối quan hệ giữa tôi và mẹ chồng cũng không tốt đẹp lắm. Mẹ mặc định việc nấu ăn là của tôi nên không bao giờ phụ giúp, kể cả khi tôi bận tối mắt tối mũi những việc ở trường.
Như hôm qua, tôi dạy tới 11 giờ trưa mới về nên cứ nghĩ mẹ chồng đã nấu ăn. Tôi lên tiếng hỏi cả nhà ăn cơm chưa thì bà liếc xéo rồi gắt: "Con định cho cả nhà chết đói à? Nhà gần trường, rảnh là phải chạy về đi chợ nấu ăn chứ ai hầu cho". Câu nói ấy khiến tôi điếng người, nước mắt cứ thế rơi. Trưa ấy, tôi vẫn phải nấu ăn nhưng nấu xong thì bố mẹ chồng đã ăn mì tôm rồi đi ngủ trưa. Sau đó, tôi lại phải tiếp tục đến trường dạy buổi chiều.
Nhiều khi tôi nghĩ quyết định về quê chồng của mình không biết là đúng hay sai? Nếu mẹ chồng cứ khắt khe thế này, tôi làm sao sống nổi ở đây? Sau này có con rồi, tôi sẽ càng khổ sở nhiều hơn. Phải làm sao để cải thiện mối quan hệ với mẹ chồng và để mẹ chồng cảm thông hơn cho tôi đây? Làm sao để chồng tôi bớt vô tâm, biết quan tâm vợ hơn đây?
Về ăn giỗ, vợ bầu vượt mặt vẫn bị bắt rửa bát, chồng nói một câu khiến cả họ xấu hổ, nhưng bất ngờ nhất là hành động sau đó của anh Thương vợ bầu 6 tháng vẫn phải rửa một đống bát đĩa, chồng có hành động bất ngờ khiến cả họ gật đầu đồng tình. Thảo là dâu trưởng trong nhà bà Lý. Ngay ngày đầu lấy Nam, cô đã được mẹ chồng giao trọng trách: " Nhà mình là trưởng họ, con lại là dâu trưởng nên phải biết ăn ở, cư...