Mẹ chồng muốn tôi quay lại và trao quyền thừa kế cho cháu
Nhớ ngày xưa mẹ chồng tôi đã dùng cả gậy để đuổi tôi ra khỏi nhà thì nay bà lại hết lời ngọt nhạt dỗ mẹ con tôi quay lại và hứa sẽ trao lại toàn bộ tài sản cho cháu nội.
Tôi không nghĩ rằng ngày tôi bước vào gia đình anh là bắt đầu của chuỗi ngày sống trong địa ngục của tôi. Gia đình anh giàu có quyền thế còn gia đình tôi thì bố mẹ là nhân viên nhà nước bình thường, cuộc sống êm đềm như mọi người khác. Anh và tôi yêu nhau được hơn một năm thì cưới, tôi biết bố mẹ anh cũng là người cầu toàn và khó tính, nhưng tôi không ngờ họ lại đến mức làm cho tôi không thể sống nổi trong ngôi nhà đó.
Về nhà anh, tôi phải tuân thủ tất cả những quy định mà mẹ anh đặt ra, từ chuyện dậy buổi sáng lúc mấy giờ, nấu ăn món gì, nêm nếm gia vị ra sao và phải canh chừng lúc nào mẹ chồng tôi ngủ dậy thì mới được nấu món mà bà thích. Chỉ cần làm sai đi một chút là bà sẵn sàng hất cả đĩa đồ ăn vào thùng rác. Nhiều lần tôi khóc thầm với chồng nhưng anh chẳng có chính kiến, anh bảo bố mẹ anh đã quy định thế rồi, trước đây chả có cô giúp việc nào ở được nhà anh quá nửa năm, tôi phải cố mà chấp nhận thôi.
Mẹ chồng tôi cậy quyền thế, cậy tiền bạc, lúc nào bà cũng chê gia đình tôi nghèo nàn, hơi tí mà bà nguýt dài nói những người quê mùa như tôi không biết gì. Nhiều lúc tôi thương bố mẹ tôi ứa nước mắt, nào họ có tội tình gì mà vì sao mỗi lần bà nói cái gì đều lôi bố mẹ tôi ra để nói. Hàng xóm không ai chơi được với bà, nhưng bà cũng chả cần ai bởi bà cũng đâu có muốn chơi với ai.
Nhưng mọi thứ vẫn chưa phải là bi kịch bởi lúc bắt đầu tôi mang thai và bị ốm nghén, tôi không ăn được gì và bị kiệt sức nhưng hôm nào mệt không dậy đi chợ mua đồ ăn là bà nguýt dài nguýt ngắn và nói mát mẻ với chồng tôi. Đi làm chỉ về muộn 10 phút là bà gọi hàng chục cuộc điện thoại hỏi tôi đú đởn ở đâu mà không chịu về cơm nước, chồng tôi đi đến khuya thì bà mặc kệ nhưng tôi mà về muộn thì chết với bà. Bà bảo “thằng đàn ông nó như con chim ấy, nó thích bay đi đâu thì bay, còn con dâu thì phải ở nhà cơm nước, nhà tôi không có cái ngữ phải hầu con dâu”. Bị kiệt sức về thể xác cộng với tinh thần lúc nào cũng ủ dột mệt mỏi, tôi đã bị sảy thai. Ngày tôi phải đến bệnh viện để bỏ thai, mẹ chồng tôi không hề có một câu hỏi thăm mà chỉ vào nhìn tôi rồi nói xanh rờn: “Chỉ có ăn không ngồi rồi mà có cái việc đẻ cũng làm không xong”.
Mẹ chồng muốn tôi quay lại và trao quyền thừa kế cho cháu (ảnh minh họa)
Những chuỗi ngày cơ cực kéo dài đến gần 3 năm nữa mà tôi vẫn không có thai trở lại, đi khám thì bác sĩ bảo tôi bị ảnh hưởng sức khỏe và do tinh thần, nếu tôi không thoải mái thì khả năng thụ thai cũng bị chậm lại, hơn nữa, tôi cũng bị tắc vòi trứng và đã đi làm thủ thuật, bác sĩ bảo mọi thứ đều bình thường. Nhưng mẹ chồng tôi ngày nào cũng bóng gió chì chiết rằng tôi là đứa ăn hại, rằng gia đình bà vô phúc nên mới cưới con dâu như tôi. Chồng tôi cũng có lúc thương vợ nhưng vì sợ mẹ nên chẳng bao giờ anh dám nói câu gì.
Video đang HOT
Thế rồi một hôm sau khi bị chậm kinh mất 1 tuần, tôi lén mua que thử thai lên cơ quan để thử và phát hiện ra mình có thai. Tôi trào nước mắt, vì vui mừng khi tôi đã có con, vừa lo sợ rồi không biết với áp lực từ mẹ chồng liệu tôi có ổn để bảo toàn được mạng sống cho con tôi khi tôi đang mang bầu hay không. Ngay lập tức tôi lên kế hoạch rời khỏi nhà chồng, sáng sớm hôm đó, lợi dụng lúc đi chợ, tôi đã lén bỏ nhà ra đi sau khi để lại một lá thư với chồng, một lá thư xin nghỉ việc và đến một nơi thật xa. Khi tôi gọi điện về nhà, mẹ đẻ tôi nói trong nước mắt bảo mẹ chồng tôi đến nhà tôi chửi bới nói bố mẹ không biết dạy con và bắt bố mẹ tôi phải trả lại khoản tiền mà bà đã xin cưới rồi ép chồng tôi làm đơn ly hôn đơn phương. Tôi thương bố mẹ tôi quặn lòng nhưng mẹ tôi ủng hộ tôi làm như thế.
Một mình ở phương xa, phải vất vả sinh nở rồi chăm con với biết bao cơ cực. Tôi làm công nhân với mức lương 5 triệu một tháng và hai mẹ con cố gắng sống qua ngày. May mắn tôi được cô chú chủ nhà trọ tốt bụng cưu mang trông con tôi không lấy đồng tiền công nào, con trai tôi lớn lên xinh đẹp khỏe mạnh và giống bố như đúc.
Vậy mà mẹ chồng tôi lại tìm được chỗ ở của tôi sau khi biết tôi sinh cháu cho bà. Bà đã đến van xin lạy lục mẹ tôi cho địa chỉ của tôi, chồng tôi sau khi ly hôn tôi đã kết hôn với người phụ nữ khác nhưng cô ta ở được nửa năm thì cũng bỏ đi. Bây giờ bà biết tin mình có cháu đích tôn, bà đến bảo tôi về và đưa cho tôi xem tờ giấy chuyển quyền thừa kế toàn bộ tài sản cho cháu nội nếu tôi đồng ý đưa con về. Chồng tôi cũng bay vào năn nỉ tôi nghĩ lại, anh bảo tôi phải thương lấy con, không thể ích kỷ cho riêng mình được.
Tôi mất ngủ mấy đêm nay, trở về ngôi nhà đó đồng nghĩa với cuộc sống địa ngục, nhưng nếu tôi cứ làm công nhân thế này thì con tôi sẽ rất khổ. Tôi phải làm sao đây.
Theo Ngoisao
Vụ thảm sát tại Bình Phước:Bị can lo sợ phải trả giá
Trong vụ thảm sát ở Bình Phước, những ngày đầu bị can Tiến khủng hoảng bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án.
Liên quan đến vụ án, đại tá Trần Thắng Phúc - Giám đốc công an tỉnh Bình Phước, phó ban chuyên án, cho biết, hiện công an đang tiến hành các bước tố tụng theo quy định pháp luật.
Dự kiến thời gian tới, cơ quan công an sẽ cho 2 bị can Nguyễn Hải Dương (SN 1991, quê An Giang) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, quê Bình Phước, cùng tạm trú huyện Hóc Môn, TP.HCM) làm thực nghiệm, dựng lại hiện trường vụ án...
Được biết cơ quan tố tụng tỉnh Bình Phước cũng đang tiến hành các thủ tục trưng cầu kết quả giám định tâm thần đối với 2 bị can Dương và Tiến.
Dự kiến sắp tới công an sẽ cho 2 bị can Dương và Tiến thực nghiệm hiện trường vụ giết 6 người.
Một nguồn tin nói rằng "đây là bước cần thiết, để hồ sơ tố tụng được đầy đủ, khách quan...".
Nguồn tin nói trên cũng tiết lộ, "quá trình bị bắt giữ, Dương và Tiến khai báo thành khẩn về hành vi phạm tội. Cả hai tỏ ra ăn năn, hối hận. Trong đó bị can Tiến vào những ngày đầu bị bắt rất suy sụp, khủng hoảng, bởi hình dung ra việc trả giá cho hành vi gây án sẽ như thế nào? Nhưng đến nay, tâm lý của Tiến có phần nào ổn định trở lại.
Hiện công an Bình Phước giám sát chặt chẽ Dương và Tiến ở trại tạm giam vì lo ngại cả hai sẽ...quẫn trí, có hành động tiêu cực".
Trong một diễn biến khác, ông Nguyễn Lê Vinh (em trai của nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) cho biết, gia đình ông đã thống nhất về việc xử lý quyền thừa kế cũng như tổ chức lại lao động, sản xuất ở xưởng gỗ của gia đình ông Lê Văn Mỹ sau khi sáu người trong gia đình này bị thảm sát vào ngày 7/7 vừa qua.
Sau khi bàn bạc, gia đình đã quyết định giao toàn bộ tài sản cho bé Na thừa kế, và bé Na được toàn quyền quyết định về tài sản của mình khi đến tuổi trưởng thành.Những người được thừa kế tài sản của gia đình ông Mỹ, bà Nga gồm cha ông Mỹ (mẹ ông Mỹ đã mất), cha mẹ bà Nga và bé Lê Gia Linh (thường gọi là bé Na), 18 tháng tuổi, con gái út của ông bà.
Nguồn tin tiết lộ, quá trình tạm giam Dương và Tiến đã suy sụp, khủng hoảng nhưng khai báo thành khẩn.
Ông Vinh cho biết, đại diện gia đình cũng đã đến Sở Tư pháp Bình Phước làm thủ tục pháp lý và chứng thực theo nguyện vọng của gia đình. Dù vẫn còn rất nhiều thủ tục pháp lý liên quan đến việc thừa kế khối tài sản nhưng Sở Tư pháp sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để gia đình thực hiện việc này theo đúng quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Phước cho biết, sau khi gia đình phải hoàn tất thủ tục thừa kế theo quy định của pháp luật, cơ quan sẽ cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Quốc Anh của gia đình ông Mỹ hoạt động trở lại.
Thảm sát ở Bình Phước: Chiếc sim rác lên tiếng
Thanh Thanh (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thảm sát Bình Phước: Bé Na thừa kế toàn bộ khối tài sản của gia đình Bé Na - con gái út của gia đình bị thảm sát dã man ở Bình Phước - đã được giao quyền thừa kế toàn bộ khối tài sản. Ông Nguyễn Lê Vinh (em của nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga) cho biết gia đình ông đã thống nhất việc xử lý quyền thừa kế cũng như kế hoạch khôi phục lại...