Mẹ chồng “mất hồn” với nàng dâu mới bất trị
Vừa chân ướt chân ráo về nhà chồng nhưng những nàng dâu mới này không hề giữ phép tắc, thậm chí còn hỗn xược với mẹ chồng.
Mấy ngày nay không khí trong nhà bà Tư (Khâm Thiên, Hà Nội) ngột ngạt vô cùng, cũng chỉ tại chuyện Lan – nàng dâu mới của ông bà hỗn láo với mẹ chồng.
Ngày Tùng đưa Lan về ra mắt, bà Tư không mấy ưng ý với cô con dâu có lối nói chuyện bốp chát này. Thế nhưng chẳng hiểu sao Tùng lại say Lan như điếu đổ, anh còn tuyên bố nếu không phải Lan thì sẽ không lấy vợ. Mặc kệ Tùng thúc giục nhưng ông bà Tư vẫn lần khất chuyện cưới xin. Mãi đến khi Lan có bầu được gần 4 tháng thì ông bà đành miễn cưỡng mang trầu cau sang nhà Lan xin cưới.
Cũng vì vẫn để bụng chuyện bố mẹ chồng đã từng ngăn cấm mà Lan chẳng coi ông bà Tư ra gì. Có mặt chồng ở nhà thì cô luôn miệng quan tâm, hỏi han bố mẹ chồng. Nhưng hễ chồng đi làm, cô lại ăn nói trống không hoặc nhiều khi bố mẹ chồng hỏi cô không thèm bắt lời. Cậy đang mang bầu, Lan xin nghỉ việc không lương để ở nhà dưỡng thai. Tùng đi làm từ sáng đến tối, chuyện phục vụ chăm sóc Lan tất nhiên lại đến tay mẹ chồng.
Lan biện mọi cớ để không phải làm gì (Ảnh minh họa)
Cả ngày Lan lấy cớ mệt để nằm trong phòng điều hòa xem phim, buôn điện thoại, lướt facebook,… mặc kệ mẹ chồng vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa nấu nướng. Đến lúc nấu xong, bà Tư lên gọi con dâu xuống nhà ăn cơm thì cô lại lấy tay vuốt vuốt ngực: “Con ra ngoài lúc này chắc ói chết mất, chỉ ngửi mùi điều hòa mới thấy dễ chịu. Thôi mẹ mang đồ ăn lên đây con ăn trong phòng cũng được”. Con dâu nói vậy thì bà còn biết nói gì. Thôi thì vì đứa cháu sắp chào đời, bà lại lụi cụi bê đồ ăn vào phòng cho con dâu. Ăn xong Lan cũng chẳng buồn thu dọn mâm bát xuống bếp, cô vẫn cứ để y nguyên trong phòng. Đến chiều chiều lại mở cửa phòng, ngó ra ngoài gọi lớn: “Mẹ bổ quả dừa rồi mang vào phòng con nhé”. Thế là cô lại chờ đến khi mẹ chồng mang dừa vào, nhân tiện nhờ mang mâm bát bẩn xuống bếp luôn, và đương nhiên là bà dọn rửa.
Cứ thế, ngày ngày bà Tư luôn tay luôn chân với những yêu cầu của cô con dâu đang mang bầu. Có lần bà Tư kể lại chuyện với Tùng, anh chẳng những không nhắc nhở vợ mà còn trách mẹ khó tính hay để ý linh tinh bởi: “Cô ấy đang có bầu trong người lúc nào cũng mệt mỏi, mà vợ con có coi mẹ như mẹ đẻ thì mới tự nhiên như vậy”. Nghe con trai nói, bà Tư chỉ biết thở dài thườn thượt.
Đỉnh điểm là hôm vừa rồi, theo thói quen, Lan lại réo rắt mẹ chồng nấu cho mình cái gì mát mát, bổ bổ. Đúng hôm đó bà Tư bị đau đầu, nhưng sợ cháu nội trong bụng con dâu đói bà lại cố gắng gượng nấu cho con dâu bát chè hạt sen. Lúc bưng lên phòng, bà thấy Lan đang nằm khểnh buôn điện thoại. Bà đặt bát chè sen ở bàn và lẳng lặng đi xuống nhà. Chưa đi hết cầu thang, bà Tư nghe tiếng con dâu hét “Á” lên một tiếng, vội lật đật chạy lên thì thấy bát chè sen đổ đầy nhà cùng cái giọng the thé của Lan: “Người chứ có phải ruồi nhặng đâu chứ, chắc định nấu mật giết chết con ruồi này đây!”.
Video đang HOT
Bà Tư nén giận với cách nói hỗn láo của con dâu, chỉ mệt mỏi hỏi: “Sao con hất hết ra nhà mà lại nói khó nghe thế”. Vậy là Lan lu loa lên mẹ chồng cố tình chơi xỏ cho hết lọ đường vào nồi chè để lần sau con dâu sợ mất dép, hết đường nhờ vả. Lúc ấy bà mới vỡ lẽ chắc do mình lẫn cẫn cho 2 lần đường vào nồi chè. Bà Tư hạ giọng: “Mẹ xin lỗi, có lẽ già rồi vị giác không còn chuẩn nên…”. Chưa để bà nói dứt câu, Lan quay ngoắt mặt đi, miệng lầm bầm: “Rõ là già rồi lẩm cẩm, chẳng được cái tích sự gì…”. Bà Tư nghe thế thì chẳng còn gì để nói với nàng dâu mới hỗn xược nữa.
“Rõ là khổ, chẳng có con dâu thì còn thấy yên cửa yên nhà. Từ ngày nó về, cả nhà cứ nháo nhào cả lên. Nhiều lúc tôi thấy nó đối xử với mình chẳng khác gì ôsin, con ở. Có lẽ tôi phải bàn bạc với ông nhà để vợ chồng nó ra ở riêng chứ không chịu nổi rồi” – giọng bà buồn buồn nói về dự định của mình.
Cả ngày Lan lấy cớ mệt để nằm trong phòng điều hòa xem phim mặc kệ mẹ chồng vừa dọn dẹp nhà cửa (Ảnh minh họa)
Cũng giống như bà Tư, gia đình bà Hảo (Đội Cấn, Hà Nội) nhiều phen đau đầu với nàng dâu mới. Ngay sau đám cưới, vợ chồng bà Hảo đã cho con trai và con dâu một căn hộ cách nhà ông bà hơn 1km. Ông bà chỉ yêu cầu các con cuối tuần về nhà ăn cơm tối cùng bố mẹ một bữa. Thế nhưng Mai, cô con dâu mới lại luôn tìm cách trốn bữa cơm gia đình này, điều đó làm ông bà Hảo rất buồn lòng.
Bình thường, Mai chẳng bao giờ gọi điện cho bố mẹ chồng. Cô chỉ gọi điện khi có việc… buộc tội chồng: “Con không thể chịu đựng nổi con trai mẹ nữa rồi, anh ấy là một người đàn ông vô trách nhiệm”, “Con gọi điện mà anh ấy không thèm nghe máy, chắc đang hú hí với con nào ở đâu rồi”, “Ngày xưa bố mẹ chiều anh ấy quá, giờ hư đốn thế này đây, con bắt đền mẹ đấy”,… Khổ nỗi Hiếu – chồng Mai có phải là người đàn ông ham vui, vô trách nhiệm như cô nói đâu. Làm được bao nhiêu anh đều đưa vợ hết, chỉ giữ một ít xăng xe điện thoại. Đi làm về anh cũng hiếm khi la cà, tháng chắc có 1,2 lần ngồi uống vài cốc bia với bạn nhưng vẫn để bụng về nhà ăn cơm với vợ.
Bà Hảo lắc đầu khi nói đến nàng dâu mới của mình: “Càng nghĩ lại càng chán, vợ chồng tôi có mỗi thằng Hiếu là con trai, vợ nó lại như thế. Mà con trai chúng tôi đâu phải như lời vợ nó nói. Nó rất có trách nhiệm với gia đình, nó tâm lý và thương vợ lắm. Đi làm về là xắn tay áo lên dọn dẹp nhà cửa giúp vợ, làm chuyện gì cũng suy nghĩ xem vợ nó có thích không. Ấy thế mà vợ nó không hiểu chuyện, cứ hơi một tý chưa tìm hiểu rõ ràng đã lu loa lên buộc tội này tội nọ. Có lần con trai tôi tắc đường, về muộn đâu 30 phút, vợ nó gọi nhưng nó chưa kịp nghe máy thế là con dâu gọi cho tôi… mắng vốn: ‘Mẹ xem lại con trai mẹ đi, anh ấy lại đi hú hí với con nào rồi, không hiểu nổi mẹ dạy dỗ anh ấy thế nào…’. Bực quá, tôi cũng bảo lại với con dâu: ‘Con trai mẹ xấu thế, ích kỷ, vô trách nhiệm thế không xứng với con thì con bỏ nó đi mà tìm người tốt hơn’. Nói thực là tuy không sống cùng nhà nhưng con dâu làm tôi cảm thấy ngột ngạt quá. Nó cứ thế thì làm sao vợ chồng nó hạnh phúc lâu dài được đây”.
Theo Phunuvagiadinh
Chăm con dâu đẻ quá chu đáo, nhiều người ngỡ mẹ chồng là mẹ ruột
Tối đến, sợ tôi ngủ thiếp đi vì mệt, bà thức xuyên đêm trông cháu. Bà chăm hai mẹ con tôi chu đáo đến nỗi nhiều sản phụ khác cùng phòng cứ đinh ninh đó là mẹ đẻ của tôi.
Vợ chồng tôi cưới nhau được ba tháng thì tôi có bầu. Thời gian thai nghén với tôi thực sự rất vất vả. Lần đầu tiên bầu bì lại không có người thân bên cạnh, tôi xoay như chong chóng, người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải, mặc dù tôi đã cố gắng tự chăm lo cho bản thân, cố gắng tẩm bổ nhưng cứ ăn vào lại cho ra. Cơn ốm nghén hành hạ khiến tôi gần như kiệt sức.
Gia đình tôi thì ở xa, mẹ đẻ dù rất quan tâm đến tôi nhưng cũng không thể bỏ công việc đồng áng đến bên cạnh tôi được. Đúng là, không có người thân bên cạnh, tôi thấy tủi thân vô cùng.
Ảnh minh họa
Rồi thời gian ốm nghén cũng qua, nhưng những lo lắng lại ngày một chồng chất, chuyện chuẩn bị tiền nong cho kỳ sinh nở, chuyện về nhà nội hay nhà ngoại sinh... khiến vợ chồng tôi nhiều khi mâu thuẫn dẫn đến cãi vã. Gần ngày sinh, mọi chuyện càng trở nên rối ren khi tôi và chồng không biết nên về nội hay về ngoại để sinh con. Vì mới lấy nhau, lại chưa được ở nhà chồng ngày nào nên tôi cũng không rõ tính cách của bố mẹ chồng tôi nhiều lắm.
Vài lần về chơi, tôi thấy ông bà hiền lành lại thương con quý cháu nên cũng cảm thấy dễ chịu. Nhưng bạn bè tôi khuyên "xa thơm gần thối", mới tiếp xúc thì ai chẳng thế, ở với nhau mới sinh ra lắm chuyện. Chúng khuyên tôi nên về nhà mẹ đẻ sinh con vì chẳng ai thương mình như mẹ.
Nhưng suy đi tính lại, tôi và chồng vẫn quyết định về sinh con ở nhà nội bởi dù sao nhà nội ở thị trấn cũng tiện nghi, đầy đủ hơn nhà ngoại ở nông thôn, hơn nữa, mẹ chồng lại có nhiều kinh nghiệm chăm cháu hơn mẹ đẻ (từng chăm thằng cu đích tôn con anh trai và hai thằng cháu ngoại con chị gái).
Tôi về quê chồng sinh con ở bệnh viện huyện. Ban đầu tôi có chút băn khoăn, lo lắng về nơi sinh nở, e ngại bệnh viện huyện không đủ tiện nghi, không có bác sĩ chuyên môn cao nhưng mẹ chồng bảo có người quen làm ở đó, vả lại thằng cháu đích tôn của ông bà cũng sinh trong này khỏe mạnh, "mẹ tròn con vuông" nên tôi cũng yên tâm phần nào.
Ngày tôi sinh trong viện, vì bố chồng đã già yếu, anh chồng và chị dâu mải đi làm nên chỉ một tay bà chăm sóc hai mẹ con tôi. Đón cháu từ tay bác sĩ, tôi thấy giọt nước mắt lăn xuống từ khóe mắt hoắm sâu của bà và tôi cảm nhận được đó là tình yêu thương thực sự, từ đáy lòng của bà nội dành cho thằng cháu bé bỏng.
Thời gian nằm viện, chồng tôi công tác xa nên không về kịp, một mình mẹ chồng tự tay chăm bẵm con dâu. Hàng ngày, bà đạp xe 10 cây số về nhà nấu nướng, mang cơm đến viện cho tôi. Tối đến, sợ tôi ngủ thiếp đi vì mệt bà thức xuyên đêm trông cháu, bà sợ thằng cu thức giấc không có người dỗ dành, cho uống sữa. Bà chăm hai mẹ con tôi chu đáo đến nỗi nhiều sản phụ khác cùng phòng cứ đinh ninh đó là mẹ đẻ của tôi.
Ngày ra viện, về đến nhà, tôi cảm động đến phát khóc khi ông bà nhường cho mẹ con tôi cả căn phòng rộng rãi, tiện nghi. Tôi thắc mắc bố mẹ sẽ ngủ ở đâu khi bị mẹ con tôi "chiếm phòng" thì bà cười xòa: "Bố mày cả ngày bận với chim chóc, cây cảnh ở suốt ngoài vườn, còn mẹ mải cơm nước, nấu nướng ở dưới bếp nên cần gì phải phòng riêng. Hơn nữa, trẻ con mới sinh nhạy cảm lắm, cần ở phòng kín gió, con cứ yên tâm ở đây không phải ngại. Tối bố mẹ ngủ ở phòng khách vẫn tốt mà".
Vì lần đầu sinh con, kiến thức của tôi về việc chăm con gần như bằng không, từ việc cho con bú thế nào, tắm táp ra sao tôi đều nhờ mẹ chồng chỉ dạy. Bà không trách mắng vụng về hay lườm nguýt, đá xéo mà tỉ mỉ chỉ cho tôi từng ly từng tý.
Sáng sớm, trong khi cả hai mẹ con tôi còn say giấc ngủ, thì mẹ chồng tôi đã đi chợ về với chiếc giỏ đầy đồ tẩm bổ. Bà bảo phải đi chợ sớm, chọn đồ mới tươi và ngon được. Thằng cún con thì bà chăm sóc chu đáo đến từng li từng tí.
Chỉ vì lo cháu thức giấc nửa đêm tôi lại mải ngủ không kịp dậy cho con bú, cứ khoảng 1, 2 tiếng bà lại lục tục trở dậy, xuống phòng tôi xem cháu ngủ có ngoan không. Đêm nào thằng cún khó ngủ, chỉ cần một tiếng khóc nhỏ là mẹ chồng tôi lại chạy sang ngay, thậm chí có những đêm ngủ luôn cùng mẹ con tôi cho yên tâm.
Thấy tôi có vẻ mệt mỏi, bà bảo tôi cứ ngủ để bà trông cháu, người mới sinh không nên thức khuya vì dễ dẫn đến thiếu sữa.
Nhiều khi ái ngại, thương bà vất vả, tôi cố gắng ngồi dậy đỡ đần thì bị bà mắng tới tấp. Mẹ chồng bắt tôi phải ở cữ đúng ba tháng, không được động vào bất cứ việc gì kẻo sau này hối không kịp.
Vậy là ba tháng đầu ở cữ, tôi không phải làm bất cứ việc gì ngoài nhiệm vụ ngồi trên giường cho thằng cu bú tí, thay tã lót cho con và thỉnh thoảng ngồi dậy, đi lại cho khỏe khoắn.
Hết ba tháng ở cữ, tôi xin phép ông bà cho về nhà ngoại chơi vài tuần. Ngày về nhà ngoại, mẹ chồng tôi tuy không nói nhưng tôi biết bà buồn lắm vì không muốn xa con, xa cháu.
Thực tâm tôi cũng không muốn xa bà vì ba tháng ở bên, tôi đã cảm nhận được tình yêu thương bà dành cho mẹ con tôi.
Theo VNE
"Dằn mặt" kẻ phản bội và "kẻ cướp chồng" Bị chồng bỏ một cách phũ phàng để chạy theo tình mới, nhiều người vợ đã không cam tâm và tìm cách "dằn mặt" ke cươp chông... Chị H. (Quận 7, Tp. HCM) là một trong nhưng người phụ nữ đã từng ra tay "dằn mặt" chồng cũ và vợ mới của chồng. Hồi tưởng lại chuyện cũ, chị H. nói: "Mình và...