Mẹ chồng mất, chồng nhẫn tâm khiến tôi phải sinh non
Tuổi trẻ bồng bột ai cũng từng một lần mắc sai lầm rồi vấp ngã. Nhưng có lẽ sai lầm của tôi quá lớn để đến khi vấp ngã khó có thể đứng dậy bước tiếp.
ảnh minh họa
Tôi quyết định dừng việc học lại để lấy chồng khi đang là sinh viên năm cuối một trường đại học có tiếng ở Hà Nội.
Lúc đầu cũng vì dại dột tin vào lời hứa hẹn của anh mà tôi đã trao anh tất cả không hề hối tiếc. Sau đó, khi cái thai mới chớm 3 tuần, tôi đã có ý định bỏ nó đi vì vẫn còn đang đi học, không muốn bỏ dở việc học. Nhưng một lần nữa tôi lại tin lời ong bướm của anh “đừng bỏ con em à, tội nó lắm. Hãy giữ lại đi em, mình làm đám cưới… Sinh con xong anh sẽ để em đi học tiếp…”. Sau khi nghe anh nói, tôi còn thầm cảm ơn ông trời đã cho tôi gặp được người đàn ông tốt, có trách nhiệm chứ không giống như bao người đàn ông khác chỉ biết ruồng rẫy khi bạn gái mang bầu. Nào ngờ sư thật vỡ lẽ sau khi kết hôn…
Quyết định lấy anh, tôi đã phải rất dũng cảm thuyết phục bố mẹ. Bố mẹ tôi đồng ý để tôi lấy một người hơn tôi 5 tuổi, công việc bấp bênh, gia đình khó khăn, một mẹ một con cũng chỉ vì hai chữ “xấu hổ”. Bố mẹ tôi làm nghề giáo nên sợ mang tiếng là “con gái chưa chồng đã chửa”.
Sau khi bố mẹ tôi đồng ý tổ chức đám cưới cũng dặn dò tôi nên tiếp tục theo học, chỉ còn 1 năm nữa thôi là có được tấm bằng trong tay, nhưng tôi cứ gật đầu bỏ đấy và nghe theo anh “em bảo lưu một năm đi, ở nhà dưỡng sức sinh con sau này con mới khỏe mạnh được. Học đại học có giống cấp ba đâu, muộn một, hai năm là chuyện bình thường”.
Đám cưới nhanh chóng diễn ra. Ngày tôi lên xe hoa cả bố và mẹ tôi đều khóc. Ông bà thương cho đứa con gái một này nên ngày nào cũng gọi điện hỏi thăm. Vậy là tôi chính thức rời ngôi nhà thân yêu để về một làng quê hẻo lánh. Lúc đầu tôi thấy hơi nhớ gia đình, sau đó thấy môi trường sống ở đây trong lành quá, nhiều phong tục tập quán lạ, hàng xóm thân thiện, tối nào cũng có người qua nhà tôi chơi nên cũng mất dần cảm giác nhớ nhà.
Hai tháng đầu chung sống với anh mọi chuyện diễn ra bình thường, tôi với mẹ chồng ở nhà lo cơm nước, anh bỏ công việc bấp bênh trên thành phố về quê xin vào đài phát thanh xã làm hợp đồng, lương 1 triệu 500 nghìn/tháng. Mẹ chồng tôi đặc chất nhà quê, chân chất, thật thà, và yêu thương tôi lắm. Nửa năm trôi đi, khi cái thai đã lớn, vì sức khỏe vốn không tốt, lại ăn uống đạm bạc, kham khổ nên người tôi gầy dạc đi, da dẻ tái xanh.
Video đang HOT
Khi cái thai tròn tám tháng, mẹ chồng tôi qua đời vì bệnh gan, nhà cửa bộn bề, anh bị đuổi việc vì làm việc không hiệu quả, tiền bạc không có nên anh sinh ra tính cáu bẩn, ngày ngày chửi vợ. Còn nhớ, trong đám tang mẹ chồng, bố mẹ tôi từ thành phố về viếng trông thấy tôi nước mắt rưng rưng vì thấy thân hình gầy gòm, xanh xao của con gái.
Bố mẹ tôi nói chuyện với anh đón tôi về thành phố ở cho đến khi sinh con xong, anh không chịu, nhất quyết nói “vợ con con nuôi được, bố mẹ khỏi lo…”. Chưa đầy 15 phút nói chuyện thì lời qua tiếng lại, anh vác gậy đuổi bố mẹ tôi. Thấy vậy hàng xóm đến can ngăn, mẹ tôi khóc ngất đi vì cám cảnh của con gái. Cuối cùng ông bà đành lên xe về thành phố.
Cuộc đời tôi bắt đầu sống trong địa ngục kể từ hôm đó. Đêm đó, anh đay nghiến tôi “bố mẹ cô làm nhục tôi, sợ tôi không có tiền nuôi cô à. Tôi có chết cũng nuôi được vợ con tôi, không để ai khinh hết. Cô mà về nhà bố mẹ cô thì đừng có trách tôi, biết chưa”. Tôi cãi lại vài câu, anh không cần biết là vợ mình đang bụng mang dạ chửa mà sẵn sàng túm tóc tát tôi đến khi thấy sướng tay mới thôi. Sáng hôm sau anh nói, “mẹ tôi mất rồi, đồng ruộng cô phải thay bà lo toan, đừng ỉ lại cho tôi, tôi còn phải đi kiếm cơm…”.
Từ bé đến lớn tôi có biết đến đồng ruộng đâu, lại thêm cái bụng to vượt mặt làm sao tôi làm được. Cuộc sống dường như chao đảo trước mặt tôi. Thời gian này ngày nào anh cũng đánh, mắng, chửi tôi vì lý do tôi không làm gì được cho anh. Tôi thấy nhớ mẹ chồng tôi quá! Khi còn sống bà luôn bao bọc cho tôi, biết tôi là con gái thành phố nên việc gì bà cũng kiêm làm hết, từ đồng áng, cơm nước, lợn gà… Giờ thì hết rồi…
Hễ tôi nhắc đến chuyện sẽ nhờ cậy bố mẹ đẻ để xin cho anh một công việc tốt hơn, hay xin tiền, xin nhà bố mẹ thì bị anh đánh nhiều hơn, bởi anh cho rằng như thế là coi thường anh, xúc phạm, khinh bỉ anh. Cuối cùng thì vì những trận đòn lớn, bé của anh mà tôi phải sinh con non, con tôi phải nuôi trong lồng kính, còn tôi vì kiệt sức nên cũng phải nằm viện. Mặc dù phải nằm viện nhưng tôi lại thấy hạnh phúc vì không phải bị những trận đòn roi nữa, cứ hễ anh vào thăm nom là tôi giả vờ ngủ thiếp đi để không phải nhìn thấy anh nữa.
Sau khi ra viện, không thể tiếp tục chịu đựng cảnh sống khổ sở này nữa, tôi quyết định ly hôn. Suy nghĩ thật kỹ, tôi biết con tôi sau này không có bố sẽ hạnh phúc hơn là lớn lên biết bố nó là người như thế nào. Về ở với bố mẹ tôi hạnh phúc biết bao nhiêu. Tôi hiểu, trên đời này chỉ có bố mẹ là người tốt nhất với tôi. Hai người đã bỏ hết lòng tự trọng và sĩ diện của một nhà giáo để đón đứa con bỏ chồng về. Mặc những lời đồn thổi của thiên hạ, bố mẹ vẫn yêu thương tôi vô điều kiện.
Tôi sẽ làm lại từ đầu, sẽ sống thật tốt, nuôi đứa bé trưởng thành mà không cần bất kỳ người chồng nào. Đợi đứa bé khỏe mạnh tôi sẽ tiếp tục đi học. Điều tôi lo lắng nhất lúc này là liệu anh có dễ dàng buông tha cho tôi không hay một ngày nào đó anh sẽ đến tìm làm phiền gia đình tôi, còn con tôi? Anh sẽ buông tha cho hai mẹ con tôi chứ?
Theo GĐO
Nắm thời điểm dạy con tập lẫy 'một phát ăn ngay'
Lẫy là mốc phát triển quan trọng của trẻ, do đó các mẹ nên chú ý để giúp con vượt qua tốt giai đoạn này.
Lẫy là một kỹ năng đặc biệt quan trọng bởi đây là bước đầu tiên giúp bé có thể tự mình dịch chuyển từ nơi này đến nơi khác. Một số bé biết lẫy khi mới 3 tháng tuổi, số khác trễ hơn vào 4-5 tháng tuổi và các bé sinh non có thể biết lẫy muộn hơn hẳn. Tuy nhiên, cũng có một số bé bỏ qua luôn giai đoạn này để chuyển sang biết ngồi, biết bò.
Bé biết lẫy không chỉ giúp tăng vận động tự lập mà còn hỗ trợ cho bé học ngồi, đứng về sau. Đây là điều rất có lợi cho quá trình phát triển của con, vì lúc này, bé sẽ có thể nhìn mọi thứ xung quanh theo một cách hoàn toàn mới, tầm nhìn được mở rộng hơn, có khả năng quan sát môi trường xung quanh với nhiều góc độ khác nhau.
Không những vậy, quá trình lẫy sẽ giúp tránh được chứng bẹp đầu, vì khi bé nằm quá nhiều, chứng bẹp đầu là điều khó tránh khỏi. Do đó, các mẹ cần lưu ý để nhận biết thời điểm trẻ tập lẫy và có cách dạy con lẫy đúng cách và hiệu quả.
Dấu hiệu nhận biết bé có thể tập lẫy
Dấu hiệu 1: Khi mẹ đặt bé nằm sấp, bé đã có thể tự nhấc đầu dậy và có thể chống tay để nâng đỡ phần đầu và ngực hướng lên trên. Điều này cho thấy cơ ngực và cơ lưng của bé đã cứng cáp và có khả năng chịu lực.
Dấu hiệu 2: Khi bé nằm ngửa, hai chân có thể hướng lên phía trước hoặc thường xuyên nhấc bàn chân lên để đung đưa qua lại.
Dấu hiệu 3: Bé rất thích nằm nghiêng, bởi lúc này trong não bé bé đã hình thành ý thức về việc lẫy
Dấu hiệu 4: Khi đặt bé nằm sấp, bé có động tác bơi bằng hai tay
Dấu hiệu 5: Khi bé nhìn thấy một đồ vật ở gần, bé có thể dịch chuyển người tiến gần lại đó
Các mẹ nên chú ý để nắm bắt rõ thời điểm con bắt đầu có thể tập lẫy để giúp bé lẫy đúng cách (Ảnh minh họa)
Những lưu ý khi cho trẻ tập lẫy
- Để giúp các trẻ tập lẫy đúng với độ tuổi quy định, các mẹ nên thường xuyên cho con tập dần các bài tập phát triển cơ bằng cách cho con thực hiện tummy times (mẹ nên cho bé nằm sấp mỗi ngày). Bài tập này rất quan trọng bởi vì nó giúp cho bé yêu phát triển các cơ xương cổ, cơ xương đầu và xương sống. Ngoài cách này ra, mẹ có thể ôm bé ngang hông của mình, để mặt của bé hướng lên trên.
- Mỗi bé đều có thời điểm lẫy khác nhau, bởi sẽ có nhiều yếu tố tác động riêng biệt đến khả năng của từng bé như: cân nặng, tính cách, sức khỏe. Do đó khi thấy con chưa biết lẫy sớm, các mẹ cũng không nên quá hoảng loạn. Tuy nhiên, khi con được 3 tháng tuổi trở đi, mẹ tuyệt đối không nên để bé nằm một mình trên giường, trên ghế sofa hoặc những nơi cao. Mẹ nên biết rằng chỉ cần một một cú lẫy bất ngờ của con lúc này có thể gây ra tại nạn rất lớn. Sau khi bé biết lẫy, cha mẹ cũng hết sức lưu ý đến điều này, hạn chế tối đa việc để bé một mình mà không có người lớn bên cạnh.
- Khi trẻ bắt đầu tập lẫy, các mẹ không nên cho con tập trong thời gian dài, mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 20 phút cho bé tập lẫy, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày và mỗi lần chỉ nên cho bé tập khoảng 2 - 3 phút.
- Khi trẻ vừa ăn no xong, mẹ không nên cho trẻ tập lẫy, việc nãy có thể ảnh hưởng đến dạ dày của bé. Hơn thế nữa, khi mẹ nhận thấy bé có dấu hiệu không thoải mái hoặc đang mệt mỏi, quấy khóc mẹ cũng không nên Không nên cho bé tập lẫy, nếu không bé sẽ hình thành tâm lý phản kháng lại việc tập lẫy và không tỏ ra hợp tác với mẹ. Mẹ nên để bé thấy học lẫy là một hoạt động vui vẻ, chớ vội vàng và ép buộc bé khi con không thích.
- Mẹ có thể khuyến khích bé học lẫy thông qua trò chơi. Sau khi bé đã biết lẫy và vươn tay về phía đồ vật mình muốn, mẹ có thể đặt đồ chơi ở cách xa bé một chút để bé có ý thức phải lăn lại gần với đồ chơi. Đây là cách hữu hiệu để giúp bé lẫy thành thạo và biết trườn nhanh hơn.
- Mẹ cũng có thể nằm nghiêng về một bên và quan sát bé lật người để đến gần mẹ hơn. Hãy vỗ tay, mỉm cười khen ngợi những cố gắng của con.
- Khi trẻ tập lẫy, mẹ nên để bé nằm trên sàn nhà có không gian rộng rãi và thoải mái. Không nên để bé tập lẫy trên giường cao, tránh trường hợp người lớn không để ý khiến con ngã.
Theo Khampha
Những nguy cơ mà trẻ sinh non phải đối mặt Suy hô hấp, vàng da, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng, bệnh về đường tiêu hóa.... là những nguy cơ mà trẻ sinh non phải đối mặt. Mẹ bầu hãy tìm hiểu cách chăm sóc mình và thai nhi ngay từ trong bụng để sinh con khỏe mạnh. Trẻ sơ sinh được coi là sinh non khi bé ra đời dưới...