Mẹ chồng mất, 5 người con dâu khóc ngất chỉ có vợ mặt tỉnh bơ khiến tôi xấu hổ
‘Anh bị ốm anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm’.
Bố mẹ tôi sinh được 6 người con trai, anh em tôi đều làm ăn phát đạt, ở riêng không ai sống cùng với bố mẹ cả. Vợ chồng tôi ở cách bố mẹ có 1 cây số nên ngày nào vợ cũng qua chăm sóc bố mẹ, dạo này mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhà thay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày. Các anh chị thì bận rộn công việc hơn nên chẳng mấy khi có thời gian qua thăm được bà, chắc một tháng họ ghé qua một lần rồi nhanh chân mà về, bởi họ không ngửi được mùi khai và hôi ở căn nhà của bố mẹ tôi.
Nhiều lần thấy vợ vất vả tôi bảo:
- Thôi em cứ để cho con bé giúp việc nó làm chứ nhìn em lo cho mẹ, ốm cả người rồi đấy.
- Chẳng may anh bị ốm, anh muốn được vợ con hay người giúp việc chăm sóc? Mỗi khi em đến nhìn mẹ vui hẳn lên, bà ăn được cả một bát cháo đấy, còn con bé giúp việc thì cứ quát bà ầm ầm khiến em khó chịu lắm, nhiều lúc muốn cho nó nghỉ nhưng mà lấy ai bóp chân tay cho mẹ hàng ngày nên đành nín nhịn nó. Còn bố thì cũng yếu lắm rồi, chỉ lo được cho bản thân thôi chứ chẳng dám nhờ ông việc gì không kẻo hai cụ ốm thì lại khổ.
- Mà cũng lạ, tại sao mấy chị dâu chẳng bao giờ đút cho mẹ một thìa cơm nhỉ?
- Thôi mặc kệ họ, mình cứ có hiếu với bố mẹ là sau này con cái nhìn vào mà học tập, chứ mình là phận em làm sao mà chỉ đạo được các anh chị ấy.
Mẹ tôi ốm liệt giường nên vợ thường xuyên phải nghỉ công việc để ở nhàthay quần áo, tắm rửa, phục vụ ăn uống cho mẹ tôi hàng ngày(Ảnh minh họa)
Dù anh em tôi đã mời nhiều thầy thuốc giỏi, hết lòng chăm sóc nhưng mẹ tôi không qua được mùa đông gió rét nên bà ra đi trong sự thương nhớ vô cùng của con cháu. Vừa báo tin mẹ tôi mất thì các anh chị cuống quýt cả lên, người thì gọi điện cho bạn bè, cơ quan đến phúng viếng, người thì lo thuê đồ tang lễ, người thì lo hậu sự… ai cũng tất bật chỉ có vợ tôi chẳng vội vàng gì, cứ ngồi bên cạnh mẹ chồng như thể tránh làm việc, nhiều lần tôi phải nhắc vợ giúp chồng một tay thì cô ấy mới chịu đứng dậy làm, làm xong cô ấy lại vào ngồi bên cạnh mẹ. Mấy bà chị bắt đầu xì xào:
- Chị em mình đang rối bời cả lên mà con dâu út cứ ngồi trong nhà canh mẹ chồng, làm như có hiếu lắm ấy.
Video đang HOT
Nghe những lời nói đó tôi bắt đầu nóng mặt nhưng cố nhẫn nhịn vợ, vì dù gì cô ấy cũng có tình cảm với mẹ chồng hơn mấy bà chị lắm chuyện kia. Đến khi khách đến rất đông thì vợ tôi lại ra tiếp nước, cười nói với mọi người như nhà có tiệc vui vậy. Trong khi các chị thì khóc vật khóc vã, khóc ngất cả đi, còn có chị phải truyền 2 chai nước để lấy lại sức. Nhìn thấy cách cư xử ngược đời của vợ, những người khách bắt đầu bàn tán, dị nghị, chê trách vợ tôi là cô con dâu chẳng ra gì:
- Các chị thì đau khổ khóc lóc còn chẳng hiểu cô dâu út dù không có tình cảm với mẹ chồng cũng phải thể hiện một tí chứ, đằng này lại cứ chạy hết chỗ này đến chỗ khác như thể bận lắm vậy, lại còn cười tươi nữa chứ, thật chẳng có tí hiếu nào cả.
Mỗi lần nhìn thấy vợ nở nụ cười hay nói chuyện vô tư với khách tôi đều đến lườm nguýt hay véo vợ một cái để cảnh báo là em quá vô duyên rồi đấy. Vậy mà chỉ được ít phút rồi đâu vẫn vào đó khiến tôi phát mệt với tính cách kỳ lạ của vợ mình.
Lúc đưa tiễn mẹ ra nghĩa trang, mấy chị ngất như ngả rạ khiến chị nào cũng 2 người đỡ 2 bên, chỉ có vợ tôi vẫn hăm hở đi như kiểu mẹ chết đỡ đi gánh nặng nên mừng quá thì phải. Đến lúc này tôi không chịu nổi nữa quát ầm lên chửi vợ:
- Em có tình người không vậy, nhìn các chị bày tỏ tình cảm với mẹ như vậy mà em chẳng thấy nhỏ một giọt nước mắt nào, em vô cảm quá đấy.
Vợ tôi vẫn không nói gì, không biết bố tôi từ đâu chống gậy bước đến bên tôi và tát cho tôi một cái đau điếng rồi ông quát:
- Đứa nào ngất thì đem chôn hết đi không phải tốn tiền để thuê người dìu đỡ làm gì, khi mẹ chúng mày còn sống thì chẳng bao giờ thấy chúng mày chăm sóc vậy mà khi chết sao khóc to thế, tao không cần nước mắt cá sấu của mấy cô con dâu để mua vui cho thiên hạ, tao chỉ cần có một người con dâu như con út là được rồi. Nó chăm sóc hết lòng khi mẹ mày còn sống thế là đủ rồi, chứ lúc chết rồi thì còn cần gì nữa mà khóc với lóc, chỉ là giả tạo hết. Đứa nào mà khóc hay ngất nữa tao đem chôn cùng với mẹ chúng mày ngay.
Lời bố tôi vừa dứt, vợ tôi bật khóc (Ảnh minh họa)
Lời bố tôi vừa dứt mấy chị đang ngất cũng tỉnh như sáo, cúi đầu xuống như để thể hiện sự hối hận trước bố tôi. Lúc này thì vợ tôi lại bật khóc khiến tôi khó hiểu, cô ấy bắt đầu nói:
- Con cảm ơn những lời nói của bố đã giải tỏa được những nghi ngờ mà mọi người dành cho con, nếu không, chắc họ nghĩ con là kẻ đã gây ra cái chết của mẹ nhanh hơn đó. Thực lòng con coi mẹ chồng như mẹ của mình mà có ai hiểu cho nỗi lòng của con đâu, thật may có bố đã chứng kiến cho lòng thành của con.
Từ sau ngày mẹ tôi mất, mấy chị luôn nhìn vợ tôi với ánh mắt nể phục và thường xuyên đến thăm chăm bố tôi hơn. Đúng là khi chết thì ai còn cần gì mâm cao cỗ đầy hay người đến tấp nập phúng viếng, quan trọng khi sống phải đối xử tốt thì mới đáng mặt làm con.
Theo GĐVN
Thấy đứa bé bị bỏ rơi, người đàn bà điên đã nhặt về nuôi nấng
Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác.
Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác.
Sáng sớm hôm ấy trên đoạn đường cũng có nhiều người qua lại người ta nghe thấy tiếng oe oe phát ra từ một chiếc túi nilon cạnh bãi rác. Mọi người đoán trong cái túi kia là đứa trẻ bị ai đó bỏ rơi nên vài người đã tới mở ra xem, nhưng rồi họ lại quay mặt bỏ đi:
- Tưởng lành lặn thì đem về nuôi nhưng mà nó bị khuyết tật nhìn cái mặt ghê ghê lắm. Nghiệp chướng nhà người ta người ta bỏ, mình mang về sợ lại rước họa cho gia đình. Thôi tránh là hơn.
Khoảng 4-5 người quan tâm dừng lại xem như thế rồi lại đứng lên đi, còn lại những người khác thì hối hả phóng xe vì công việc của họ nên ai để ý. Đứa bé bị bỏ ở đó đã gần 1 giờ đồng hồ, khóc đến khan tiếng nhưng vẫn chưa được một người nào chịu bế và ủ ấm cho nó. Có lẽ vì thấy hình dạng nó như thế người ta thấy sợ.
Sự sống của đứa bé rất mong manh vì trời bắt đầu lất phất có hạt mưa, người đi đường cũng thưa hẳn, tiếng khóc của nó ngày một yếu ớt. Nhưng rồi chợt người ta nhìn thấy một người phụ nữ ăn mặc rách rưới, đang xách cái bao lần mò bãi rác tiến tới phía đứa bé. Đó là người phụ nữ tâm thần, người ta thấy chị gắn bó với bãi rác này 5 năm nay rồi.
Tưởng lành lặn thì đem về nuôi nhưng mà nó bị khuyết tật nhìn cái mặt ghê ghê lắm. (Ảnh minh họa)
Có lần người ta còn thấy chị tìm đồ ăn thừa ở bãi rác ăn một cách ngon lành, vậy mà chẳng hiểu sao chị vẫn không bị làm sao cả. Vài người đi đường đứng trú mưa nghĩ chị tiến tới cái túi nilon đó vì nghe tiếng khóc, chắc chắn nhìn thấy đứa bé rồi chị sẽ lại bỏ đi vì 1 người tâm thần như chị thì sao ý thức được việc bế đứa bé lên. Bình thường thấy bọn trẻ con nhặt rác tranh của chị, chị vẫn đánh đuổi và chửi chúng thậm tệ lắm.
Nhưng phán đoán đó của họ đã sai lầm. Người đàn bà tâm thần kia trong giây phút ấy đã bế đứa bé lên rồi cứ thế chạy như bay về cái chòi nát của chị ấy ở khuất phía sau bãi rác. Có lẽ đây là giây phút tỉnh táo hiếm hoi của người đàn bà điên. 5 năm trước chị đã có bầu với người đàn ông ấy nhưng đúng lúc sinh con ra cũng là lúc chị phải chứng kiến đứa con nhỏ của mình trút hơi thở cuối cùng. Cũng từ lúc ấy chị hóa điên.
Đứa bé này đã khiến chị nhớ tới đứa con nhỏ mà chị chưa một lần được ấp vào lòng 5 năm trước. Vậy là từ lúc đó, đứa bé dị tật mà mọi người kiên quyết không ai muốn nuôi được người đàn bà điên đó nuôi nấng. Hàng ngày người ta thấy chị địu đứa bé đứng trước quán sữa ngô, sữa đậu nành. Hôm nào có tiền thì chị đưa luôn mua cho người bán để lấy sữa cho đứa bé uống. Nhưng hôm nào không có tiền thì chị cứ đứng ì đấy, người ta đuổi chị cũng không đi. Người bán thương tình cho chị một cốc để chị cho con uống. Thi thoảng ai đó lại cho đứa bé hộp sữa.
Cứ thế người đàn bà tâm thần ấy nuôi đứa bé lớn lên, cuộc sống của 2 mẹ con gắn liền với cái bãi rác. Người đàn bà ấy vẫn cứ điên điên khùng khùng, nhưng hễ có đứa trẻ nào lại trêu đứa con dị tật khuôn mặt của chị là chị đuổi tới cùng. Sợ chị lên cơn điên mất kiểm soát nên người dân gần đó cấm lũ trẻ không được tới trêu mẹ con chị.
Năm đứa bé 8 tuổi thì chị ốm liệt giường. Cả tuần trời người ta không thấy chị ngoài bãi rác mà chỉ có đứa bé đó thôi. Trước đó nó chỉ dám nhặt chai lọ ở bãi rác chứ không dám ra chỗ đông người vì sợ người ta nhìn thấy nó họ sẽ bỏ chạy và đuổi nó đi vì mặt nó ghê quá. Nhưng lần này vì mẹ, nó phải đi mua thuốc, đi kiếm đồ ăn về cho mẹ nên nó sẵn sàng lao ra cái khu chợ ấy, sẵn sàng đối mặt với sự ghẻ lạnh của người đời. Bãi rác chẳng có gì để nhặt nữa rồi, mẹ nó đang ốm không thể ăn mấy thức ăn thừa người ta vứt ra đó được.
May mắn nhờ có nó, người mẹ tâm thần đã qua cơn bạo bệnh. Hai mẹ con lại ngày ngày ra bãi rác lượm ve chai và đồ ăn vì đó là nguồn sống duy nhất của họ. Đứa bé không được tới trường nhưng nó vẫn luôn vui vẻ, ngày nào mẹ ốm mệt thì mình nó đi lượm rác.
10 năm sau... cũng đồng nghĩa với đứa bé ấy đã 18 tuổi thì một lần nữa chị lâm cơn bạo bệnh. Tuy nhiên lần này chị không dễ dàng vượt qua như lần ốm trước nữa dù được đứa con tận tình chăm sóc. Nhìn đứa con dị tật khuôn mặt, chị không nói được gì chỉ ứa nước mắt. Có lẽ chị biết mình sắp rời khỏi cõi đời này nhưng lại rất lo lắng không biết con mình sẽ ra sao?
Nhưng rồi đúng lúc ấy một cặp vợ chồng lạ xuất hiện trong túp lều lụp xụp của mẹ con người đàn bà tâm thần:
- Bố mẹ... bố mẹ... chính là bố mẹ ruột của con đây. Năm đó... mẹ xin lỗi... vì bà nội bảo con là nghiệp chướng nên bảo người bắt con bỏ đi. Bố mẹ đã tìm con bao nhiêu năm nay... Nhìn thấy khuôn mặt con là mẹ nhận ra liền...
Lúc tất cả quay vào chiếc giường chị đang nằm thoi thóp trước đó thì đã thấy chị nhắm mắt trút hơi thở cuối cùng. Có lẽ chị đã ra đi thanh thản. 18 năm trước nếu chị không bế đứa bé dị tật ấy về nuôi nếu chị cũng vô cảm như những người bình thường kia thì chắc chắn sẽ không bao giờ có cuộc hội ngộ ngày hôm nay.
Theo blogtamsu
Vợ ốm liệt giường mà hôm nào chồng cũng ở khách sạn, nhưng khi biết sự thật cô khóc nức nở Yếu tố quan trọng nhất trong tình yêu là gì? Cảm xúc? Sự quan tâm? Sự hy sinh, hay sự tin tưởng? Khi sóng gió đến, điều một người nghĩ đến cũng thể hiện chính con người của họ. Ảnh minh họa Tôi và anh quen nhau từ thưở còn e ấp trong tà áo trắng tinh khôi. Anh cao to và khá...