Mẹ chồng mắng xối xả vì cân chè biếu Tết nhà ngoại
Chuyện biếu quà Tết thực sự là chuyện nói mãi không hết, mỗi nhà mỗi cảnh và đều mang những nỗi éo le riêng.
Ảnh minh họa
Khi chúng tôi mới sinh con thứ 2, tôi còn nhớ như in, mẹ chồng tôi ở quê lên thành phố sống cùng để trông cháu.
Gần Tết hai vợ chồng tôi bàn chuyện mua quà biếu 2 bên nội, ngoại. Tôi bảo, bố chồng mất rồi nên quà về quê nội chỉ có kẹo bánh và hộp cà phê. Quà quê ngoại thì cũng kẹo bánh như thế nhưng mua thêm 2 cân chè Thái Nguyên vì bố tôi nghiện uống chè.
Sau đó, vợ chồng tôi thống nhất tầm 25 tháng Chạp chồng tôi sẽ về quê ngoại biếu quà, hỏi thăm để ông bà phấn khởi. Vì năm nào cũng vậy 2 vợ chồng ăn Tết ở nhà nội từ 30 đến tận mùng 2, mùng 3. Ngày mùng 4 chúng tôi mới về quê ngoại.
Mẹ chồng tôi ngồi ở bàn uống nước, nghe hết câu chuyện của chúng tôi, bà không nói không rằng. Bữa cơm tối, bà nói không ăn mà lên giường nằm sớm hơn mọi ngày.
Video đang HOT
Hôm sau, tôi vừa đi làm về thì bác hàng xóm gọi với lại. Bác bảo, mẹ tôi đang bức xúc vì tôi chỉ trọng nhà đẻ, khinh nhà chồng.
Tôi chỉ cười và bảo: “Không có chuyện đó đâu bác”. Tuy nhiên về nhà nhìn thái độ của mẹ chồng, tôi không thể làm ngơ. Bữa ăn cơm tôi hỏi: “Bà đang giận chuyện gì ạ? Có gì thì bà cứ dạy bảo con?”.
Thế là được đà, bà buông bát và chửi vợ chồng tôi xối xả. Bà bảo tôi là loại dâu không được dạy bảo, chồng tôi là kiểu con trai đần độn đội vợ lên đầu.
Bà hét lớn: “Tết nhất thì phải về nhà nội đầu tiên chứ ai bế con cho chúng mày mà chúng mày khinh tao thế?”. Rồi bà đay nghiến cả chuyện tôi biếu ngoại hơn nội hẳn 2 kg chè.
Mẹ chồng tôi nhấn mạnh vì chúng tôi bất hiếu nên bà trả cháu, không trông con cho vợ chồng tôi nữa, bà về quê. Tôi không cãi lại chỉ nói: “Tùy mẹ” khiến bà càng giận dữ. Bà xách túi ra về mà mặt phừng phừng.
Tết đó, tôi giận bà nên cũng không về quê chồng mà đăng ký trực tết ở đơn vị. Chồng tôi đưa con về quê nội mấy ngày.
Đến tận Rằm tháng Giêng, để cho chồng không phải đứng giữa hai bờ chiến tuyến, tôi cùng chồng về quê. Khi về nhà, trước lời năn nỉ của chồng, tôi phải tha thiết xin lỗi mẹ chồng, rằng “đúng là con đã làm sai rồi, ngày Tết thì phải lo lắng về nhà nội vì thuyền theo lái, gái theo chồng”…Tuy nhiên trong lòng tôi vẫn ấm ức lắm.
Mẹ chồng nghe tôi nói thế thì thôi không đay nghiến gì nữa. Nhưng cũng từ đó, tôi rút ra được bài học xương máu cho chính mình. Theo tôi, chuyện quà cáp biếu xén ngày Tết không thể cứ bô bô kể lể trước mặt mẹ chồng. Hơn nữa, cách nói năng với mẹ chồng tôi cũng phải cẩn thận từng ly từng tí.
Tôi có tật hồn nhiên nghĩ sao nói vậy. Có lần về quê chồng ăn Tết, tôi lỡ miệng chê bánh chưng bà nấu không ngon thế là chị chồng mách lại với mẹ chồng. Tối ấy bà mát mẻ bảo tôi: “Mẹ thấy con vào bếp vụng thối vụng nát mà cũng biết chê người khác cơ à?”. Tôi nghe thế tái mặt vì sợ…
Vậy đấy các chị em à. Sống với mẹ chồng không đơn giản như mẹ mình, ngày Tết từ biếu quà cáp đến lời ăn tiếng nói phải cận thận từng li từng tí không là “lãnh đủ”. Đấy là bài học mà mẹ đẻ tôi chưa hề dạy tôi hồi tôi là con gái.
Bây giờ, sau 7 năm làm dâu, tôi mới thấy mình thật chín chắn và khôn khéo so với cái thời chân ướt chân ráo về làm dâu nhà chồng.
Theo Dân Trí
Biếu Tết nhà ngoại gấp đôi nhà nội có sao đâu
Tôi thấy việc vợ chồng tôi biếu Tết nhà ngoại hơn nhà nội, thậm chí gấp đôi là hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc đó trong lòng rất thoải mái bởi tôi nghĩ mình kiếm được tiền thì mình nên rộng rãi trong việc biếu bố mẹ vợ, đó cũng là cách làm đẹp lòng vợ mình và gia đình vợ.
Hôm trước tôi có đọc tâm sự của một chị nói rằng chị bị chồng chửi mắng thậm tệ vì đem 5 triệu biếu Tết bố mẹ đẻ. Là đàn ông, tôi thấy chồng chị ấy thật ích kỷ và suy nghĩ tủn mủn, chỉ biết nghĩ đến cái trước mắt mà không tính đến quãng đường dài vợ chồng chung sống sau này.
Tôi là kỹ sư, lấy vợ đã được 3 năm, thu nhập thuộc loại khá. Vợ tôi là nhân viên kinh doanh cho một hãng ô tô. Mặc dù công việc cuối năm vất vả nhưng cô ấy luôn dành thời gian quan tâm đến chồng con. Tôi cảm thấy tương đối hài lòng với cuộc sống gia đình của mình.
Do thời điểm giáp Tết, công việc vợ tôi rất bận rộn nên mọi việc liên quan đến tết nhất, "đối nội đối ngoại" cả hai vợ chồng đều bàn bạc, lên kế hoạch rồi sắp xếp cùng nhau một buổi đi siêu thị mua bán.
Về việc biếu tết hai bên, mặc dù vợ tôi luôn chu đáo để riêng khoản biếu nội ngoại như nhau nhưng tôi luôn bảo cô ấy biếu ông bà ngoại hơn. Bởi lẽ, bố mẹ tôi đều là cán bộ quân đội, lương ông bà hơn 10 triệu/tháng chưa kể thu nhập từ căn hộ cho người nước ngoài thuê mỗi tháng được 30 triệu. Trong khi đó bố mẹ vợ tôi ở quê, không có lương hưu, phải nhặt nhạnh từng đồng từ cửa hàng tạp hóa nhỏ. Đấy là chưa kể ông bà còn phải nuôi hai cậu con trai đang học đại học nữa.
Thực sự, tôi thấy việc vợ chồng tôi biếu Tết nhà ngoại hơn nhà nội, thậm chí gấp đôi là hoàn toàn bình thường. Tôi làm việc đó trong lòng rất thoải mái bởi tôi nghĩ mình kiếm được tiền thì mình nên rộng rãi trong việc biếu bố mẹ vợ, đó cũng là cách làm đẹp lòng vợ mình và gia đình vợ.
Tôi quan niệm rằng, vợ tôi đã vất vả hy sinh vì tôi và con. Cô ấy thương tôi và con thì cũng rất thương bố mẹ đẻ ra mình. Bố mẹ tôi kinh tế khá giả, ông bà không bao giờ để ý nhiều đến khoản biếu Tết của vợ chồng tôi nhiều hay ít. Tết vợ chồng con trai thứ có biếu ông bà nội chai rượu, bánh kẹo thì tốt mà không có bố mẹ tôi cũng không phàn nàn gì cả.. Ông bà chỉ mong con trai mình có cuộc sống hạnh phúc, con dâu hiếu thảo, cháu nội ngoan ngoãn. Hơn nữa, vợ tôi cũng là người biết điều. Em đối xử với gia đình chồng rất tốt, chăm lo cho bố mẹ tôi nhiệt tình khi ốm đau. Thế nên số tiền biếu Tết bố mẹ vợ có gấp đôi, gấp ba tôi cũng thấy không thấm tháp gì cả.
Thực tế tôi thấy nhiều người băn khoăn về việc nên biếu Tết hai bên nội ngoại như thế nào. Số đông cho rằng phải biếu hai bên như nhau, không thể "nhất bên trọng, nhất bên khinh"... hoặc cũng có ý kiến nói bên nội phải nhiều hơn ngoại. Tuy nhiên, tôi lại suy nghĩ đơn giản rằng, việc biếu Tết nội ngoại ra sao phụ thuộc vào tùy gia đình và hoàn cảnh. Nếu gia đình chồng khó khăn hơn nhà vợ thì nên biếu Tết gia đình chồng nhiều hơn và ngược lại. Chúng ta không nên nặng nề về việc này, có như vậy cuộc sống mới trở nên nhẹ nhàng và hạnh phúc.
Theo Gia đình & Xã hội
'Quà Tết nhà ngoại: Thóc đâu mà đãi gà rừng'? Cùng bánh kẹo nhưng tôi lên danh sách mua 2 loại. Một loại hộp giấy đơn giản giá chỉ từ 40-50 nghìn, loại khác là hộp sắt vừa đẹp, vừa sang không dưới 100 nghìn. Loại hộp giấy tôi ghi tên các họ hàng nhà ngoại bao gồm cô, dì, chú, bác... Còn hộp đẹp hơn dành cho nhà nội. Chỉ mỗi dịp...