Mẹ chồng lên mạng giám sát con dâu
Mạng xã hội giờ không còn là mái nhà riêng của giới trẻ mà còn của các bà nội trợ, của mọi thành viên trong nhà.
Khi cả gia đình ai ai cũng có nhà ảo, sẽ phát sinh những tình huống dở khóc dở cười. Nếu không khéo xử lý, nước mắt sẽ rơi từ đây.
Khi bà nội cũng biết lên mạng
Sáng thứ hai vào công ty, mở trang cá nhân, Thu Hiên bất ngờ đến vui sướng vì tin nhắn của mẹ chồng: “Chúc mừng kỷ niệm ngày cưới của hai con”. Kèm theo đó là một chiếc bánh kem ảo đẹp lung linh.
“ Mẹ chồng tôi ở Canada. Từ ngày biết vào Facebook, cứ dịp sinh nhật, kỷ niệm của con cái bà thường gửi thiệp, tin nhắn chúc mừng. Ngày trước ở quê bà có biết mấy thứ này đâu. Công nhận công nghệ thông tin gắn kết tình cảm con người với nhau thật sâu đậm dù cách xa nửa vòng trái đất. Đọc Facebook tôi, nếu cảm nhận lời nào tôi không vui, mẹ cùng các chị lập tức gọi điện về hỏi thăm, khuyên bảo. Nếu có giận chồng mà được mẹ an ủi vậy mình cũng an tâm”, Thu Hiên chia sẻ với đồng nghiệp rồi viết trên trang cá nhân của mình lời cảm ơn mẹ chồng, kèm theo những biểu tượng gương mặt chứa chan hạnh phúc.
Nhưng đâu phải ai cũng được như Thu Hiên. Ngọc Hoa khóc rấm rức, khoá ngang Facebook vì một lần lỡ giúp mẹ mở tài khoản riêng: “Chồng hay đi công tác, ở nhà chỉ có hai mẹ con. Trên mạng mấy đứa em con dì, cô, cậu ai cũng có trang cá nhân. Thế là tôi háo hức lập trang riêng cho mẹ, đặng bà kết nối, trò chuyện với con cháu cho khuây. Tất nhiên tôi cũng để mẹ kết nối với mình. Ngờ đâu từ ngày mẹ chồng có tài khoản riêng thì mới vỡ lỡ ra nhiều thứ. Bà kết nối, hỏi thăm con cháu thì ít mà chủ yếu là để ý hành tung của con dâu”.
Video đang HOT
Giám sát con dâu (ảnh minh họa)
“Tôi viết gì, để hình gì trên mạng mẹ cũng vào hỏi, hỏi đến khi nào tôi giải thích rõ ràng mới thôi. Tất cả bạn bè nam trên trang của tôi mẹ cũng hỏi là ai, làm ở đâu, chồng tôi có quen họ không… kiểu ‘thằng đó vợ con gì chưa mà cứ thích hỏi thăm con vậy’. Nhức đầu, tôi khoá cắt kết nối với mẹ luôn, thế là bà khóc lóc với chồng tôi là nó có ý gì rồi nên mới không cho mẹ làm bạn”.
Chớ dại kết vợ làm bạn?
Phi Uyên (30 tuổi) và Mậu Kỳ (35 tuổi) quen nhau trên một diễn đàn phượt, họ kết thúc bằng một đám cưới ngọt ngào. Về một mái nhà, cả hai cùng chuyển nhà ảo từ diễn đàn phượt về Facebook. Và đến giai đoạn Facebook họ mới rõ hơn về nhau. Uyên thích khoe hình khoảnh khắc gia đình, thích chia sẻ cảm xúc trên trang cá nhân. Ngược lại, Kỳ chẳng đưa bất cứ thông tin nào lên mạng ngoại trừ những tấm hình đi phượt với đoàn. Nếu Uyên mở tung tất cả cánh cửa gia đình thì Kỳ là một ẩn số bí hiểm.
Giận hờn chồng điều gì Uyên đều đưa lên mạng, một phần cô muốn Kỳ đọc những dòng ấy và hiểu vợ hơn, nhưng Kỳ dường như ngó lơ trước những lời của vợ.
Một ngày nọ Uyên vô tình biết được “một vài cô người yêu cũ” trong danh sách bạn bè của Kỳ. Uyên kết bạn, lùng sục họ từng chi tiết… để rồi đêm về cô tra khảo chồng từng tí một, dù cho Kỳ bảo đó chỉ là chuyện quá khứ. Một lần bia rượu cùng đồng nghiệp, Kỳ say rũ rượi, đau khổ thốt lên: “Tốt nhất là đừng kết vợ trên mạng làm bạn ngay từ đầu, để hạnh phúc gia đình được tồn tại dài lâu!”.
Tiến sĩ Võ Văn Nam, giảng viên khoa Tâm lý giáo dục Đại học Sư phạm TP.HCM, tư vấn: “Có nhiều cách xử lý cơn nóng giận: chạy xe máy thiệt nhanh ngoài đường, thu mình trong phòng nghe nhạc, chia sẻ với bạn, mua sắm, giải trí một mình, hoặc cũng có thể uống rượu thật say, ngồi ở đâu đó khóc cho thoả… Nhưng từ khi có Facebook hoặc các trang mạng xã hội khác thì con người lại có thêm một kiểu vơi đi muộn phiền, là tung hê tất cả uất ức lên mạng. Tất nhiên, hệ luỵ rất nặng nề nếu người thứ ba đọc thấy. Chúng ta chớ nên chủ quan, vì mỗi một cá nhân trên mạng cũng chính là một cá nhân thực ngoài đời”.
“Ở thực tế cuộc sống, ta có thể giới hạn phạm vi quan hệ của mình. Nhưng trên mạng, ta không muốn quen người đó, nhưng họ vẫn có thể thâm nhập nhà ảo của ta, mối quan hệ được cơ hội nhân rộng ra trăm, ngàn cá nhân khác. Chính vì vậy, nếu đã là bí mật cá nhân thì tốt nhất hãy để trong lòng. Bất cứ chia sẻ cảm xúc nào cũng phải thận trọng và suy nghĩ chúng có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình mình hay không. Sự tôn trọng chính là liều thuốc tốt nhất giúp cân bằng đời sống trên mạng xã hội và đời sống gia đình thực tế”.
Theo Eva
Kiếp sau vẫn mong làm con dâu của mẹ
Nhiều lúc tôi muốn ôm mẹ nhưng lại sợ khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu.
Tôi năm nay 22 tuổi, tôi và chồng tôi quen biết rồi yêu nhau khi còn ngồi trên giảng đường. Cũng như bao đôi yêu nhau khác, chúng tôi quan hệ với nhau và tôi đã có thai. Ban đầu gia đình anh phản đối gay gắt vì chúng tôi đang đi học và chưa có nghề nghiệp ổn định, nhất là mẹ anh. Bà là công chức nhà nước nên sợ bị điều tiếng không hay, bà tìm đủ mọi cách từ dọa dẫm đến khuyên giải nhẹ nhàng để tôi và anh đồng ý bỏ đứa bé đi nhưng chúng tôi nhất quyết không chịu.
Vì gia đình anh là trưởng tộc và anh là con trai duy nhất nên khi chúng tôi cùng nhau bỏ đi mẹ anh đã vội vàng đồng ý và hứa hẹn lo cho chúng tôi một đám cưới đầy đủ. Thật sự khi chưa được chấp nhận thì lo một nhưng khi mọi chuyện đã rồi thì tôi lo lắng mười. Tôi sợ viễn cảnh mẹ chồng nàng dâu, sợ ánh mắt khinh bỉ của mọi người, sợ tôi về làm dâu trong hoàn cảnh này thì sẽ không có kết cục tốt đẹp. Tôi sợ...
Cuộc sống cứ thế yên bình, ngày này qua ngày khác cho đến khi tôi sinh được 1 đứa con trai kháu khỉnh. (ảnh minh họa)
Nhưng dường như mọi chuyện trái ngược với suy nghĩ của tôi, mẹ chồng tôi tuy lúc mới cưới về cũng không hẳn là yêu thương tôi nhưng bà không hề tỏ thái độ khó chịu gì với tôi cả. Tôi lấy chồng khá xa, hôm rước dâu phải đi xe tận 5 tiếng đồng hồ, đang mang thai tháng thứ 4 nhưng về đến nơi tôi còn chào hỏi họ hàng, cúng bái tổ tiên và đón tiếp khách dự tiệc. Đáng lẽ ra sau đêm tân hôn tôi có thể tự cho mình nghỉ ngơi nhưng sáng hôm đó tôi đặt chuông đúng 5h30 dậy để nấu bữa sáng cho mẹ chồng vì bà thường dậy sớm ăn sáng rồi đi làm, còn bố chồng và chồng thì dậy muộn hơn. Tôi dậy nấu nước, quét sân, rửa chén đĩa, ăn sáng cùng mẹ, tuy cuộc nói chuyện đầu tiên còn nhiều gượng gạo nhưng thật may không khó khăn chút nào.
Cuộc sống cứ thế yên bình, ngày này qua ngày khác cho đến khi tôi sinh được 1 đứa con trai kháu khỉnh. Nhưng những chuyện tồi tệ không đến với tôi mà đến với gia đình nhà chồng tôi. Trước khi tôi sinh con khoảng 10 ngày thì con trai của chị chồng tôi qua đời vì căn bệnh phổi (chị chồng có thai cùng lúc với tôi nhưng sinh non trước 1 tháng vì vỡ ối). Quá đau buồn vì chuyện này nên 3 ngày sau bố chồng tôi bị tai biến rồi cũng qua đời.
Vận hạn dồn dập khiến cả gia đình tôi như ngã quỵ, cả nhà giấu tôi không cho tôi về chịu tang bố vì lúc đấy tôi bị động thai và đang phải giữ thai dưới bệnh viện (hôm tôi động thai cũng là ngày cháu tôi bị bệnh viện rút oxi trả về). Mãi đến khi sinh xong được 1 tháng mẹ chồng tôi xuống Hà Nội đón cháu về thì tôi mới được biết. Trong thời gian đấy, mẹ chồng tôi vẫn giữ thái độ bình thường trước mặt tôi. Lo chôn cất bố xong được 1 ngày thì mẹ đã bảo chồng tôi xuống Hà Nội và ở lại chăm sóc tôi vì sợ tôi nghi ngờ nhà có chuyện. Tôi khâm phục mẹ và có những lúc nghĩ đến tôi thương mẹ trào nước mắt.
Tôi không mong mẹ hiểu, chỉ mong mẹ bình an. Tự đáy lòng tôi luôn muốn gọi mẹ là mẹ, không phải mẹ chồng mà là mẹ của tôi. (ảnh minh họa)
Giờ nhà chỉ còn mẹ, vợ chồng tôi và con trai tôi, căn nhà rộng thênh thang nên cảm giác trống trải quá. Có lẽ vì mẹ thương tôi, có lẽ vì mất mát quá lớn nên mẹ dồn hết tình cảm vào chăm sóc cho tôi và cháu. Mẹ lo lắng đến từng bữa ăn, sáng mẹ dậy sớm nấu cháo cho tôi ăn, lấy sữa cho con bú, nấu thứ này thứ kia tẩm bổ cho tôi. Tôi chỉ việc bế con đi qua đi lại trong nhà, mọi việc từ A đến Z có mẹ và chồng tôi làm hết.
Giờ đây con trai tôi đã được gần 5 tháng, mọi việc trong nhà đã dần đi vào quỹ đạo. Chị chồng tôi đã có thai trở lại, chồng tôi cũng sắp đi làm, tôi cầu mong mẹ tôi sẽ được an nhàn những ngày tháng sau này. Tôi nghĩ khi con đi mẫu giáo tôi sẽ đi xin việc làm, tôi và chồng cùng nhau tích góp để phụng dưỡng mẹ khi mẹ về hưu. Tôi nghĩ đến viễn cảnh khi tôi và chồng đi làm về thấy con trai chạy ra tíu tít "mẹ ơi hôm nay bà nội đón con rồi dẫn con đi ăn kem", rồi tôi sẽ chuẩn bị bữa cơm tối ấm cúng, rồi mẹ tôi sẽ mỉm cười hạnh phúc mà cảm thấy vui quá.
Nhiều lúc tôi muốn ôm mẹ nhưng tôi sợ khoảng cách giữa mẹ chồng nàng dâu vẫn chưa được xóa bỏ hoàn toàn nên lại thôi. Tôi không mong mẹ hiểu, chỉ mong mẹ bình an. Tự đáy lòng tôi luôn muốn gọi mẹ là mẹ, không phải mẹ chồng mà là mẹ của tôi. Con thương mẹ nhiều lắm. Cảm ơn mẹ vì đã là mẹ của con.
Theo Eva
Khó chịu vì mẹ chồng quan tâm quá Ngày nào bố mẹ chồng cũng sang nhà mình ngồi chơi tới khuya mới về, soi đủ thứ nên mình khó chịu lắm. Mình lấy chồng được 3 năm. 2 năm ở chung với bố mẹ chồng. Chuyện làm dâu vốn đã phức tạp nhưng do ở chung nên mình cũng thấy những chuyện khó chịu giữa mẹ chồng nàng dâu là bình...