Mẹ chồng lấy hết lương của con trai còn bắt tôi trả 2 triệu sinh hoạt mỗi tháng, chỉ trong một chiêu tôi đã lấy lại được tiền của chồng
Lương của chồng tôi được 7 triệu nhưng mẹ chồng đã giữ 6 triệu. Vậy mà bà còn muốn tôi đưa thêm 2 triệu tiền sinh hoạt phí.
Tôi là con một trong gia đình. Bố mẹ tôi có một cửa hàng tạp hóa cạnh chợ rau, công việc kinh doanh khá thuận lợi. Nhà có mỗi đứa con gái nên bố mẹ rất chú trọng chuyện học hành của tôi. Không phụ sự kỳ vọng của bố mẹ, tôi đã trúng tuyển vào một trường đại học danh giá. Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi về quê làm việc trong một công ty lớn.
Tôi gặp Trung- chồng mình trong một bữa tiệc tối của công ty. Có thể nói, Trung đã bị trúng tình yêu sét đánh ngay khi vừa nhìn thấy tôi. Sau ba tháng tấn công dồn dập, cuối cùng tôi cũng ngã vào vòng tay anh.
Ngay từ lúc yêu nhau, tôi đã nhận ra điều kiện gia đình người yêu quá tệ. Bố mẹ anh đều sống ở nông thôn trong ngôi nhà cũ nát và chẳng có nổi vài chục triệu trong nhà. Bố mẹ tôi không hài lòng khi con gái chọn một người đàn ông có gia cảnh tồi tệ như vậy nên phản đối ghê lắm, nhưng cuối cùng họ cũng không mạnh mẽ hơn con gái mình.
Tôi là con một trong gia đình, vì không muốn thấy con gái mình khổ nên trước khi lấy chồng, bố mẹ đã mua cho tôi một căn nhà 2 tầng với đầy đủ tiện nghi bên cạnh trường học. Mặc dù danh nghĩa là nhà của tôi, nhưng trên giấy chứng nhận vẫn đứng tên của bố mẹ.
Sau khi kết hôn, chúng tôi đã có một khoảng thời gian ngọt ngào hạnh phúc trong thế giới của riêng mình. Khi cả hai trở lại làm việc, chồng tôi đã đề cập chuyện đưa bố mẹ chồng lên đây ở cùng, với lý do báo hiếu cha mẹ. Lúc đầu, tôi không đồng ý nhưng rồi cũng đành nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của chồng.
Trên thực tế, chưa đầy hai tháng sau khi kết hôn, chồng tôi đã đón bố mẹ chồng lên ở cùng. Nhưng điều tồi tệ hơn là, từ khi mẹ chồng lên đây ở, anh ấy đã không giao tiền lương cho tôi giữ. Mặc dù tôi đã hỏi thẻ lương của chồng nhiều lần, nhưng lần nào anh ấy cũng có lý do trốn tránh.
Video đang HOT
Vài ngày sau khi biết không thể nói dối được nữa, chồng tôi đã thừa nhận đưa tiền cho mẹ giữ hộ và chỉ giữ lại một triệu để chi tiêu hàng ngày. Thực sự tôi không biết phải nói gì khi nhìn thấy chồng mình làm vậy nữa. Khi cả hai về phòng, tôi đã thẳng thắn tâm sự với chồng: ” Bây giờ anh đã có vợ rồi mà vẫn chuyển hết tiền cho mẹ cất. Anh có còn coi em là vợ không?”.
“Mẹ chỉ là muốn giữ để cho con chúng ta sau này thôi. Không phải em cũng có lương sao? Hơn nữa lương của em còn cao hơn của anh nhiều. Anh đưa tiền cho ai giữ thì cũng đều như nhau cả, đều ở trong nhà mình hết thôi mà”, chồng tôi phản bác lại.
Lúc ấy, tôi đã mở mang được tầm mắt trước lời biện hộ của chồng. Dù tôi có nói lý lẽ thế nào thì chồng vẫn luôn dửng dưng. Điều khiến tôi tức giận hơn cả là ngay ngày hôm sau, mẹ chồng còn yêu cầu tôi báo hiếu bà bằng cách đưa thêm 2 triệu tiền sinh hoạt phí nữa cho bà giữ. Dĩ nhiên sau đó tôi đã phản đối: ” Mẹ, lương của anh Trung một tháng là 7 triệu, anh đã chuyển cho mẹ 6 triệu rồi, giờ mẹ còn muốn con chuyển cho mẹ 2 triệu nữa mới được coi là có hiếu với mẹ sao?”.
“Tiền ấy thuộc về con trai tôi và nó đưa tiền cho tôi chính là thể hiện sự hiếu thảo với tôi. Cô là con dâu, chẳng phải cũng nên có hiếu với tôi sao?” - Câu nói của mẹ chồng khiến tôi thấy thật vô lý. Vì không muốn nghe mẹ chồng nói nữa nên tôi quay vào phòng đợi. Khi chồng trở lại phòng, tôi nói thẳng với anh sẽ chia chi phí gia đình mỗi người một nửa.
Từ sau hôm đó, tôi không đưa cho mẹ chồng 2 triệu mà thay vào đó sẽ chia nhau hết tất cả các hóa đơn. Chưa kể, bố mẹ chồng sống ở đây sẽ phải trả tiền thuê nhà và chi phí phát sinh cũng được cộng vào cùng tiền phí sinh hoạt.
Vào ngày chồng tôi được trả lương, tôi đã giao trước những hóa đơn này cho anh xem và yêu cầu thanh toán: ” Tiền thuê nhà là 3 triệu, và chi phí sinh hoạt hàng ngày là 3 triệu”. Khi chồng tôi nhìn thấy tờ hóa đơn, anh ấy sứng người không nói được lời nào.
Lúc này, mẹ chồng bắt đầu gào khóc đòi con trai đưa tiền cho bà giữ, sợ con dâu lấy mất. Nghe thấy tiếng khóc của mẹ, chồng tôi cũng đau đầu, để mẹ không còn khóc, anh ấy vẫn chuyển 6 triệu cho mẹ.
Hành vi của chồng khiến tôi không kìm nổi cơn giận nên đã thu dọn hành lý và trở về nhà bố mẹ đẻ sau 3 tháng kết hôn. Sau khi tôi về kể chuyện với mẹ, mẹ cũng rất tức giận trước hành vi của con rể nên đã ngừng trả tiền nước, điện, gas… Do không đóng tiền nước, tiền điện và ga nên bị cắt điện nước, vì thế gia đình chồng không thể sinh sống trong ngôi nhà được nên sau vài ngày đã phải tìm tôi thỏa hiệp: “Vợ của con thật lợi hại. Mẹ không biết việc con lấy nó là phúc hay họa nữa. Từ giờ, con sẽ không phải giao tiền lương cho mẹ nữa. Mẹ chịu vợ con rồi”.
Mẹ chồng nói xong thì đưa bố chồng về quê. Cuối cùng thì tôi cũng đã chiến thắng và thành công trong việc giữ tiền lương của chồng mình. Mặc dù, trước đó chồng tôi đã đưa tiền lương cho mẹ chồng giữ nhưng tôi cũng không lấy ra nữa bởi đó là tiền của chồng trước khi cưới. Chỉ cần sau này chồng đưa hết lương cho tôi thì tôi cũng sẽ quên chuyện này đi.
Chắc hẳn, nhiều người có suy nghĩ rất giống mẹ chồng tôi: luôn đề phòng con dâu, sợ con dâu lừa dối con trai mình. Nhất là trong chuyện quản lý tiền của con trai họ, nhiều bà mẹ chồng không muốn để con dâu giữ tiền cho con trai mình vì sợ con dâu tiêu mất. Đối với kiểu mẹ chồng vẫn không buông tha ngay cả khi con trai đã lấy vợ thì mâu thuẫn mẹ chồng – con dâu có khi còn kéo dài mãi.
Xin giấu tên
Một nạn nhận tử vong trong vụ cháy ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam
Như tin đã đưa, sáng 27/6, tại cửa hàng tạp hóa Phương Mai do anh Lê Văn Phương, sinh năm 1973, trú tại số nhà 150 đường Nguyễn Văn Trỗi, tổ 3, phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam làm chủ xảy ra vụ cháy tại tầng 3, tầng 4, tầng 5.
Trong vụ cháy này, lực lượng chức năng đã đưa được 5 người ra khỏi đám cháy. Trong đó, một người đã tử vong sau khi được đưa đi cấp cứu.
Lửa bùng phát dữ dội tại phía sau ngôi nhà.
Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng, trường hợp tử vong là anh N.V.H, sinh năm 2000, hộ khẩu thường trú tại thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn, hiện đang tạm trú tại phường Minh Khai, thành phố Phủ Lý, là nhân viên giao nước, bị ngất do ngạt khí.
Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam nhưng đến 12 giờ cùng ngày thì tử vong. Trong 4 trường hợp còn lại, có 3 người an toàn, 1 người là nhân viên cửa hàng bị bỏng là anh Đ.Đ.Đ, sinh năm 2005, trú tại Liêm Tuyền, thành phố Phủ Lý.
Các phương tiện chuyên dụng được triển khai để giải cứu những người mắc kẹt trong đám cháy.
Để xử lý vụ hỏa hoạn, lực lượng phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Hà Nam điều 7 xe chữa cháy các loại và trên 300 cán bộ, chiến sĩ, cùng với lực lượng địa phương tham gia chữa cháy và giải cứu các nạn nhân mắc kẹt tại tầng 3, tầng 4 của cửa hàng. Đến 11 giờ 30 cùng ngày, đám cháy cơ bản được khống chế.
Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Giá xăng tăng, sinh viên méo mặt tằn tiện chi tiêu: ăn mì gói, đi xe buýt Giá xăng tăng kéo theo "bão giá" đã ảnh hưởng đến đời sống sinh viên, nhiều bạn trẻ đã phải "thắt lưng buộc bụng" cắt giảm chi tiêu, tìm kiếm việc làm thêm, thay đổi phương tiện di chuyển để thích nghi. Nguyễn Long Hồ, sinh viên năm 3 trường ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM, hiện đang sống trong khu trọ ở TP.Thủ...