Mẹ chồng hành con dâu “tới bến” chỉ vì con gái khổ sở ở nhà người ta
“Cùng kiếp làm dâu, hà cớ gì cô lại được sướng trong khi con gái tôi phải chịu khổ hả? Cứ nghĩ đến con gái bên nhà người ta chẳng có lúc nào được an nhàn, vui vẻ mà ở nhà thấy cô ung dung, nhàn tản là tôi không chịu nổi, cô có hiểu không?
Bà mẹ trẻ tên Quỳnh (Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, HN) là một nàng dâu thường xuyên bị mẹ chồng “cà khịa” khiến cô bức xúc mãi không thôi. Quỳnh kể, mẹ chồng cô ngày trước đối xử với cô rất tốt. Nhưng mọi sự đã thay đổi 180 độ kể từ khi cô em gái chồng lập gia đình, thái độ của mẹ chồng với cô bỗng dưng khác hẳn. Sau đó, cô mới tìm hiểu ra và được biết, vì con gái bà đi làm dâu phải khổ nên bà cũng chẳng cam tâm cho cô được sướng!
“Mỗi lần em gái chồng sang nhà tỉ tê với bà những chuyện ấm ức và đau khổ ở nhà chồng là y như rằng, hôm ấy bà nhìn mình với ánh mắt hình viên đạn. Bà bắt đầu mắng chửi mình đủ điều mà mình không hiểu mình đã làm gì sai. Toàn những chuyện vụn vặt và nhỏ như con kiến trong nhà thôi, mà là toàn bà bới bèo ra bọ vì trước đó bà chưa khi nào phải phàn nàn về người con dâu như mình cả” – cô nói tiếp.
Quỳnh bảo, có lúc cô ấm ức quá đã vừa khóc vừa cự nự lại mẹ chồng:” Sao mẹ lại đối xử với con như thế? Con có làm gì nên tội?”. “Bình thường mẹ chồng sẽ làm ngơ trước những giọt nước mắt của mình nhưng lúc đó chắc bà cũng đang không làm chủ được mình nên đã nói hết tâm tư suy nghĩ của bà ra, và nhờ đó mình mới biết được sự thật kinh khủng và vô cùng… trái khoáy ấy” – Quỳnh cười mếu máo.
Nguyên văn lời mẹ chồng Quỳnh như sau: “Tại sao ư? Tại vì cùng kiếp làm dâu, hà cớ gì cô lại được sướng trong khi con gái tôi phải chịu khổ hả? Cứ nghĩ đến con gái bên nhà người ta chẳng có lúc nào được an nhàn, vui vẻ mà ở nhà thấy cô ung dung, nhàn tản là tôi không chịu nổi, cô có hiểu không?” – mẹ chồng Quỳnh còn kéo dài và lên giọng ở cuối câu khiến cô khiếp sợ vô cùng.
“Hóa ra vì thế mà bà phải hành mình tới bến thì thôi, sao cho khổ bằng hoặc hơn con gái bà thì bà mới hả dạ. Bà xót con gái nhưng chẳng thể chồm chồm sang mà bênh con, sang đấy kiến nghị với thông gia rồi con gái bà có khi lại càng khổ hơn. Lực bất tòng tâm, vì thế bao nhiêu dồn nén, bực tức bà cứ ngang nhiên trút lên mình! Chồng mình biết mẹ vô lí nhưng lại bảo vì mẹ thương em Nhung (tên em gái anh) nên mới giận cá chém thớt chứ bản chất của mẹ không phải vậy. Thôi thì em nhịn mẹ tí cho yên cửa nhà!” – Quỳnh giãi bày.
“Cả năm trời mình sống trong cảnh như thế. Cho đến khi em gái chồng được ra riêng thì mình cũng… dễ thở hơn. Mình chỉ mong gia đình em gái chồng được hạnh phúc, yên ấm cho mình nhờ, không thì hễ họ cơm không lành canh không ngọt, bà không mắng được con rể lại trút lên đầu mình thì khổ” – Quỳnh thở dài thườn thượt.
Cũng rơi vào hoàn cảnh éo le một cách lạ đời như Quỳnh là chị Ngọc Anh (Hải Châu, Đà Nẵng) khi mẹ chồng đối xử tệ bạc với chị chỉ vì con gái bà không được sướng khi đi làm dâu nhà người.
Video đang HOT
Chị nói, hồi chị và chồng yêu nhau, chị có về chơi nhà chồng vài lần. Lần nào cũng nghe mẹ chồng tương lai ca đi ca lại bài ca con gái bà khổ quá, đi làm dâu nào thì mẹ chồng như quỷ dữ, chồng thì vô tâm, vô dụng chẳng ra thể thống gì. Rồi bà nhắc đến mấy cô gái hàng xóm đilàm dâu được sướng lắm, nhưng với thái độ chả phải ao ước, hy vọng mà là hằn học, thù ghét. Chị cho biết, hồi đấy chị ngây thơ chả để ý gì. Nhưng đến khi chính thức về làm dâubà, chị đã hiểu một điều: con gái bà phải chịu khổ, đừng có hòng đứa con dâu nào của bà được sướng!
Chị Ngọc Anh cũng cho hay: “Sống cùng nhà, đi ra chạm mặt đi vào gặp nhau, bà có muôn vàn cớ để hành hạ mình tới bến. Thôi những cái vụn vặt ấy mình chẳng nhắc đến làm gì. Nhưng cá biệt có hôm, cả nhà đang ăn cơm thì có điện thoại, mình ra nghe, là bà thông gia gọi điện sang mách tội con gái bà, đòi gặp bà. Có lẽ bà đã bị nghe những lời xúc phạm củamẹ chồng em gái nên mặt bà cứ hằm hằm. Thấy mình đang điềm nhiên ăn cơm thì liền quát tướng lên: “Cô tưởng cô làm được gì cho cái nhà này mà mặt lúc nào cũng vênh ngược lên trời thế hả? Ở đâu ra cái ngữ con dâu láo lếu, vô giáo dục như thế? Tôi phải gọi điện về bảo bố mẹ cô dạy lại cô mới được!’. Và thế là khi mình còn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra thì mẹ chồng đã tức tối gọi ngay cho bố mẹ mình mắng quát một hồi, nào là con gái ông bà láo lắm, ông bà phải dạy lại đi. Thực sự đến nước làm phiền bố mẹ mình như thế thì mình không thể nhịn được. Mình đã &’bật’ lại mẹ chồng. May mà bố chồng với chồng cũng là người biết lí lẽ nên đã khuyên bảo mẹ chồng và bênh mình”.
Chị tâm sự, sau chuyện đó chị chưa yên ổn được mấy ngày thì con rể bà đi cặp bồ, hại con gái bà khóc lóc, đau khổ về tâm sự với mẹ. Bà uất ức thay con gái nhưng chẳng dám chửi thằng rể vì nói động đến nó thì nó lại phang ngay câu: “Chuyện riêng của vợ chồng chúng con, mẹ đừng can thiệp. Dâu con rể khách, ai đời lại đi dạy bảo khách hả mẹ?”.
“Mấy hôm sau mình bắt gặp trong điện thoại của chồng có tin nhắn ỡm ờ của một em gái. Chồng mình không đáp lại, mình cũng tin chồng nhưng vẫn cảnh cáo chồng tránh xa em đó ra. Mẹ chồng nghe được thì nhảy chồm chồm lên bênh chồng mình và chửi mình ghen tuông vô lối, ghê gớm, ác nghiệt. Sau đó còn nói mát mẻ: &’Trai 5 thê 7 thiếp, phàm là đàn ông thì có phụ nữ bên ngoài cũng là bình thường. Nhưng con giai mẹ phong độ ngời ngời là thế mà lại sợ vợ như sợ cọp, chả dám làm gì hết ấy nhỉ! Có phải con giai mẹ nhát chết quá không, ra đường người ta bảo núp váy vợ đấy con ạ!”.
Ôi giời, mình máu nóng bốc lên đầu. Mẹ chồng &’hành tỏi’ mình chưa đủ hay sao, giờ lại còn định xui chồng mình ngoại tình cho mình khổ bằng con gái bà nữa. Tối đó nhà mình có chiến tranh to” – chị Ngọc Anh chưa hết bức xúc thuật lại.
“Không biết con gái bà mà li dị thì bà có lập kế li gián để vợ chồng mình cũng li dị cho giống con gái bà không nữa?!” – chị chán nản nói.
Theo Afamily
"Trung Quốc nạo vét quá khứ để làm suy yếu ảnh hưởng của Nhật ở Biển Đông"
Lúc Nhật Bản có xu hướng can thiệp mạnh mẽ (chống bành trướng) ở Biển Đông, Bắc Kinh lại ra sức chỉ trích lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng xâm lược...
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ đánh bom nguyên tử năm 1945 kết thúc Chiến tranh Thế giới II, ảnh: Reuters.
Business Insider ngày 14/8 bình luận, Trung Quốc đang cố gắng sử dụng lịch sử Chiến tranh Thế giới II để xỉ nhục Nhật Bản và làm suy yếu mối quan hệ của Tokyo với các đối tác ở Đông Á trước xu hướng bành trướng ngày càng leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông và Hoa Đông.
Trong diễn văn kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới II hôm 14/8, Thủ tướng Shinzo Abe đã bày tỏ ông hết sức đau buồn trước những gì các nạn nhân của cuộc xâm lược Nhật Bản tiến hành thời kỳ Chiến tranh Thế giới II phải gánh chịu. Tuy nhiên ông một lần nữa làm rõ lập trường các thế hệ tương lai không cần phải xin lỗi vì những sai lầm tổ tiên họ gây ra.
Nhật Bản muốn nhìn về phía trước, nhưng Trung Quốc vẫn đang bận rộn nạo vét, xới lên quá khứ đau thương bằng một cuộc chiến tuyên truyền chống lại Nhật Bản, sử dụng lịch sử xâm lược của đế quốc Nhật trước kia nhằm làm suy yếu mối quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản ngày nay với các quốc gia Đông Á từng là nạn nhân của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
Để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền "chiến thắng chống Nhật", Trung Quốc đang chuẩn bị cho cuộc duyệt binh quy mô lớn tại Thiên An Môn ngày 3/9 tới. Hơn 10 bộ phim mới, 12 phim truyền hình, 20 phim tài liệu và 183 vở kịch sân khấu về đề tài chiến tranh chống Nhật đã được Trung Quốc triển khai.
Thậm chí đã có một cuộc bàn thảo về liên hoan phim Nga - Trung chủ yếu về đề tài Chiến tranh Thế giới II lần đầu tiên tại Trung Quốc. Hai nước này có số thương vong nặng nề nhất trong Chiến tranh Thế giới II, trong đó Trung Quốc mất 20 triệu người, còn Nga khoảng 24 triệu.
Chiến dịch tuyên truyền được Bắc Kinh đẩy mạnh trong bối cảnh Nhật Bản đang xem xét lại Hiến pháp hòa bình, mở rộng quyền tự vệ tập thể cho quân đội, còn Trung Quốc thì đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.
Một bộ phim về đề tài chiến tranh Trung - Nhật được Trung Quốc sản xuất để phục vụ công tác tuyên truyền. Ảnh Reuters/China Daily.
Ở Trung Quốc, Chiến tranh Thế giới II được gọi là "kháng chiến chống Nhật". Chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh đang được sử dụng để mô tả Nhật Bản như một lực lượng áp bức trong khu vực đúng thời điểm các nước láng giềng của Trung Quốc đặc biệt quan ngại trước các động thái bành trướng, leo thang của Bắc Kinh trên Biển Đông và các nơi khác.
Do tính chính trị của sự kiện này, các quốc gia khác như Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn khi quyết định có cử đại diện tham dự duyệt binh 3/9 ở Thiên An Môn hay không. Để tránh mất thể diện vì bị từ chối thẳng thừng, Trung Quốc được cho là đã lặng lẽ thăm dò thái độ của các quốc gia và đo lường phản ứng của họ về sự kiện này mà không gửi lời mời chính thức.
Tổng thống Pháp Hollande, Nữ hoàng Đan Mạch Margre chính thức không tham dự. Các nhà lãnh đạo khác của EU dường như cũng sẽ không có mặt ở Thiên An Môn ngày 3/9. Ở Đông Á, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cũng đang "bối rối" trước việc có nên đi Bắc Kinh hay không. Truyền thông Hàn Quốc đang đưa tin mâu thuẫn về việc liệu Mỹ có gây sức ép để Hàn Quốc không tham gia sự kiện này hay không.
Trung Quốc đã xù lông bành trướng khắp Đông Nam Á thông qua hoạt động bành trướng sức mạnh quân sự và theo đuổi yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp với thủ đoạn bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp) ở Biển Đông, Hoa Đông.
Trong lúc Nhật Bản có xu hướng can thiệp mạnh mẽ (chống bành trướng) ở Biển Đông, Bắc Kinh lại ra sức chỉ trích lịch sử chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng xâm lược châu Á. Ngoài Trung Quốc, còn có bán đảo Triều Tiên, Philippines, Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan cũng đã từng bị Nhật chiếm đóng.
Cuộc duyệt binh ngày 3/9 của Trung Quốc sẽ có sự hiện diện của quan chức các nước Nga, Mông Cổ, Ai Cập, Czech. Hàn Quốc và Hoa Kỳ chưa đưa ra bất kỳ quyết định nào. Do đó cuộc duyệt binh lần này chủ yếu là nhằm thể hiện khả năng kiểm soát quân đội của ông Tập Cận Bình sau chiến dịch chống tham nhũng, nếu Seoul tham dự sẽ càng làm sâu sắc thêm sự chia rẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
"Ngạt thở" vì mẹ chồng quá... yêu con dâu! Nhà có hai cô con dâu, nhưng từ việc to đến việc nhỏ, mẹ chồng lúc nào cũng chỉ "tín nhiệm" và giao cho Mai làm. Chẳng hạn có khách, kiểu gì bà cũng: "Mai ơi, con đi chợ giúp mẹ", đi chợ xong đã mệt muốn xỉu, mà chị dâu định vào bếp nấu, bà lại bảo: "Để con Mai nó làm,...