Mẹ chồng gọi điện kể tội con dâu lười, không ngờ thông gia đáp một câu khiến bà im bặt
Mẹ chồng em tính tình khó chịu, mặt mũi lúc nào cũng nhăn nhó buồn phiền.
Nhiều khi em nghĩ mãi cũng không hiểu vì sao cùng là phận phụ nữ, bà cũng từng đi làm dâu mà với em, bà không tỏ ra thông cảm, thấu hiểu cho con dâu dù chỉ một chút. Ngược lại suốt ngày bắt bẻ, đe nạt con dâu.
Mẹ chồng em quen kiểu chỉ tay 5 ngón. Trong nhà còn bố chồng nhưng ông chẳng quyết được việc gì, cái gì cũng nhất nhất phải nghe lời mẹ chồng. Em về làm dâu, từ cơm nước quần áo, nhà cửa mình em lo liệu hết.
Sáng dậy sớm dọn dẹp, nấu đồ cho cả nhà ăn. Đợi rửa bát đũa sạch sẽ tinh tươm mới dắt xe ra khỏi cổng. Chiều rời khỏi công ty là một mạch lao ra chợ mua đồ nấu bữa tối. Ấy thế mà mẹ chồng động tý vẫn nhiếc móc em lười với vô dụng, ăn bám chồng. Trong khi lương tháng của em cao hơn chồng đến vài triệu.
Nhiều lần “móc máy” em chưa đủ, mẹ chồng còn bới cả bố mẹ đẻ em ra chửi bảo không biết dạy con. Bản thân em nhẫn nhục thế nào cũng được, nhưng nếu động chạm tới nhà đẻ thì em ức chế không nhịn nổi. Vậy là em nói lại: “Bố mẹ con không làm gì có lỗi, xin mẹ đừng lôi họ vào cuộc”.
Chỉ nói có vậy mà nghe xong, mẹ chồng em vỗ đùi đành đạch chửi em mất dạy, thiếu đạo đức dám cãi lại lời nhà chồng. Đay nghiến em xong, bà quay ra gọi điện cho bố mẹ em tố họ không biết dạy con gái, để lộng ngôn bên nhà chồng.
Bố mẹ em nghe cũng bực nhưng vì con gái vẫn phải xuống nước nói khéo thôi thì em trẻ người non dạ, ăn nói thiếu chín chắn nhờ nhà chồng uốn nắn thêm. Nhưng khi gặp em, họ cũng nói thẳng: “Nếu con cảm thấy sống ở đó ngột ngạt khó sống quá thì cứ về với bố mẹ, không phải suy nghĩ gì nhiều”.
Chiều tối qua, vì con em ốm quấy quá nên em không nấu được cơm. Mẹ chồng đi câu lạc bộ dưỡng sinh về không hỏi han cháu một câu còn quay ra quát lớn: “Ở nhà chơi mà có bữa cơm nấu không xong, có làm được vợ không hay để tôi lấy người khác cho con tôi?”.
Video đang HOT
Em vội vàng giải thích: “Cháu nó sốt quấy quá, con không đặt được mà cắm nồi cơm, nôn ọe liên tục từ lúc mẹ đi…”.
Không để em nói hết câu, mẹ chồng em liền đanh mặt:
- Không phải lý do lý trấu, lười có nghĩa là lười. Tôi còn lạ gì tính chị.
Rồi bà lại nhấc máy tố tội con dâu với nhà đẻ. Trước mặt bố chồng, bà mở loa ngoài rồi lẩm bẩm: “Để xem mẹ bố mẹ chị tạ lỗi thế nào với tôi”. Cứ nghĩ bố mẹ em lại xuống nước như mọi khi. Ngờ đâu mẹ em nói luôn:
- Nếu bà cảm thấy không chấp nhận được đứa con gái lười của tôi thì cho tôi xin được rước con gái tôi về, nó ở đấy làm ô sin khổ quá tôi cũng xót lắm chứ.
Úi giời, mẹ chồng em nghe xong tịt nghít không nói lại được câu nào. Lúc sau mới bảo:
- Thì đấy là tôi góp ý với anh chị để khuyên nhủ cháu nó, chứ biết nó còn trẻ người nhà tôi cũng có chấp nó đâu.
Em nghe bố mẹ nói mà hả lòng, từ đó tới giờ mẹ chồng cũng đỡ bắt bẻ em hẳn đi. Đúng là vỏ quýt dày có móng tay nhọn, nếu không đối đáp lại thì không biết em còn bị bắt nạt đến khi nào nữa.
Theo M.C/Công lý & Xã hội
Chứng kiến màn đối thoại gay gắt của 3 bà cháu, tôi kinh ngạc hiểu ra nguyên nhân bao lâu nay mẹ chồng nhất quyết không cầm tiền tôi đưa và còn đòi ăn riêng
Tôi không nghe được tiếp nữa nên lao vào quát con rồi bắt con xin lỗi bà. Con gái tôi vẫn không chịu, nó nói một câu khiến tôi trợn tròn mắt kinh ngạc.
Trước đây tôi rất ghét mẹ chồng mình. Bà nói rất nhiều, ăn uống thì tiết kiệm, lúc nào cũng mặc mấy bộ quần áo cũ nhăn nheo khiến người khác tưởng vợ chồng tôi bạc đãi bà. Nhà chẳng thiếu gì nhưng bà vẫn đi trồng rau rồi mang ra chợ bán, kỳ kèo với người ta 1-2 ngàn, ngồi cả buổi ngoài chợ mới kiếm được vài chục.
Tôi khuyên mẹ chồng nhiều, cũng nhờ chồng nói giúp nhưng bà vẫn thế. Lúc nào cũng nói mẹ còn sức khỏe mẹ làm được thì cứ để mẹ làm. Nói nhiều lần rồi không được nên chồng cũng bảo thôi tùy ý mẹ. Tôi cho bà tiền để bà chi tiêu thì bà không cầm, thế nên sau vài lần cố dúi cho bà mà vẫn bị trả lại, tôi chẳng đưa nữa.
Trong chuyện ăn uống thì tôi lại càng không hợp. Đồ tôi mua về rất ngon và đắt tiền nhưng bà không ăn. Bà bảo ăn không quen rồi suốt ngày thấy bà đun mắm tép, nấu dưa chua để ăn cơm. Tép thì tanh tanh nên mỗi lần ngửi thấy mùi đó là tôi không thể nuốt trôi cơm. Sau đó bà cũng đòi ăn riêng. Dần dần, sống chung nhà nhưng mọi thứ của mẹ chồng đều riêng. Phòng của bà đến một năm nay tôi không bước chân vào.
Tôi khuyên mẹ chồng nhiều, cũng nhờ chồng nói giúp nhưng bà vẫn thế. (Ảnh minh họa)
Thế nhưng ngày hôm qua, khi tôi tình cờ nghe được câu chuyện của ba bà cháu mà tôi choáng váng không dám tin vào tai mình.
Mẹ chồng tôi đi chợ về liền gọi cháu trai vào phòng, lấy trong túi vải ra gói kẹo rồi dúi cho cháu và bảo quà bà đi chợ về. Thằng bé nhà tôi mới 4 tuổi vui vẻ cảm ơn bà và xé ra định ăn ngay. Nhưng con gái lớn 13 tuổi lại lao vào giật gói kẹo ném xuống đất. Nó mắng em: "Ăn với chả ăn, cái gì cũng định cho vào mồm mà ăn. Có biết đồ rẻ tiền không an toàn không hả? Ai biết người ta làm bẩn như thế nào. Mà bà đừng mua mấy thứ này nữa".
Mẹ chồng cúi xuống nhặt gói kẹo mà mãi mới đứng thẳng được vì đau lưng, rồi nói với cháu gái: "Bà biết nó rẻ nhưng tiền bà làm ra được có thế. Bà không muốn mẹ con cho rằng bà vô dụng nên mới dùng tiền bán rau của mình mua. Con không thích thì lần sau bà góp thêm tiền mua hộp bánh ngon hơn cho con ăn".
Con gái tôi nhăn nhó mặt mày, vẫn vùng vằng bảo rằng không cần, mẹ nó mua cho nhiều đồ ngon rồi, bà cứ giữ lấy mấy đồng tiền đó.
Tôi không nghe được tiếp nữa nên lao vào quát con rồi bắt con xin lỗi bà. (Ảnh minh họa)
Tôi không nghe được tiếp nữa nên lao vào quát con rồi bắt con xin lỗi bà. Con gái tôi vẫn không chịu, nó bảo: "Chẳng phải mẹ cũng bảo bà bẩn với tính cách bần hàn sao?".
Tôi trợn tròn mắt vì kinh ngạc. Qua lời con nói tôi mới giật mình hiểu, thì ra bao lâu nay trong mắt các con, tôi đối xử với mẹ chồng tệ bạc như thế. Vậy thì tôi có tư cách gì mà giáo dục các con đây? Và hóa ra xưa nay mẹ chồng luôn sợ tôi cho rằng bà già rồi, vô dụng, ăn bám nên mới từ chối cầm tiền tôi đưa, vẫn cố gắng đi làm dù rằng đau lưng, đau khớp.
Tự dưng tôi thấy xót xa cho bà, người khác được con cái phụng dưỡng thì thấy hạnh phúc và cho rằng đó là lẽ đương nhiên mà sao mẹ chồng tôi phải đẩy mình vào hoàn cảnh đáng thương như thế này? Có phải tôi ghê gớm quá nên bà phải kiêng dè như thế? Giờ làm thế nào thay đổi được sự tình đây để còn làm gương cho con cái tôi?
Theo T.Q.L.B/Báo Tổ quốc
Ngồi im trong phòng ăn nghe lén cuộc nói chuyện của bố đẻ với bố chồng, tôi ngẩn người không hiểu sao bố lại nói vậy còn mẹ tôi thì giận tím mặt Trời ơi, chẳng lẽ bố tôi quên mất rằng ông vừa mới gả con gái sang đó được một tuần thôi sao. Trước kia mỗi khi đến nhà người yêu chơi, tôi rất kính trọng bố mẹ anh. Bố anh hiền lành, ít nói còn mẹ anh tuy nhiều lời hơn nhưng cũng không có gì gọi là ghê gớm khó khăn. Nhà...