Mẹ chồng đưa 500 nghìn dặn làm 2 mâm cỗ cúng, nàng dâu có pha xử lý cực “đẹp” và nhanh gọn khiến hội chị em “vỡ vạc” nhiều điều
Tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đang ngồi nói chuyện với bác thấy mình đi qua phòng bà có gọi mình lại rồi đưa 500 nghìn dặn: “Con cầm lấy đi chợ, mai có mỗi nhà mình với nhà bác thôi, làm đơn giản 2 mâm là được rồi”.
Mẹ chồng – nàng dâu là câu chuyện muôn thuở. Có hàng ngàn tình huống xảy ra giữa cuộc sống hàng ngày mà kết quả vẫn không ai chịu nhường ai. Nàng dâu trách mẹ chồng hẹp hòi, xét nét quá còn mẹ chồng thường phàn nàn con dâu không hợp ý mình.
Câu chuyện có vẻ không mới nhưng cũng chưa bao giờ cũ của cô gái L.T sẽ khiến chúng ta vỡ được nhiều điều.
Cô kể: “Mình và mẹ chồng từng có 1 thời gian như 2 người 2 thế giới. Đến mức chồng mình đau đầu quá đề nghị ra ngoài thuê trọ sống cho khỏi va chạm. Thế nhưng đâu lại vào đấy. Tất nhiên bố chồng mình chịu sao nổi lời dị nghị của người ngoài, rằng nhà có mỗi 1 thằng con trai lại để nó đi ở trọ. Tiền mua nhà riêng thì quá xa vời so với điều kiện kinh tế của 2 vợ chồng. Còn việc bố mẹ chồng hỗ trợ 1 khoản thì chắc là chẳng bao giờ có.
Ảnh minh họa
Có thể thời gian đầu làm dâu 2 bên chưa hiểu tính nhau và mình cũng còn quá trẻ nhưng sau khi làm dâu 5 năm mình đúc rút được nhiều kinh nghiệm cho bản thân.
Gần đây nhất, nhà chồng có giỗ ông nội chồng mình. Năm nay lại có bác ở trong miền Nam ra nên mẹ chồng bảo giao hết cho mình phụ trách. Bình thường vào mỗi cuối tháng vợ chồng mình sẽ gửi ông bà 5 triệu tiền đóng góp thức ăn vì bọn mình đều đi làm về muộn, ông bà lại ăn cơm sớm. Ngoài ra mình cũng chủ động mua bán thêm chứ không phải ỉ lại vào số tiền 5 triệu ấy là xong trách nhiệm.
Công bằng mà nói thì cả nhà đều hiểu tính mẹ chồng mình là tiết kiệm, thậm chí có phần căn cơ, tính toán chi li quá nên nhà có công việc gì lớn bố chồng toàn giao cho mình. Nói thế chứ không ai dám góp ý hay yêu cầu mẹ chồng phải sửa đổi hay làm thế nọ thế kia.
Tối trước hôm giỗ, mẹ chồng đang ngồi nói chuyện với bác thấy mình đi qua phòng bà có gọi mình lại rồi đưa 500 nghìn dặn: ‘Con cầm lấy đi chợ, mai có mỗi nhà mình với nhà bác thôi, làm đơn giản 2 mâm là được rồi’.
Video đang HOT
Mình cười đưa lại tiền cho mẹ chồng bảo có thể tự lo được. Chẳng hiểu sao 500 nghìn đó đến sáng mai lại nằm trên mặt bàn phòng mình.
Quả thực trước giờ nhà có giỗ mẹ chồng không làm thế này bao giờ vì đó là trách nhiệm của mình, trừ khi tổ chức to mời đông người.
Đến giờ cúng cơm, bác chồng cứ ngắm nghía mâm cơm rồi khen cháu dâu đảm đang. Lúc cùng phụ bếp với mình thì tờ hóa đơn siêu thị bị rơi ra ngoài. Bác nhặt lên xem con số là 1 triệu 260 nghìn. Mình mải làm cũng chẳng để ý nữa.
Cỗ bàn xong xuôi thì mình nghe bác trách mẹ chồng mình: ‘Thời buổi này mà thím đưa con bé 500 nghìn để làm cỗ thì đi chợ kiểu gì. Thím hay thật, chú kể bao chuyện mà tôi không tin, thím bớt bắt nạt con dâu đi. Nó như thế là quá chu đáo, tháo vát rồi. Phải tôi tôi mua đúng 500 nghìn thực phẩm rồi thím muốn nấu gì thì nấu’.
Ảnh minh họa
Mình nhẹ nhàng vào trình bày: ‘Mẹ ơi hôm qua con đã đưa lại mẹ tiền rồi mẹ còn mang vào phòng con làm gì. Con nghĩ chuyện cũng không có gì to tát ạ, nên con muốn nói vài câu không bác hiểu nhầm ý mẹ con. Thực ra chuyện công việc trong nhà cũng là trách nhiệm của con cái mà bác. Không phải cứ mẹ đưa tiền thì chúng con mới hoàn thành được công việc. Con gửi mẹ lại số tiền không phải vì con chê ít hay có thái độ gì cả mà việc gì trong khả năng chúng con lo được. Chúng con đều trưởng thành cả rồi, không muốn bố mẹ bận tâm những chuyện cỏn con này’.
Không ngờ, sau hôm ấy mẹ chồng mình ‘tiến bộ’ hẳn. Và mình cũng rút ra được chân lý cho bản thân: Nếu cứ dùng sự thâm sâu, ăn miếng trả miếng mà áp dụng với người nhà thì chỉ có mệt mỏi, đau đầu thêm. Hoặc từ sự việc ấy, mình cầm tiền của mẹ chồng và làm 2 mâm cỗ chay để ‘trả đũa’ thì mình chỉ càng hạ thấp giá trị, đạo đức bản thân. Đó là lý do vì sao chồng mình luôn hiểu và đứng về phía mình”.
Quả thực, đây không phải tình huống xa lạ trong cuộc sống nhưng mỗi nàng dâu sẽ có cách ứng xử khác nhau. Nhưng hơn hết, chúng ta nếu muốn có địa vị, có tiếng nói trong nhà chồng thì phải chứng minh mình là người xứng đáng được tôn trọng. Đừng vì những điều vặt vãnh mà phá hỏng các mối quan hệ mà lẽ ra, chúng ta hoàn toàn có thể làm cho nó tốt đẹp hơn.
Bị mẹ chồng chê vụng về vì "có mấy mâm cỗ làm không xong", tôi cứng rắn đáp lại khiến cả nhà bênh vực
Tôi đã rất bực mình từ khi phải tự đi chợ, làm cỗ, nhưng tới lúc bị mẹ chồng chê bai thì mới dám nói ra bức xúc.
Sau khi cưới, tôi ở nhà cùng bố mẹ chồng 2 ngày rồi đi trăng mật, tiếp đó là lên Hà Nội để tiếp tục làm việc. Cứ nghĩ không ở cùng nhau thì cũng chẳng xích mích gì, nào ngờ mẹ chồng tôi ngày nào cũng gọi hỏi thăm từ việc ăn uống, cơm nước cho tới lương lậu, công việc...
Có lẽ tôi và bố mẹ đẻ ít tâm sự, có chuyện gì mới gọi nên bị quan tâm thái quá tôi lại hơi phiền. Song, điều khiến tôi cảm thấy không thích nhất đó là cuối tuần nào mẹ chồng cũng hỏi có về quê không. Nói là hỏi chứ thực ra bà nhắc khéo vợ chồng tôi về quê mới đúng. Nếu một trong hai đứa bận thì bà lại xúi đứa kia về 1 mình. May mà Tuấn - chồng tôi cũng khá bênh vợ, chối đây đẩy bảo cả 2 rảnh mới về.
Thấy không lôi kéo được chúng tôi về quê dịp cuối tuần nếu không có việc gì, mẹ chồng quay sang kiếm cớ bắt 2 vợ chồng về bất kể đám cưới hỏi, ma chay, giỗ chạp xa gần, quan trọng hay không quan trọng. Trong khi nhà chồng cách Hà Nội những 130km, trưa thứ 7 về, chiều chủ nhật chúng tôi lại phải lên thì rất mệt. Tôi thì say xe nữa... Hỏi Tuấn xem trước nhà anh có lệ là phận con cháu phải tham gia đầy đủ những bữa cỗ bàn không mấy quan trọng như thế à, anh lắc đầu: "Mẹ lại nũng đấy, chắc muốn 2 vợ chồng về nên ép thế".
"Em mà rảnh thì chẳng ngại đâu, nhưng về và ở nhà chưa tròn 1 ngày thế mệt lắm. Mà 1 tháng e cũng xin nghỉ thứ 7 một lần thôi chứ, mẹ cứ gọi nheo nhéo thế này, khó xử quá" - tôi phàn nàn.
"Kệ đi, anh sẽ nói chuyện với mẹ. Cuối tuần này vợ chồng mình không về nữa. Đám cưới con nhà bác họ bắn đại bác chẳng tới ấy" - Tuấn động viên tôi.
"Thôi, mình về đi. Chứ giờ anh có chối mẹ cũng nghĩ là do em xúi đấy, bà lại ghét em" - tôi cản chồng.
(Ảnh minh họa)
Tuấn cũng tặc lưỡi, rồi hai đứa thu xếp công việc để cuối tuần ấy về. Mẹ chồng khi gọi thì bảo chúng tôi về đi đám cỗ con nhà bác họ, thế mà khi chúng tôi có mặt ở nhà bà lại đổi giọng: "Mẹ nghĩ lại rồi, đám cỗ ấy để bố con đi đại diện được rồi. Nhưng con dâu cũng ít về, lần này để mẹ làm cơm, gọi mấy bác tới nhà mình thăm con."
Tôi ái ngại: "Mẹ ơi, thôi để bọn con đi thăm các bác".
"Thôi, con say xe thì ở nhà nghỉ ngơi đi. Để các bác qua cũng được" - Mẹ chồng chốt.
Những tưởng bà nói thế tức là tôi sẽ được lên phòng đánh 1 giấc... Thế nhưng "mẹ làm cơm", "các bác qua thăm", "con nghỉ ngơi" mà bà nói lại không phải thế. Tôi vừa chợp mắt được khoảng 15 phút, mẹ chồng đã lên gọi dậy để đi chợ. Bà bảo tất cả rau củ quả bà đã lấy từ vườn nhà, tôi đi mua thịt cá, tự nghĩ thực đơn để làm 3 mâm cỗ mời họ hàng. Tôi sốc.
Tuấn chở tôi đi mà tôi băn khoăn mãi chẳng biết nên nấu gì, làm gì... Cuối cùng, hai vợ chồng chốt lại là đĩa thịt gà luộc, canh măng, bánh đa nem, giò heo, thịt bò xào cần tỏi, thịt ba chỉ quay.
Khi trở về, lại một mình tôi hì hụi nấu nướng, tóc tai rũ rượi, mẹ chồng và cô em chồng thì ở trên nhà cắt hoa, pha trà... Tuấn thì chỉ phụ tôi thịt gà, sau đó cũng bị mẹ chồng sai đi biếu quà bánh cho họ hàng ở tận xa.
Hơn 3 tiếng đồng hồ tôi mới làm xong, họ hàng lúc này đã ngồi kín chiếu trên nhà. Khi Tuấn bê mâm cơm đặt xuống, mẹ chồng lườm tôi, giọng hờn trách: "Có mấy mâm cơm mà làm mãi không xong."
Suốt cả chiều tôi đã bực bội rồi, nhưng không ngờ tới giờ trước mặt họ hàng còn bị mẹ chồng chê, tôi bức xúc quá không nhịn được, nói như khóc: "Mẹ ơi, một mình con từ đi chợ, nấu nướng thì sao nhanh được ạ? Kể là 1 bữa cơm đơn giản cho 4-5 người thì con cũng làm ù là xong, đây 3 mâm cỗ cho 2 chục người đấy ạ. Con cũng chẳng dám nhận là đảm đang, nhưng con nghĩ mình cũng biết san sẻ công việc với các thành viên, con chưa bao giờ để chị dâu ở nhà phải 1 mình làm tất cả mẹ ạ."
Nghe tới đây, bố chồng và chồng lập tức phải lên tiếng để hòa giải. Bởi Tuấn đương nhiên biết tôi đang ấm ức vì mẹ chồng và em chồng chẳng phụ gì. Họ hàng thì hùa vào bảo con dâu trẻ tuổi nấu nướng thế là đảm đang rồi.
Sau bữa hôm ấy, Tuấn cũng nói với bố mẹ rằng công việc của cả hai bận rộn, nếu không phải có việc gì thật sự quan trọng thì 4-6 tuần sẽ về 1 lần. "Con sẽ không về vì mấy cái đám cỗ, đám giỗ bắn đại bác không tới đâu mẹ ạ" - Tuấn tuyên bố. Bố chồng tôi cũng vỗ tay tán thành, chỉ mẹ chồng là tím mặt nhưng không nói được gì nên lặng thinh.
Tuy nhiên, những lần sau chúng tôi cũng chủ động thu xếp công việc để về quê, tôi cũng quà cáp, biếu xén mẹ chồng tiền bạc. Do đó, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng dần dần được cải thiện.
Phúc hay họa đều từ miệng mà ra, phụ nữ khôn ngoan có 4 bí mật này tuyệt đối nên giữ trong lòng Với đàn ông thì mẹ và những người thân chính là những người không bao giờ và chẳng thể nào có thể thay thế được. Vợ dù có được yêu thương, trân trọng cỡ nào thì cũng đừng ảo tưởng chồng cần mình nhất. 1. Kể xấu chồng Đây chính là những điều vô cùng đại kỵ mà thường các bà vợ hay...