Mẹ chồng đòi tiền công giữ cháu 5tr/tháng, con dâu dọa: Giờ không giữ cháu, mai này b.ệ.n.h tự lo
Cô con dâu cho rằng bà nội quá tính toán chẳng khác nào người dưng thì cô cũng sẽ tính lại như vậy. Tuy nhiên cách hành xử của cô bị cho là không phù hợp.
Một người dùng mạng đã chia sẻ mâu thuẫn của cô mẹ chồng vừa xảy ra thời gian gần đây khiến hội chị em không ngừng quan tâm. Theo đó, vợ chồng cô sống chung với bố mẹ chồng trong căn nhà do 2 ông bà dành dụm cả đời xây dựng nên. Công việc của bà là hàng ngày bán rau ngoài chợ, trong đó bố chồng có lương hưu hàng tháng nên chuyện tiền nong của 2 ông bà cũng không quá vất vả. Vợ chồng cô đi làm công nhân, lương tháng 16 triệu nhưng mọi chi phí lặt vặt trong nhà đều do tiền của vợ chồng cô chi trả.
Nay có thêm con nhỏ, cô muốn gửi bé cho nội chăm khoảng 1 năm nhưng bà tỏ ý không chịu khiến cô bức xúc. Cô còn cho rằng, nếu bà không trông cháu thì mai này ông bà có bệnh tật gì vợ chồng cô sẽ không quan tâm. Câu chuyện cũng chẳng phải to tát gì, nhưng rõ ràng chúng đã trở nên căng thẳng hơn rất nhiều khi 2 người phụ nữ bất đồng và chưa tìm được hướng giải quyết. Câu chuyện cụ thể như sau:
“Vợ chồng tôi làm công nhân ở khu công nghiệp, lương cả hai được 16 triệu/tháng, nếu chịu khó tăng ca thêm giờ thì được thêm vài triệu.
Chúng tôi ở chung với bố mẹ chồng. Mẹ chồng tôi bán rau ngoài chợ, bố chồng có lương hưu. Ông bà tiết kiệm xây được căn nhà 2 tầng khang trang. So với hàng xóm xung quanh, gia đình tôi có thu nhập ổn định, chi tiêu không phải quá căn ke, chắt bóp.
Từ ngày tôi về làm dâu, mẹ chồng khoán trắng cho tôi việc chi tiêu trong nhà. Bà nói thẳng, tiền chạy chợ hàng ngày chẳng đáng là bao, bà để làm sổ tiết kiệm dưỡng già, phòng khi đau ốm không phải phiền các con.
Bố chồng đưa cho tôi mỗi tháng 1 triệu để đỡ tiền điện, nước. Tháng hè không đợi tôi kêu ca, ông đưa thêm 500 nghìn nhưng tôi khéo từ chối để ông không phải nghĩ ngợi.”
Ảnh minh họa, nguồn k.sina.cn
“Tôi sinh con trai đầu lòng, ông bà nội rất vui mừng có cháu đích tôn.
Video đang HOT
Nửa tháng nữa, tôi phải đi làm nên vợ chồng tôi nhờ ông bà nội trông cháu. Chúng tôi mong bà nghỉ bán rau ngoài chợ khoảng 1 năm, đợi cháu cứng cáp đi lớp thì bà tiếp tục đi chợ.
Như thế, vợ chồng tôi sẽ đảm nhiệm hết việc chi tiêu ăn uống của cả nhà, mỗi tháng biếu ông bà 3 triệu, coi như bà vẫn có khoản tiết kiệm như lúc đi chợ. Vậy mà bà nội bảo, vợ chồng tôi đưa 3 triệu là quá bèo bọt, không ghi nhận công sức của ông bà.
Bà nội nói, ở nhà trông cháu rất mệt mỏi và bí bách, bà muốn vợ chồng tôi mỗi tháng đưa 5 triệu. Bà kể chuyện bà An lên thành phố trông trẻ thuê, được bao ăn uống đầy đủ, lương tháng 6 triệu mà chủ nhà còn biếu xén đủ thứ để lấy lòng.
Nghe mẹ chồng nói vậy, tôi thấy chua chát và bức xúc quá. Bà tính toán rạch ròi như vậy có khác gì người dưng. Hàng xóm xung quanh, ông bà nào chả ở nhà trông cháu, làm gì có chuyện tính công sá như vậy.
Bà nội còn kể lể chuyện ngày xưa quanh năm đồng ruộng, con 4 tháng đã đi gửi trẻ vậy mà các con đều lớn khôn hết. Bà chán cái cảnh ‘trẻ trông con, già trông cháu’ và chỉ thích đi chợ kiếm đồng ra đồng vào, gặp gỡ bạn chợ mỗi ngày.
Tôi đành phải nhờ vả bà ngoại trông cháu. Mẹ tôi đồng ý ngay mà không đòi hỏi bất cứ đồng tiền nào. Mẹ bảo, vợ chồng tôi còn vất vả, mẹ sẽ nghỉ làm một năm để hỗ trợ trông nom cháu.
Khi sắp đặt chuyện trông con êm xuôi, tôi vô tình nghe được bà nội cu Tôm trò chuyện với bà hàng xóm bên cạnh. Bà nói chẳng việc gì phải ôm cháu 1 năm, suốt ngày bỉm sữa, giường chiếu bẩn thỉu, cháo lão đi rong khắp làng. Bà phải nói vống lên, lấy công 5 triệu để con dâu mang cháu về bên ngoại.
Từ xưa đến nay, ‘cháu bà nội, tội bà ngoại’, cứ thế mà làm. Bà ngoại thằng Tôm cùng xã, tội gì không tận dụng.
Tôi nghe chuyện mà thấy vô cùng bức xúc. Bà tính toán chi li không muốn đỡ đần con cái lúc này thì sau bà ốm đau, tôi cũng mặc kệ. Ngay tháng sau, tôi sẽ nói ông bà đóng góp tiền ăn 2 triệu vì thực phẩm đắt đỏ, tôi không đủ sức cáng đáng.
Có chị em nào có mẹ chồng như tôi không? Bây giờ tôi bảo bố mẹ đóng góp tiền ăn thì có quá đáng không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên.”
Ảnh minh họa, nguồn m.weibo.cn, unicef.cn
Ngay dưới bài tâm sự là rất nhiều ý kiến của người dùng mạng gửi đến cô con dâu. Trong đó, không ít người cho rằng việc sinh con và nuôi con chính là trách nhiệm của mỗi bà mẹ, không thể đặt chúng lên vai của người khác. Mẹ chồng hoàn toàn có quyền từ chối, không ai có thể khiển trách bà ấy. Cả đời vất vả vì con rồi, giờ còn chút tuổi già sao không được quyền làm những gì mà bản thân thấy thích chứ? Vả lại trông đứa trẻ cũng chẳng phải chuyện dễ dàng, người già lo cho mình chưa xong sao lo được cho cháu? Việc này xuất phát từ sự tự nguyện, đâu thể bắt ép được?
Bên cạnh đó cũng có vài ý kiến cho rằng người mẹ chồng có cách hành xử chưa đúng. Vì dẫu sao cũng là người chung một nhà không nên quá tính toán thiệt hơn. Trông cháu để con trai và con dâu yên tâm thì là việc nên làm. Và nếu không muốn trông cháu, bà cũng không nên có những lời nói gây tổn thương con dâu như vậy.
Thật ra câu chuyện cũng chẳng có gì to tát, chỉ là cô con dâu thật sự chưa biết cách dàn xếp ổn thỏa mà thôi. Cô có lý lẽ của mình, nhưng cũng phải suy nghĩ cho người khác. Không thể con mình sinh ra lại bắt mẹ chồng phải chăm sóc, dù có tiền công hàng tháng nhưng điều quan trọng là bà muốn được tự do làm điều mình thích, gặp gỡ bạn bè hằng ngày. Cô nên hỏi ý kiến của mẹ chồng và tôn trọng sự lựa chọn của bà thay vì trách móc và trả đũa bà bằng cách thu tiền ăn hàng tháng vào thời gian tới.
Ảnh minh họa, nguồn Thế giới trẻ
Vả lại trước khi trách móc bà, cô con dâu cũng nên nghĩ lại xem nhờ đâu mà mình có nhà để ở khỏi phải chịu cảnh nhà thuê? Nếu không có bố mẹ chồng cho ở nhờ chắc hẳn hàng tháng vợ chồng cô phải tốn kém một khoảng không ít cho việc chi trả tiền nhà. Nay được ở miễn phí lại còn hăm he thu tiền ăn của bố mẹ, còn dọa mai này mẹ chồng có ốm đau cũng mặc kệ. Phận làm con sao không nghĩ đến công ơn cha mẹ mà chưa gì đã tính toán kể lể như thế?
Thôi thì trước khi sinh con, các cặp đôi nên tạo cho mình một kế hoạch chi tiết nhất. Trong đó, nếu có ý định nhờ ông bà nội hay ngoại chăm sóc thì cũng nên hỏi ý kiến của họ trước chứ không phải sinh xong rồi giao phó cho họ.Đến khi họ không nhận thì la toáng lên, than trách các thứ. Sinh đứa con ra, nuôi lớn lên là cả một hành trình rất dài, ở đó các ông bố bà mẹ phải chuẩn bị về tinh thần, tài chính và cả trách nhiệm của mình. Còn nếu chưa sẵn sàng, thì cũng đừng nên vội.
Chồng mất 5 năm, đúng hôm giỗ thì có chàng trai giống hệt anh vào thắp hương rồi nói câu này khiến cả nhà kinh hãi
Cậu trai trẻ đó có khuôn mặt, ngoại hình giống hệt chồng tôi lúc trẻ. Cậu ta khiến cả nhà kinh hãi tưởng chồng tôi "về", người tái mặt khấn vái lia lịa, người bỏ chạy vì hết hồn hết vía.
Chồng mất sớm cách đây 5 năm vì đột quỵ, anh ra đi không một lời trăn trối hay từ biệt gì với tôi và các con. Cho đến bây giờ nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi ngoai trong tôi. Hai vợ chồng đẻ được 2 cô con gái, chúng lấy chồng có con hết cả rồi. Một mình tôi với mẹ chồng hơn 80 tuổi ở trong căn nhà 3 tầng lạnh lẽo buồn đến ảm đạm.
Các con sợ tôi cô đơn nên động viên đi bước nữa, nhưng hơn 50 tuổi rồi tôi cũng chẳng thiết tha gì chuyện đến với ai. Tôi vẫn còn yêu, nặng lòng với chồng quá cố lắm. Tôi đi lấy chồng ai thờ cúng, hương khói cho anh đây? Rồi ai là người chăm mẹ chồng, chẳng lẽ để con gái bà về chăm sao? Nhà không có con trai, tôi không thể bỏ mẹ chồng đi chỉ vì muốn có người an ủi, đỡ đần mỗi ngày được.
Hôm nay tròn 5 năm ngày chồng mất, tôi mở mang mời họ hà ng đến dự. Làm 10 mâm cỗ, mọi người quây quần đông đủ vậy mà lúc đang cúng thì bất ngờ có vị khách không mời mà đến. Cậu trai trẻ đó có khuôn mặt, ngoại hình giống hệt chồng tôi lúc trẻ. Sự xuất hiện của cậu ta khiến cả nhà kinh hãi tưởng cứ ngỡ chồng tôi "về".
Bất chấp ánh mắt dò xét của mọi người, cậu ấy vào thắp hương khấn chồng tôi đoàng hoàng rồi quay ra thưa chuyện: "Cháu là Dũng - con trai của bố Long (chồng tôi). Cháu là con riêng của bố, nay cháu về đây để nhận họ hà ng và thừa kế tài sản của bố ạ" . Chưa gì cậu ta đã nói câu đó khiến cả nhà tôi sững sờ. Chồng ngoại tình để kiếm con trai và giờ thì cậu ấy về đây để chiếm tài sản ư? Không bao giờ!
Hai đứa con tôi phản đối, đuổi thằng bé đó ra khỏi nhà. Mẹ con tôi không chấp nhận dù nó có là con ruột của chồng thật đi chăng nữa. Cậu ta kể, mẹ mới mất được 2 tháng, trước lúc mất bà đã tiết lộ bố cậu là ai và cho địa chỉ nhà tôi. Trước đây chồng tôi và mẹ cậu ta có quan hệ tình cảm, nhưng sau khi cô ta có bầu thì cả 2 chấm dứt không gặp lại nhau nữa.
Bất ngờ có thằng cháu đích tôn về nhận họ hà ng, mẹ chồng tôi mừng rơi nước mắt vì nhà không tuyệt tự. Mẹ bảo tài sản của chồng tôi sẽ để lại hết cho thằng Dũng - nó là con trai độc nhất, cháu đích tôn nên có quyền được hưởng. Bà nội muốn bù cho nó, các bác, anh em trong họ nhà chồng cũng đồng thuận với ý kiến mẹ chồng tôi đưa ra.
Hai vợ chồng tôi yêu nhau, giao kèo không có bí mật gì vậy mà 20 năm về trước anh đã giấu tôi ngoại tình, làm điều sai trái. Và đến hôm nay, anh mất rồi mà đứa con rơi của anh lại tìm về đòi thừa kế toàn bộ tài sản, muốn đẩy tôi ra khỏi nhà. Không đồng tình và chấp nhận đứa con rơi đó, tôi kiên quyết không cho nó về đây sống hay chia bất cứ phần tài sản nào. Thế nhưng cả nhà chồng tôi phản đối, họ nói tôi không có quyền quyết định.
Thằng bé đó đang được lòng nhà chồng, còn 3 mẹ con tôi thì như người thừa trong gia đình này. Người mất thì mất rồi chẳng thể trách được nữa, nhưng hành động từ con riêng của chồng tôi không chấp nhận được. Theo mọi người tôi có nên thuận theo sự sắp xếp của nhà chồng để được bình yên, hay kiên quyết giữ tài sản và chia cho 2 đứa con gái?
Còn chưa hết cữ, ngày nào hàng xóm cũng vác cháu sang chơi rồi nhỏ to "làm đứa nữa đi", mẹ chồng hỏi 1 câu chặn họng được bà ấy Tôi còn vừa sinh con xong mà bà hàng xóm đã thúc giục tôi sinh đứa nữa. Vì không muốn mất lòng nên tôi chỉ lảng khéo, phải tới khi mẹ chồng tôi lên tiếng mới chặn họng được bà ấy. Tôi về làm dâu nhà Khang được 4 năm rồi, ngần ấy thời gian cũng chẳng thiếu chuyện to chuyện nhỏ xích...