Mẹ chồng đòi làm… ô sin lương khủng
Chị Thanh tưởng mẹ chồng nói đùa khi bà bảo: “Thuê ô sin làm gì, để tao làm cho, trả tiền công xứng đáng là được”.
Mắc kẹt với “ô sin” mang tên mẹ chồng
Câu chuyện oái oăm của chị Thanh, kể ra cứ như chuyện bịa. Chị vừa mang tiếng cậy đồng tiền bóc lột mẹ chồng, vừa mất tiền và mất cả tự do, mọi việc trong nhà không có điều gì được như ý, kể từ ngày mẹ chồng đòi làm… ô sin cho nhà chị.
Trong lần Thanh về thăm mẹ chồng trước lúc nghỉ sinh con, khi biết Thanh có ý định thuê giúp việc, bà nói: “Thuê ô sin làm gì, để tao làm cho, cứ trả tiền công xứng đáng cho tao là được”. Thanh và chồng cười vang, dĩ nhiên họ nghĩ mẹ chồng nói đùa. Chị nói: “Mẹ mà làm thì tiền công bao nhiêu cho xứng được, con chả dám”. Mẹ chồng nói: “Ừ, biết là thế, nhưng tao lấy rẻ thôi. Có điều con chúng mày lớn lớn một chút thì tao mới làm”.
Chuyện cũng qua, Thanh thuê giúp việc như thường. Cho đến khi con được tuổi rưỡi, một hôm mẹ chồng kéo vali quần áo đến thật. Bà bảo đuổi cô bé ô sin đi được rồi, từ giờ bà sẽ quán xuyến hết, con cái nhà cửa giao hết cho người ngoài làm sao tin tưởng nổi. Thanh hết hồn “hội ý” với chồng, anh bảo mẹ muốn ở với chúng mình vì không hợp chị dâu, thôi có bà càng đỡ đau đầu chuyện ô sin.
Không ngờ, hôm sau mẹ chồng đặt thẳng vấn đề luôn: “Nghe nói giúp việc cao cấp kiếm quản gia như tao trong Sài Gòn lương cả chục triệu, nhưng tao chỉ lấy 5 triệu thôi, tiền trả mỗi đầu tháng, hai vợ chồng chỉ ăn rồi đi làm, mọi việc không phải nghĩ”. Biết tính mẹ chồng đã nói đến tiền là không bao giờ thiếu nghiêm túc, Thanh sốc, và chồng cô an ủi trong phòng riêng: “Em cứ coi như biếu mẹ đi, sẽ thấy hợp lý”.
Mẹ chồng chứng tỏ mình “xứng đáng đồng tiền bát gạo” bằng việc nắm hết mọi việc trong nhà. “Bà quả thật vừa là ô sin cao cấp, vừa là quản gia, nhưng cũng vừa là quản ngục luôn”, Thanh than thở.
Nói ô sin cao cấp là vì bà chỉ làm hai việc có tính chuyên môn cao như đi chợ, nấu ăn, còn tất tần tật việc khác Thanh vẫn phải làm. Mẹ chồng bảo bà trông cháu là chính, nhưng thực ra đến ở được vài hôm bà đã gửi cháu vào nhà trẻ tư gần nhà, chỉ phải đón và cho cháu ăn trước khi giao trả Thanh lúc chị đi làm về. Là quản gia, bà nắm hết quyền quyết định mọi việc trong nhà, Thanh không được ý kiến ý cò gì hết.
“Mẹ chồng yêu cầu tôi đưa tiền chợ nhiều gấp đôi con số tôi vẫn chi trước đây, nhưng chẳng bữa nào tôi nuốt nổi. Bà mua đồ ăn hoàn toàn theo khẩu vị của con trai bà, những món tôi thích thì có gợi ý, đề nghị đến gãy lưỡi bà cũng lờ đi, nếu tôi tự mua thì bà dỗi, bà bảo tôi muốn cạnh khóe bà cầm tiền mà không mua đủ đồ ăn”, Thanh kể khổ.
Việc ăn uống, ngủ nghỉ, chơi bời, thuốc thang của em bé, mẹ chồng cũng nhất nhất bắt làm theo ý bà, dù nhiều khi Thanh thấy rõ là không hợp lý. “Ngoài ra, mẹ chồng cũng kiêm luôn chức quản ngục, may mà bà không tính tiền công cho chức vụ này”, Thanh nói. “Bà canh chừng tôi từ giờ giấc đi về đến chuyện mua sắm đồ đạc, váy áo”.
Video đang HOT
Nhưng cái làm Thanh ức nhất là mẹ chồng luôn kể khổ với mọi người rằng bà phải nai lưng ra hầu hạ vợ chồng con cái chị, khiến họ hàng cứ nghĩ Thanh đang bóc lột mẹ chồng. Mỗi lần về quê, chị phải nghe các bà cạnh khóe, mắng vốn mà không thể mở mồm ra nói sự thật vì nói ra kiểu gì cũng thành con dâu “mất dạy”.
Chị đang ngày đêm chờ cơ hội và nghĩ mưu kế để chấm dứt cái “hợp đồng lao động bất bình đẳng” này, nói đúng ra là sa thải ô sin cao cấp mang tên mẹ chồng.
Bắt con dâu trả tiền thuê nhà, tiền trông cháu
Vì nhà chồng không mấy rộng rãi, lại quá xa nơi làm việc của hai vợ chồng nên khi chuẩn bị cưới, Giang đề xuất mua trả góp một căn hộ mini để sống riêng. Nhưng vì bố mẹ chồng kiên quyết yêu cầu sống chung nên cô cũng vui vẻ chấp thuận, dù sao ông bà cũng chỉ có mỗi một đứa con trai.
Giang thấy thoải mái khi mẹ chồng nói, đã sống chung thì tiền nong cứ phải rõ ràng, hai đứa cứ đóng tiền sinh hoạt cho mẹ một cục, điện nước internet gì cũng vào đó hết. Giang nghĩ, tuy vợ chồng cô chỉ ăn một bữa tối ở nhà nhưng đưa xông xênh cho mẹ một chút cũng chẳng thiệt gì. Quả thật, mẹ chồng hài lòng về số tiền mà con dâu đưa.
Nhưng không biết vì thói đời mẹ chồng nàng dâu không thể “cơm lành canh ngọt” với nhau, hay vì mẹ chồng có những căng thẳng về tiền bạc mà càng ngày, bà càng hay cấm cảu với Giang và kêu ca chuyện tiền, khiến Giang thỉnh thoảng phải biếu thêm mẹ chồng để bà vui.
Mẹ chồng có ý định cho thuê nửa ngoài tầng một để người ta làm chỗ bán hàng để có thêm 3 triệu đồng một tháng, nhưng nhà trong hẻm ngoằn nghèo bé tí nên chẳng ai thuê, hoặc trả giá bèo. Bà bèn bảo vợ chồng Giang: “Để không cũng phí, hay con mua mấy thứ bánh kẹo, bim bim, đồ tạp phẩm về bán, cũng túc tắc kiếm vài đồng”. Giang nói cô đi làm, bán thế nào được thì mẹ chồng bảo để bà ở nhà bán hộ. Chồng cô muốn mẹ vui, đồng ý ngay.
Thế là hai vợ chồng bỏ tiền mua hàng, mua tủ về cho mẹ bày bán. Mẹ chồng bảo bà chỉ làm giúp cho con, hằng ngày bán chác thế nào đều đưa sổ cho Giang xem.
Không ngờ vài tháng sau, nhân khi cáu bẳn chuyện đánh rơi tiền, bà nói: “Con cái nhà này thật tệ. Người ta thì xây nhà cao cửa rộng cho bố mẹ ở, đây đã chẳng được thế lại còn ở nhờ, bố mẹ già còn phải nhường cho cả toilet, lại còn chịu chật chội cho nó mở quán bán hàng. Cái thân tôi đã bán hàng không công cho nhà nó rồi, chí ít nó cũng phải trả tiền thuê cửa hàng cho tôi chứ”.
Hai vợ chồng há hốc mồm. Giang tức quá bảo với chồng ngay sáng mai dẹp hết không bán chác gì nữa, nhưng chồng bảo: “Vụ bán hàng ấy chính mẹ đòi làm, mẹ đâu có muốn dẹp. Ý mẹ là muốn mình đưa tiền. Bà đã cần thì đẳng nào mình chẳng phải đưa”.
Vì thế, chồng Giang ra nói với mẹ là sẽ trả mẹ tiền thuê “cửa hàng”. Bà tươi nét mặt bảo: “Lẽ ra chúng mày ở đây phải trả tiền thuê nhà cho mẹ nữa, nhưng mẹ cho ở miễn phí, chỉ lấy tiền thuê cửa hàng thôi, 5 triệu một tháng nhé”.
Giang lại đực mặt ra lần nữa, vì lời lãi của cái “cửa hàng” chỉ bán vài thứ linh tinh ấy còn lâu mới được 5 triệu mỗi tháng, và thực ra lãi lời lâu nay mẹ chồng vẫn tùy nghi sử dụng. Cô hiểu rằng mẹ chồng thấy hai vợ chồng lương lậu cũng khá nên tìm cách “điều chỉnh” bớt.
Rồi Giang có con. Mẹ chồng không cho thuê giúp việc vì nhà chật, bà nói sẽ đảm nhiệm việc trông trẻ khi Giang đi làm. Cô kể: “Tôi đang nghĩ bụng, xung phong trông cháu, không biết có đòi tiền công không đây, thì y như rằng, bà nói ráo hoảnh, bố mẹ mày trả bà mỗi tháng 3 triệu tiền ô sin nhé, ô sin ngoài làm như mèo mửa mà còn chặt chém giá cao hơn cơ. Thực sự là em hết chịu nổi”.
“Thà rằng bà cứ thẳng thắn là bà cần tiền, chúng mày phải giúp mẹ bao nhiêu đó, đằng này bà lại ra vẻ không cần nhờ đến con cháu, là con cháu đang ăn bám bà, bà tính tiền theo kiểu sòng phẳng đến phát sợ, mà thực ra đâu có sòng phẳng vì &’dịch vụ’ của bà là bắt buộc phải sử dụng, mức giá bà tự áp đặt, vô lý đến mấy chúng tôi cũng phải nghe”, Giang ấm ức.
Cô cho biết đang cứng rắn đòi chồng ra ở riêng, thà mỗi tháng đưa biếu mẹ một số tiền lớn cũng sẽ không ức chế như thế này. Quả thật, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn dĩ đã “lắm chuyện”, nên thật dễ hiểu khi nó trở nên “hết chịu nổi” do liên quan đến một dạng mâu thuẫn siêu nhạy cảm, đó là đồng tiền.
Theo Xzone
Choáng váng khi biết được sự thật về công việc và lương khủng của vợ tôi
Chưa dừng lại ở đó, khi mở phong bì lương của vợ anh như chết ngất đi, lương vợ anh mỗi tháng 35 triệu đồng.
Yến và chồng cưới nhau được 9 năm nay, cuộc sống gia đình Yến khá hạnh phúc. Ai nhìn vào cũng trầm trồ khen ngợi vợ chồng Yến đôi lứa xứng đôi. Không chỉ được về hình thức mà cái nết ăn nết ở của hai vợ chồng Yến cũng chẳng ai chê được điểm gì.
Ngày ngày ngoài việc cơ quan 8 tiếng, Yến lại đầu tắt mặt tối lo hết việc trong gia đình, nào là việc chăm chồng, chăm con. Đôi khi cô còn chẳng có chút thời gian làm đẹp cho bản thân nữa. Chồng Yến vốn làm kinh doanh cho một công ty tài chính, anh cũng bận nên đi suốt. Tối về lại nằm bắc chân xem ti vi, hôm nào tinh thần thoải mái, anh mới trông con giúp Yến.
Đôi khi Yến cảm thấy mình không khác gì &'siêu nhân' cô làm việc thoăn thoắt, nhưng có hôm vẫn bị chồng mắng là chậm chạp. Yến vẫn nhớ những điệp khúc quen thuộc của chồng mình là "Có mỗi cái việc rửa bát mà cũng lâu", "nấu món gì mà lâu thế em ơi, anh sôi cả bụng lên rồi đây",...
Chồng Yến là thế, anh cứ cậy mình là người gánh vác cả gia đình nên có quyền bắt tội vợ. Mỗi tháng anh đưa Yến vị chi là 5 triệu tiền ăn; 2 triệu tiền tiêu vặt và 2 triệu tiền đút sổ tiết kiệm. Anh cứ nghĩ như thế là đủ, là quá thoải mái lắm rồi. Không ít lần anh tự vỗ ngực mình hào phóng hơn nhiều anh chồng không đưa cho vợ một xu nào.
Yến đã quá quen với "định mức lương' mỗi tháng của chồng cô cũng chẳng có gì kêu la phàn nàn cả. Bởi Yến biết có kêu thu nhập chồng cô vẫn thế. Nhưng đó là suy nghĩ của Yến, chồng cô đâu có biết rằng mỗi tháng còn có những khoản như tiền học của con, tiền sữa cho con,...Chưa kể những khoản phát sinh khác.
Vì thế, Yến vừa tất tả việc nhà, vừa ôm đồm việc cơ quan. Người ta có thời gian đủng đỉnh, nghỉ ngơi đi đâu đó, nhưng Yến lại phải cày năng suất gấp đôi. Mỗi tối khi chồng con chìm vào giấc ngủ, mình cô vẫn ngồi đó với chiếc máy tính và những bản thiết kế nhận làm thêm. Cô nghĩ "Có cố mới đủ tiền nuôi con được".
Cũng chỉ vì gồng mình như thế mà một ngày Yến lăn ra ốm. Khi đó, chồng Yến mới thấu rằng, vai trò của vợ rất quan trọng. Suốt mấy ngày chăm vợ, chăm con chồng Yến dần nhận ra bao năm qua anh đã đối xử quá đáng với vợ mình. Nhìn vợ gầy tong teo, anh bỗng cảm thấy nghèn nghẹn.
Trước đây, mỗi lần anh ốm vợ anh một tay vợ chăm sóc, lo lắng quán xuyến hết việc nhà. Không chỉ vậy, cô ấy vẫn có thời gian nấu nướng đầy đủ, tẩm bổ cho anh món này món kia. Nhưng rồi, giờ đây khi vợ ốm, anh chỉ biết mua cháo ngoài hàng. Khi Yến nói thèm ăn cháo nhà nấu, anh mới nhận ra "nấu nướng khó biết nhường nào".
Anh giặt giũ, tắm rửa cho con cũng đã ngốn tới mấy tiếng đồng hồ. Tối tối, anh mệt tới mức không thể ngồi xem ti vi được nữa. Con lại đòi chơi, anh cũng không đủ bình tĩnh nói nhẹ nhàng một câu. Anh cáu kỉnh với chúng...Và anh chợt nhận ra, Yến thật giỏi chịu đựng khi dạy con, cô ấy có mệt đến đâu vẫn luôn tươi cười nhẹ nhàng với chồng và con.
Yến biết chồng mệt, nhưng cô cũng không biết làm cách nào ngoài việc cố gắng ăn nhiều để chóng khỏe. Cô cũng không ngừng động viên chồng chăm con khiến anh vô cùng bối rối.
Chiều nay, khi chị kế toán và mấy em cơ quan Yến qua chơi, nhân tiện gửi lương tháng trước cho cô. Yến vừa uống thuốc mệt quá nằm ngủ thiếp đi, chồng Yến tiếp đón khách thay vợ. Cũng vì thế anh mới hay rằng vợ anh đâu phải là cô nhân viên quèn như anh hay mắng mỏ mà vợ anh là cô trưởng phòng kinh doanh của mấy chục con người.
Không chỉ thế vợ anh còn là nhân vật rất quan trọng trong công ty mà ai cũng quý, cũng yêu "Sếp Yến nghỉ công ty khốn khó lắm. Công việc kinh doanh mấy hôm nay đang lao đao vì không có hợp đồng". Chưa dừng lại ở đó, khi mở phong bì lương của vợ anh như chết ngất đi, lương vợ anh mỗi tháng 35 triệu đồng. Thế mới nói, chỉ sau 9 năm, vợ chồng anh mới có nhà chung cư ở, thậm chí vợ còn tính chuyện mua xe ô tô đưa đón con đi làm.
Giờ anh mới hay thời gian qua anh đối xử với vợ mình thậm tệ quá, anh luôn miệng chê bai cô ấy. Hễ cô ấy "phạm lỗi" dù rất nhỏ, anh đều cáu kỉnh ra mặt. Anh luôn gân cổ lên cho rằng "Tôi là lao động chính trong nhà"; "Cô liệu mà chi tiêu cho nó hợp lý nghe chưa",.... Anh cứ nghĩ mỗi tháng anh đưa cho vợ 9 triệu là to tát lắm rồi.
Mấy hôm vợ ốm, anh chợt nhận ra những khoản chi tiêu như bỉm sữa của các con cũng đã tốn lắm rồi, thế mà anh đâu có hiểu rằng để lo đủ cho 4 miệng ăn trong gia đình, vợ anh vẫn phải gồng ghánh lo toan hết. Không chỉ thế để cho chồng vui cô ấy đã luôn giấu kín sự thật về công việc cũng như lương bổng để anh không phải mất mặt,...
Anh cảm thấy xấu hổ vô cùng, suốt 9 năm qua anh luôn tỏ ra mình là người quan trọng là trụ cột trong gia đình. Nhưng anh đâu biết rằng chính vợ anh mới là người vun vén, là người lo toan hết mọi thứ để gia đình này luôn hạnh phúc ấm êm.
Theo Người đưa tin
Chồng lương tháng 40 triệu vẫn ngửa tay xin vợ tiền thuê nhà Thủy không nghe thấy gì vẫn thao thao bất tuyệt. Cô không cầm được nước mắt khi mỗi lời cô nói, nước mắt cứ chực rơi ra. Nỗi đau đớn uất nghẹn nín nhịn bấy lâu giờ không kiềm chế được. Thủy vốn là cô sinh viên Hành chính, chưa kịp tốt nghiệp cô đã "theo chồng bỏ cuộc chơi" giữa chừng. Khi...