Mẹ chồng đòi lại vàng cưới và hành động không ngờ của cô dâu khiến mọi người tròn mắt kinh ngạc
Tôi đã đọc và tìm hiểu nhiều câu chuyện về việc mẹ chồng đòi lại vàng cưới nhưng tôi không ngờ rằng chính tôi lại phải trải qua cảm giác đó trong ngày thành hôn của mình.
Tôi và anh quen nhau từ thời hai đứa còn là sinh viên. Do cùng hoạt động bên đoàn nên dần dà cả hai có tình cảm với nhau. Ban đầu chỉ là tình cảm anh em bình thường nhưng chẳng hiểu tự bao giờ cả hai gắn bó với nhau, thân thiết rồi yêu nhau lúc nào không hay. Quãng thời gian sinh viên ấy cũng là lúc chuyện tình cảm của chúng tôi tốt đẹp và hạnh phúc nhất. Cả hai cùng giúp đỡ nhau ngày càng tiến bộ hơn trong học tập cũng như trong các hoạt động của đoàn trường, thậm chí là những lúc đi làm thêm. Dường như có anh tôi có thêm động lực vượt qua khó khăn, giông bão mà không nề hà điều gì.
Tôi và anh yêu nhua từ thời sinh viên – Ảnh minh họa: Internet
Thế rồi hai đứa ra trường và đi làm. Sau khi đi làm được hai năm cả hai đã có sự nghiệp, công việc ổn định thì anh cầu hôn tôi:
- Em biết không anh đã đợi ngày này từ lâu lắm. Anh yêu em và muốn trọn đời này được cùng em chung bước, cùng nhau chia sẻ đắng cay, ngọt bùi để gây dựng hạnh phúc. Em đồng ý đi cùng anh bước tiếp trên quãng đường còn lại chứ?
Trước tấm lòng của anh tôi ngập tràn sung sướng và hạnh phúc. Cái gật đầu bẽn lẽn của tôi khiến anh òa lên vui mừng mà ôm tôi thật chặt. Dường như lúc đó cả hai như được sống trọn cho nhau, cùng hạnh phúc, cùng hân hoan hứa hẹn cuộc sống tương lai sau này.
Sau ngày anh cầu hôn 1 tuần thì anh dẫn tôi về ra mắt gia đình. Bố mẹ anh là dân kinh doanh nên kinh tế giàu có, khá giả chứ không như nhà tôi bố mẹ đều thuần nông nên hoàn cảnh vẫn còn khó khăn. Khi mẹ anh hỏi gia cảnh, biết hoàn cảnh nhà tôi mẹ anh tỏ thái độ không vui. Trong lúc tôi phụ giúp mẹ anh nấu cơm thì bà đã nói thẳng với tôi:
- Bác cứ nghĩ thằng Tuấn nhà bác được học hành tử tế, đàng hoàng thì phải có con mắt nhìn người chứ. Ai dè…
- Dạ, bác nói vậy ý là gì ạ, cháu không hiểu?
- Nhà bác cũng chẳng phải là giàu có gì đâu nhưng quan niệm của bác ấy dù thằng Tuấn có lấy vợ thì vợ nó cũng đừng hòng moi một đồng của nhà bác.
Video đang HOT
Mẹ anh luôn dò xét, chỉ trích tôi – Ảnh minh họa: Internet
Mẹ anh nói vậy tôi sững người vì dù sao đây cũng chỉ là ra mắt lần đầu mà mẹ anh đã dè chừng, cảnh báo tôi như vậy. Tôi không biết sau này về làm dâu thì sẽ sao nữa. Tôi có nói với anh thì anh nắm chặt bàn tay tôi và nói:
- Mẹ anh nói thì nói vậy thôi chứ thương con cháu lắm. Em đừng lo mọi chuyện sẽ ổn cả thôi. Đã có anh bên cạnh em rồi.
Được anh động viên tôi lại vững tin cùng anh thực hiện lời hứa bên nhau xây dựng hạnh phúc.
Trong thời gian đợi ngày cưới tôi thường xuyên qua nhà anh hơn để gặp mặt, làm quen với mọi người. Trái với sự niềm nở của bố, anh chị em nhà anh thì mẹ anh lại khác. Bà luôn để ý tôi từng tý một. Hễ có làm điều gì không vừa lòng là bà lại lôi ra để chỉ trích, nói tôi đủ điều.
Thế rồi công tác chuẩn bị đám cưới cũng diễn ra, nhưng mọi vấn đề từ việc gặp mặt gia đình, chụp ảnh cưới, tổ chức lễ cưới, trang phục cưới… đều do một tay mẹ anh lo liệu. Bà nói làm như thế để gia đình nhà bà không bị mất mặt, với lại nhà tôi nghèo hèn như thế thì bà cũng chỉ làm cho đủ thủ tục chứ chẳng cần dườm dà gì. Tôi khá buồn vì mẹ anh có thành kiến với gia đình tôi nhưng được anh động viên tôi càng có thêm động lực hơn để sánh bước bên anh.
Mẹ chồng đòi lại vàng cưới khiến tốc tức giận – Ảnh minh họa: Internet
Trong ngày cưới khi mẹ chồng lên trao vàng cho con dâu, bà ghé vào tai tôi và nói: “Tôi trao vàng cho phải phép thôi chứ không phải để cho cô đâu. Cưới xong cô tháo ngay số vàng này trả tôi nghe chưa? Đã đũa mốc còn đòi chòi mâm son.”
Tôi không ngờ mẹ chồng đòi lại vàng cưới ngay cái thời khắc thiêng liêng này. Thế là bao nhiêu ấm ức, bao uất nghẹn dồn nén bấy lâu khiến tôi không thể im lặng mãi. Ngay lập tức tôi tháo hết chỗ vàng trả lại mẹ chồng và tuyên bố hủy đám cưới trước sự kinh ngạc của mọi người. Mặc cho anh níu kéo, mặc bố mẹ can ngăn tôi vẫn không thay đổi quyết định. Thà tôi đau bây giờ và còn rất yêu anh nhưng nếu tôi cứ cố chấp bước vào cuộc hôn nhân này có lẽ tôi sẽ phải khổ cả đời.
Theo phunuvagiadinh.vn
Hễ về quê là bố mẹ chồng bắt phải biếu tiền bà con , nàng dâu uất ức nói ra bí mật khiến ông bà nín thinh
Hóa ra thời buổi này, vẫn có nhiều người tưởng rằng ở Hà Nội đồng nghĩa với nhiều tiền.
Tôi và anh lấy nhau được 2 năm, chúng tôi yêu nhau từ thời đại học, ra trường đi làm rồi tổ chức đám cưới. Hai vợ chồng tôi cùng xuất thân nông dân, gia đình hai bên đều làm ruộng, không hỗ trợ được gì cho con cái. Cả hai đến với nhau đúng hai bàn tay trắng và chỉ có tình yêu chân thành cùng ý chí quyết tâm xây dựng cuộc sống tương lai.
Được cái, vợ chồng tôi đều có được một công việc khá ổn định, thu nhập cao hơn so với mặt bằng chung hiện tại. Dẫu vậy, ở Thủ đô đất chật người đông, chi tiêu cũng đắt đỏ gấp 5, gấp 7 lần ở quê. Lương hai vợ chồng cũng khá nhưng chi tiêu cho cuộc sống thì cũng chẳng còn dư dả được bao nhiêu. Cứ cái đà này thì việc mua được một căn nhà chung cư ở Hà Nội vẫn còn là một điều quá xa vời với chúng tôi, đó còn chưa kể đến khi có con, mọi chi phí còn tốn kém hơn nhiều.
Ảnh minh họa.
Chồng tôi là con cả trong một gia đình có 4 anh em. Trong số các anh em, anh Văn học giỏi nhất và cũng là niềm tự hào lớn nhất của ông bà, bố mẹ. Chính vì cũng muốn cho mọi người yên lòng nên anh thường xuyên nói tốt về công việc của mình. Khi được mọi người hỏi, anh Văn cũng thật thà tiết lộ lương mỗi tháng là gần 20 triệu. Ở nông thôn, nghe con số này ai mà chẳng choáng váng.
Thế là, bố mẹ anh đương nhiên nghĩ con trai mình là đại gia, ông bà đi khoe khắp làng trên xóm dưới về sự xuất chúng của con trai mình. Mọi chuyện nếu chỉ đơn giản như vậy thì chẳng nói làm gì, nhưng sự tự hào quá độ của bố mẹ anh đẩy vợ chồng tôi vào một tình huống khó xử vô cùng.
Mỗi lần về quê, chúng tôi đều chủ động biếu bố mẹ đồng quà tấm bánh khiến ông bà vui lắm. Thế nhưng, sau khi nhận quà, bố mẹ anh thường nhắc nhở con trai sang biếu tiền ông bà nội, ông bà ngoại, biếu tiền bác cả, cô út, các dì, các chú, các em mỗi người một ít vì hoàn cảnh ai cũng khó khăn lắm, nào người ốm, người đau, người đang thiếu nợ...
Ban đầu, chúng tôi vẫn ngậm ngùi đi thăm mọi người như lời bố mẹ nhắc nhở và biếu mỗi người năm chục, một trăm. Tuy nhiên, có vẻ 2, 3 lần như vậy lại tạo thành thói quen, lần nào về là y như rằng bố mẹ anh lại bắt hai vợ chồng dạo một vòng nhà bà con để biếu tiền. Ai ai cũng khen vợ chồng tôi nức nở, vừa giàu có vừa thoáng, hễ thấy bóng chúng tôi về là các nhà đã chuẩn bị sẵn sàng đón khách.
Thực tế nếu giàu có thật, vợ chồng tôi có lẽ cũng chẳng tiếc gì nhưng rõ ràng, chúng tôi cũng đang sống khá chật vật ở Hà Nội. Mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được gần 30 triệu, trừ tiền thuê nhà, ăn uống, điện nước, xăng xe, mua sắm quần áo, cưới hỏi, về quê... cũng chỉ dư được hơn chục triệu. Dư dả được có bao nhiều mà về quê lại phải biếu xén như thể đại gia, hết lần này đến lần khác làm tôi rất khó chịu, còn anh thì cũng xót ruột.
Hôm ấy, hai vợ chồng lại về thăm bố mẹ. Y như rằng, ông bà lại nhắc hai vợ chồng chuyện biếu tiền bà con. Chưa kể, bố chồng tôi còn nhắc con dâu chi mạnh tay hơn một chút vì lần trước đứa em con nhà ông chú bảo: ' Anh Văn, chị Xuân ở Hà Nội về mà cho được 2 chục'.
Nghe đến đây, tôi bực mình vô cùng, đã mất tiền con bị chê bai, xịa của, không thể nhịn nổi nữa, tôi thẳng thắn nói với ông bà: ' Thưa bố mẹ, tiện đây chúng con cũng nói luôn. Từ nay, chúng con chỉ sang chơi và biếu tiền ông bà nội ngoại còn các bác các cô, các chú, các dì, các em, ai có ốm đau, nợ nần gì chúng con cũng chỉ thăm hỏi một lần thôi chứ không có điều kiện để suốt ngày biếu xén như thế này đâu ạ. Kiếm được đồng tiền ở thành phố rất vất vả, vợ chồng con còn phải dành dụm mua nhà mua cửa và lo cho tương lai'.
Nghe con dâu nói thế, bố mẹ chồng tôi lại tỏ ra phật ý và cho rằng tôi chặt chẽ: ' Gớm, anh chị làm mấy chục triệu một tháng, bằng cả vài tấn thóc ở quê thế mà lại keo kiệt. Ở nhà mọi người có khó khăn mới mong đến đồng quà của anh chị chứ nếu giàu có thì ai cần. Sống xởi lởi thì trời mới cho chứ so đo thì trời co lại đấy'.
Ảnh minh họa.
Nỗi uất ức dâng trào, tôi tiếp tục nói mặc chồng ngăn cản: ' Bố mẹ nói thế thì con cũng chẳng ngại tiết lộ sự thật. Ở Hà Nội đắt đỏ lắm chứ không mọi người suy nghĩa đâu. Chúng con phải tiết kiệm lắm mới trụ lại được cái mảnh đất đó. Vợ chồng con làm ngày làm đêm, làm cả Chủ nhật, không có lúc nào nghỉ mới thu nhập được bằng đó. Chúng con cũng phải tiết kiệm lắm đấy ạ, buổi sáng ăn tạm cái bánh mỳ, trưa ăn cơm công ty, tối về cũng chỉ loanh quanh mấy món giản tiện chứ không phải sống cuộc sống đại gia như bố mẹ tưởng.
Với thu nhập này, 10 năm nữa chưa chắc con đã mua được cái chung cư bình dân ở Hà Nội. Chưa kể mai mốt sinh con nữa thì có lẽ hàng tháng cũng chẳng dư được đồng nào đâu ạ'.
Vừa nói tôi vừa khóc thút thít, bố mẹ chồng có vẻ cũng ngại ngùng hiểu ra vấn đề. Ông bà nín thinh nhìn nhau không nói gì. Lúc vợ chồng tôi chuẩn bị quay về Hà Nội, bố mẹ anh gọi hai vợ chồng vào nói chuyện, xin lỗi các con vì không hiểu được thực tế cuộc sống, cứ nghĩ rằng ở Hà Nội là giàu có thì giúp đỡ mọi người một chút.
Tôi bảo không trách gì ông bà vì suy cho cùng bố mẹ chồng cũng là những người lương thiện. Tôi chỉ muốn chia sẻ thật lòng với bố mẹ về cuộc sống hiện tại của hai vợ chồng để mọi người biết mà thôi.
Những lần sau về quê, tôi vẫn biếu tiền bố mẹ và ông bà hai bên. Về phía họ hàng, tôi cũng vẫn thăm hỏi khi không may ai ốm đau, bệnh tật. Cách cư xử của tôi làm cả làng quê ai cũng phải tấm tắc khen.
Theo netnews.vn
Đàn ông đừng mang chuyện ly hôn ra dọa phụ nữ, một khi họ đã đã tuyệt tình thì quỳ gối cũng vô ích Thật buồn cười là nếu đàn ông không thể yêu thương, họ mang chuyện ly hôn ra dọa một người phụ nữ. Nếu các anh không coi trọng hôn nhân, cớ gì bắt đàn bà phải là người trân quý điều đó? Xã hội hiện đại, con người ta ngày càng thoáng hơn với việc: "Không ở được với nhau thì ly hôn."...