Mẹ chồng đòi đi tu vì con dâu quá hoàn hảo
Hà đã bỏ tất cả sự nghiệp, ước mơ và tương lai của một cô gái thành phố để theo Tùng về quê lập nghiệp. Tuy nhiên, khi cô sống chúng với bà mẹ chồng hay dỗi, cô đã gánh không ít những phiền phức vào mình…
Kết thúc buổi lễ tốt nghiệp, cầm trên tay tấm bằng giỏi của lớp cử nhân tài năng, Hà là một trong những niềm hy vọng của nhiều thầy cô trong trường, của bố mẹ và những người thương yêu cô. Con đường trước mắt Hà rộng mở, chỉ cần cô gật đầu một cái, tương lai của cô có thể tốt đẹp hơn nhiều. Thế nhưng, bất chấp tất cả, Hà theo Tùng về quê lập nghiệp, mong muốn có cuộc sống bình yên, không bon chen ở chốn thị thành huyên náo…
Vượt qua bao nhiêu rào cản của gia đình, cuối cùng Hà cũng váy hoa bước theo Tùng trong ngày vui cưới. Sống chưa được một năm, Hà đã khiến mẹ chồng của cô nổi đóa. Chẳng lạ lùng gì khi một cô gái thông minh, tường tận về làm dâu nhà trong một gia đình gia giáo, cổ hủ.
Xinh đẹp, giỏi giang và hiền lành nhưng cô vẫn không có được cũng sống viên mãn – (Hình minh họa)
Ngay từ tuần đầu tiên, Hà đã một tay “biến” ngôi nhà chồng thành một ngôi nhà khang trang không kém nhà ở thành phố. Cô chủ trương mở một tiệm tạp hóa lớn ở gần cổng làng để cùng chồng buôn bán. Cô hoạt động như một cái máy, vừa nhanh nhẹn vừa hoàn hảo. Chồng Hà cũng chẳng kém cạnh, anh tốt nghiệp 2 trường đại học nổi tiếng liên quan đến mảng kinh tế. Người làng luôn nhìn gọi Hà và Tùng là “cặp đôi hoàn hảo”, hợp cạ với nhau…
Người làng ngưỡng mộ vợ chồng Hà bao nhiêu, mẹ chồng Hà thấy bức bối và đố kỵ bấy nhiêu. Trong lòng bà luôn cảm nhận được sự tổn thương khi chồng nghe lời vợ chồng. Bố chồng Hà thì khác, ông luôn thấy tự hào về con trai và con dâu mình. Ông sống khá thanh nhàn: sáng trà sớm với những cụ ông ở cuối xóm, chiều cờ tướng với đám thanh niên… xích mích mẹ chồng-nàng dâu trong nhà với ông chỉ là “chuyện nhỏ”… Và dường như ông là cầu nối duy nhất để gắn kết tình cảm của Hà với mẹ chồng mình.
Video đang HOT
Mẹ chồng càng ngày càng làm khó Hà – (Hình minh họa)
Không lâu sau ngày cưới của Hà, bố chồng Hà mất đột ngột vì bệnh tim tái phát. Mẹ chồng Hà càng cảm thấy thiếu thốn tinh thần và đó cũng chính là lý do bà làm khó dễ Hà. Bà luôn hằn học Hà, nhưng tất cả đều không có kết quả. Bà chẳng thể làm gì khi Hà quá hoàn hảo. Chịu không nổi sự bình thản của đứa con dâu và tình yêu của con trai mình dành hết cho nó (?), mẹ chồng Hà đã quyết định lên chùa quy y.
Chuyện lớn, Hà và Tùng chẳng còn tâm trạng để kinh doanh. Hai vợ chồng Hà hết lời khuyên căn, nhưng mẹ chồng Hà vẫn một mực.
- Mày là đứa con gái khốn nạn. Vì mày mà tao mất cả chồng cả con. Thật bất hạnh khi con trai tao rước mày về – Bà vừa chửi vừa túm áo của Hà lay mạnh. Lần này Hà khóc. Giọt nước mắt đầu tiên của Hà từ ngày cô về làm dâu. Thấy vậy, mẹ chồng Hà tiếp tục đay nghiến:
- Mày đừng giả lả trước mặt chồng mày. Con khốn. Mày tính lấy nước mắt để dụ chồng mày hả?
Hà không nói gì thêm, cô chỉ quay lưng bỏ về cửa hàng của mình. Cô bắt đầu biết thế nào là áp lực làm dâu con. Cô cứ nghĩ bao lâu nay mình tỏ ra cứng rắn, tỏ ra hoàn hảo và chuẩn mực phận dâu con sẽ lấy được lòng mẹ chồng, nhưng tất cả những suy nghĩ của Hà đều nằm ngoài dự tính của bà mẹ chồng khá tinh vi, đem chuyện đi tu gây áp lực cho Hà.
Không chia sẻ được với chồng, Hà lầm lũi một mình. Cô cố gắng khuyên chồng quan tâm đến mẹ mình nhiều hơn và bản thân cô cũng lánh mặt chồng ít nhiều. Cô không muốn mẹ chồng lầm tưởng cô được chồng thương yêu, bảo bọc… Cô muốn giữ một khoảng cách để mẹ chồng cô cảm thấy mình an toàn, cảm thấy mình vẫn được chở che… Cô không biết liệu điều mình làm là đúng hay sai? Lần đầu tiên cô ngờ vực chính sự chu toàn của bản thân mình. Dù giỏi cỡ nào cô vẫn mông lung trong mối quan hệ mẹ chồng-nàng dâu khá phức tạp này…Thực sự bây giờ, cô rất cần một lời sẻ chia!
Theo Afamily
Mẹ chồng tương lai chê em quê mùa
Không yêu, không ghét, không giận hờn, thế nhưng mẹ chồng mở miệng là chê em nhà quê này quê nọ khiến em khá xấu hổ mỗi lần đến nhà anh chơi.
Em không biết sẽ như thế nào nếu đến làm dâu nhà anh ấy nữa. Khi mà ở nhà anh luôn có một người mẹ chồng chờ em bước chân vào cửa để được mắng vốn: "đồ nhà quê". Em thấy tương lai khá mờ mịt, nhưng tình yêu của em với anh ấy rất mặn nồng. Em phải là gì để xua tan định kiến của mẹ chồng về cái gọi là "nhà quê" đây!
Mẹ chồng tương lai là người khá "quái" - (Hình minh họa)
Ngày trước, khi em theo gia đình mình về nhà người yêu em ra mắt, em đã biết được phần nào cái "thanh cao" của người mẹ chồng tương lai. Nói ra khá kỳ, nhưng chuyện em đến nhà người yêu đầu tiên là ngày em cùng gia đình đến ra mắt. Trước đó quen anh ấy được 2 năm, em không dám một lần đặt chân vào nhà anh ấy. Em luôn hình dung trong đầu hình ảnh của một người mẹ chồng "quái thú". Bà ta sẽ luôn hảm hiếp con dâu mình và tìm mọi cách để đẩy nó ra khỏi mái ấm của mình... Cuối cùng, điều em tưởng tượng không khác hiện thực của em là mấy.
Nhưng khác với những người mẹ chồng khác, mẹ anh không "đánh đuổi" thẳng thừng, bà chỉ làm em thấy ngán. Em không biết do cuộc sống thanh cao của bà ảnh hưởng đến cách nói của bà hay là bà cố ý làm vậy để em phiền lòng mà rút lui!?... Nói đến chuyện ngày ra mắt, khi gia đình em vừa đặt chân đến nhà người yêu em, mẹ anh nhìn ba anh chỉ trỏ: "Đây là người người yêu và gia đình người yêu của con mình đấy hả? Đúng chất nhà quê nhỉ. Đi ra mắt mà cứ như đi ăn tết. Ui trời... Coi giày, coi áo kìa...". Rồi khi em và gia đình ngồi xuống ghế, với thói quen bắt chéo chân khi ngồi, mẹ em "ăn ngay" cú huýt của bà xui gia tương lai: "Ui trời. Ở quê chị người ta thường ngồi kiểu đó hả? Nhà quê coi bộ cũng có nhiều cái hay nhỉ"...
Bố mẹ em tính tình xởi lởi nên chỉ cười trừ cho qua chuyện. Sau khi bàn bạc đủ thứ, em được nhận "vé vớt". Mẹ chồng tương lai bảo cho em thời gian để đến nhà bà "thực tập", để bà hiểu thêm cô con dâu tương lai của mình.
Khi em đến nhà, xắn tay trổ tài nấu bếp để lấy lòng mẹ chồng. Vì em khá thông thạo trong chuyện bếp núc nên hy vọng có thể "xoa dịu" nỗi hậm hực trong lòng bà. Khi em làm sạch rau, vớt ra rá và đem cho bà bỏ vào nồi canh, bà nhìn em với ánh mắt kinh ngạc: "Úi trời. Cháu làm rau kiểu gì vậy? Ở thành phố ăn uống thanh cao lắm chứ không "chém to kho mặn" như nhà quê các cô. Coi kìa, rau để nguyên lá chình ình như vậy, có mà nhét vào mồm của bò hả?"... Em thực sự sốc khi nghe những điều ấy. Chưa hết, bà còn đẩy em qua bếp kho, bảo em nêm gia vị cho món cá. Lần này chắc ăn, em đoán định người trong này không ăn cay như ở quê mình nên không bỏ ớt. Sauk hi nêm nếm xong, đoạn em tính bắc lên nồi nấu, mẹ chồng tương lai lao tới, chẹp miệng: "Tôi không hiểu ở quê các cô ăn uống kiểu gì mà kho cá nước ngập như sình lầy thế này. Cô kho cá đến bao giờ hả?". Không nói không rằng, bà bắc nồi cá xuống bếp, chắt hết nước, rửa sạch gia vị rồi làm lại từ đầu. Chứng kiến cách bà đối đãi, em thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương.
Em khá phân vân trong quyết định hôn nhân của mình với người mẹ chồng tương lai như thế - (Hình minh họa)
Hôm ấy với em là ngày của những cơn ác mộng. Mở miệng ra là bà chê em nhà quê này, quê nọ. Nhưng vì tình cảm dành cho anh ấy sâu đậm, nên em cố đến nhà anh thêm vài lần. Khi em không làm gì thì bảo em ăn không ngồi rồi, khi em xắn tay làm việc thì bà bảo em "nhà quê". Trong mắt bà không biết khi nào em mới "lên chức" thành phố...
Theo VNE
"Ly hôn thì ly hôn! Sợ gì?" Bức bối vì sự chèn ép của mẹ chồng, tôi đã thốt lên 2 tiếng "ly hôn" một cách dễ dàng... Tôi là giáo viên dạy sử của một trường tỉnh. Được đánh giá là người có đạo đức, lễ phép, tôi được lòng khá nhiều người. Ngày yêu anh, trong mắt mẹ anh, tôi hiện lên với số 10 tròn trĩnh. Mẹ...