Mẹ chồng đoảng, con dâu mất nhờ
Hôm nào mẹ chồng vào bếp, cả nhà sẽ phát hiện ra ngay, bởi cơm canh kiểu gì cũng có món mặn, món nhạt. Ngày về ra mắt nhà chồng tương lai, Huyền (Gia Lâm, Hà Nội) chẳng hề căng thẳng hay hồi hộp chút nào bởi mẹ Phong – chồng Huyền bây giờ, là người khá xởi lởi lại xuề xòa, thoải mái. Huyền hí hửng giữ nguyên tâm trạng đó khi về làm dâu. Nhưng từ ngày bước chân về nhà chồng, Huyền mới thấy sự xuề xòa của mẹ chồng thực chất là do bà quá “đoảng”.
Nhà chồng có mở một cửa hàng tạp hóa khá to, bố mẹ tối ngày thay nhau trông coi và bán hàng. Những lúc đi làm về, vợ chồng Phong cũng tranh thủ bán giúp để bố mẹ có thời gian cơm nước, giặt giũ và nghỉ ngơi. Việc nhà bận là thế nhưng cứ vắng khách, mẹ chồng lại “tót” sang nhà hàng xóm buôn dưa lê. Tính bà xởi lởi, gặp ai cũng hỏi, gặp ai cũng chào, thành ra nhiều người đến mua hàng mà bà đứng nói chuyện mãi không dứt ra được.
Có hôm đi chợ mua rau, cả nhà đợi mãi không thấy mẹ mang thức ăn về để sắp bữa trưa. Sốt ruột, Huyền chạy ra chợ tìm thì thấy bà đang đứng thao thao bất tuyệt ở hàng thịt, tay lủng lẳng túi rau, túi cá. Hiếm ngày nào bà đi chợ 1 lần mà không phải quay lại lần thứ hai, nhưng vẫn may nhà chỉ cách chợ có vài bước chân. Khi thì bà quên thịt ở hàng rau, khi thì về đến nhà bà mới nhớ ra không mua vài quả cà chua hay củ hành… Bà lại làm một vòng chợ nữa, mà mỗi lần như thế ít nhiều bà cũng phải dừng lại ở vài hàng tiếp chuyện, đó là chưa kể gặp người quen giữa đường.
Mẹ chồng vụng về nhưng tốt bụng nên không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ (ảnh minh họa).
Video đang HOT
Điều Huyền choáng nhất khi về nhà chồng đó là đầu bếp chính của gia đình là bố chồng chứ không phải mẹ chồng. Mẹ Huyền thường nhận chân đi chợ mua thức ăn rồi đứng bán quán. Cứ đến bữa, bố chồng lại hì hục nấu ăn. Hôm nào mẹ chồng vào bếp, cả nhà sẽ phát hiện ra ngay, bởi cơm canh kiểu gì cũng có món mặn, món nhạt. Thêm nữa là cứ mẹ nấu ăn thì kiểu gì nhà cũng ăn rất muộn bởi bà làm gì cũng chậm, lại chẳng đâu vào đâu. Những hôm ấy, sau khi ăn cơm Huyền lại ngao ngán nhìn “bãi chiến trường” mẹ chồng để lại trong bếp sau khi nấu ăn. Từ rác đến nồi niêu xoong chảo, bà giăng khắp bếp.
Huyền sinh em bé, mẹ chồng bảo Phong sang phòng bên để bà ngủ cùng hai mẹ con vì lo đêm hôm mình Huyền xoay sở không kịp. Ngay đêm đầu tiên, con khóc đêm đến mấy lần mà bà ngủ không hề biết. Ngại đánh thức mẹ chồng, Huyền lại chạy sang gọi Phong dậy pha sữa cho con để cô thay tã lót. Đi đâu, gặp ai bà cũng khoe: “Trộm vía, cháu nó ngoan lắm, cả đêm chẳng quấy khóc gì”. Được hai hôm, Huyền phải nhấm nháy với Phong để bà về phòng ngủ, hai vợ chồng thay nhau trông con.
Cùng chung cảnh ngộ của Huyền, mẹ chồng Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng thuộc dạng dễ tính và quý con dâu. Gia đình chồng có điều kiện nên vừa cưới xong, nhà chồng đã thu xếp mua cho vợ chồng Mai một căn hộ tập thể ngay gần cơ quan cô làm. Bố mẹ chồng đều đã về hưu nên thích sống ở quê cho thoáng đãng. Từ ngày Mai có con, chưa cần cất lời nhờ, mẹ chồng đã xăm xắn lên chăm cháu.
Tưởng mẹ có kinh nghiệm nuôi con từ xưa, Mai không thuê y tá đến tắm cho con nữa, nhưng khi hỏi mẹ, bà cũng lắc đầu luôn. Tính là lên với cháu nhưng chẳng bao giờ bà bế cháu bởi: “Nó còn bé tí thế, bế lọt tay”.
Con còn nhỏ, một mình Mai xoay sở với con đã đủ bận rộn nên chẳng còn thời gian để mắt đến nhà cửa, cơm nước. Bà cũng chẳng quét dọn hộ bao giờ, mà nhờ thì cô không dám. Tã lót con thay ra chậu lớn, chậu bé, cứ tối về chồng Mai lại đi giặt. Có hôm con tè dầm nhiều hết cả quần, Mai mới dám nhờ mẹ đi giặt cho cháu thì bà bê hết cả đống đồ trẻ con tống vào máy giặt, kể cả những cái dính phân và nước tiểu của bé.
Chuyện cơm nước cũng vậy, chồng Mai tranh thủ mua được gì trữ trong tủ lạnh thì bà nấu, còn không bà cũng chẳng đi chợ. Nhiều hôm nhà không có gì ăn, bà cho Mai ăn cả ngày trứng luộc. Hiếm hoi những lần mẹ chồng đi chợ thì kiểu gì cũng toàn đồ ăn sẵn: “Chợ này món gì cũng có. Hai đứa lại bận rộn, mua sẵn về mà ăn, đỡ phải mất thời gian nấu nướng”.
Từ chuyện chăm con đến việc nhà, cả Mai và Huyền đều không nhờ vả được gì ở mẹ chồng nên họ luôn chuẩn bị sẵn sàng tâm lý tự lo liệu mọi việc. Đổi lại, không khí gia đình lúc nào cũng vui vẻ. Mẹ chồng thì thoải mái với con dâu, con dâu hiểu tính mẹ vụng về vậy nhưng tốt bụng nên mẹ con chẳng xích mích bao giờ.
Theo afamily
Lấy chồng, sướng như tiên
Trong khi nhiều chị em hay than phiền lấy chồng như gông đeo cổ, có những người phụ nữ đã may mắn tìm được cho mình một người bạn đời lý tưởng - một ông chồng "tốt nết".
Đối với hầu hết phụ nữ, người đàn ông khi là người yêu và khi về làm chồng là hai thái cực hoàn toàn đối lập. Cũng là đôi mắt ấy, bờ vai ấy, nhưng người yêu lãng mạn, hài hước, biết quan tâm, chia sẻ bao nhiêu thì khi thành chồng, họ lười biếng, vô tâm và gắt gỏng bấy nhiêu.
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu vì sao hôn nhân phiền phức và khó chịu thế mà người ta vẫn cứ ầm ầm cưới nhau, chúng tôi đã bắt gặp nhiều ví dụ điển hình chứng minh cho sự hấp dẫn của nó. Với những người phụ nữ đã được làm vợ, làm mẹ này, chồng họ là những đức lang quân vô cùng lý tưởng.
Chẳng ai đáng yêu bằng ông xã
Phan Tâm - người vừa lên chức mẹ hơn 10 ngày - chia sẻ: "Ngày đầu tiên bước vào nhà chồng, mình vừa hạnh phúc vừa run. Mình từng lo lắng vẩn vơ rằng những tháng ngày lãng mạn, được yêu chiều, chăm sóc có sớm qua nhanh không? Thế nhưng, sau hơn 1 năm chính thức làm chồng, bằng những hành động rất &'đáng yêu', ông xã đã giúp mình gạt bỏ hoàn toàn suy nghĩ vô căn cứ đó.
Tâm tin rằng khi đến với nhau bằng tình yêu chân thành, người chồng sẽ không một sớm một chiều mà thay đổi.
Có lần, hai vợ chồng vừa dắt nhau vào một cửa hàng quần áo, ông xã chỉ ngay 1 bộ váy mình đã "ngẩn ngơ" từ khi còn đứng ngoài cửa. Thử xong, thấy rất vừa vặn nhưng mình nhất quyết không mua vì giá hơi cao. Đến chiều tối hôm sau, chồng đi làm về tươi cười đưa cho mình một túi giấy và bảo: "Tặng vợ nhân dịp không có dịp gì đặc biệt". Ngỡ ngàng, mình mở túi ra thì thấy món quà đó chính là bộ váy mà mình đã thử ngày hôm qua. Mặc dù cũng thấy xót tiền, nhưng nhìn nụ cười hân hoan của ông xã và cái lý do tặng quà đặc biệt của anh, mình không nỡ để chút lo lắng vụn vặt phá hỏng giây phút ấy.
Từ ngày biết mình có em bé, ông xã lại càng chiều chuộng mình hơn. Có hôm cuối tuần, ông xã dậy sớm hơn thường lệ, lục đục đun nước. Mình nằm nghe lang quân lẩm bẩm: một muỗng, hai muỗng, ba muỗng... rồi 200ml nước. Chỉ 5 phút sau, một ly sữa nóng ấm đã được đặt trước mặt mình. Trước giờ không thích uống sữa, nhưng mình không thể không uống cạn ly sữa trong niềm hạnh phúc ngập tràn.
Lúc mình có bầu, hai vợ chồng vẫn lãng mạn lắm nhé! Cuối tuần, ông xã đưa hai mẹ con đi biển chơi để ngắm hoàng hôn. Sau khi đãi hai mẹ con ăn hải sản no nê, bố lại còn "hẹn hò" với mẹ sáng hôm sau dậy sớm cùng đón bình minh nữa. Thử hỏi, ông xã đáng yêu như thế, làm sao mình không yêu cho được?".
Vẫn lãng mạn như ngày đầu mới yêu
Đó chính là cảm nhận của Mai Linh (nhân viên văn phòng) khi được hỏi về sự thay đổi của chồng mình sau hơn 1 năm làm đám cưới. Linh cho biết: "Từ ngày mới yêu, anh ấy luôn là người quan tâm, chăm sóc cho mình từng ly từng tí. Đến lúc về sống cùng nhau, những thói quen đó của anh vẫn không hề thay đổi. Anh vẫn tạo cho mình những bất ngờ, những niềm vui nho nhỏ từ sự quan tâm của mình.
Chưa một lần nào Linh thấy phiền não hay phải than vãn về chồng mình.
Mỗi buổi sáng, khi mình còn đang ngái ngủ, anh luôn là người dậy sớm, mở cửa sổ rồi bật một bản nhạc rock mà cả 2 cùng yêu thích. Còn các buổi tối, hai vợ chồng lại nắm tay nhau thả bước dưới ánh đèn vàng và những tán cây ở gần nhà. Mùa hè của mình đã trôi qua như thế đấy!
Những lần đi công tác, dù là chuyến đi dài ngày hay ngắn ngày, dù thong thả hay vội vã, anh đều nhớ đến mình. Lần mới đây, anh chỉ đi có 2 ngày và dù phải vội vàng ra về cho kịp giờ, nhưng anh vẫn tìm mua bằng được loại bánh mình thích làm quà cho vợ.
Chồng mình thường xuyên phải công tác xa nhà, nên như để bù lại, thi thoảng vào dịp cuối tuần, anh lại đưa mình đi chơi. Lúc thì loanh quanh ngoại thành, khi thì đi ngắm biển. Những dịp riêng tư bên nhau như thế nhiều không thể đếm được. Bởi thế, từ ngày lấy chồng, mình không hề có cảm giác bí bức hay chán nản so với lúc được chiều chuộng khi yêu".
Chồng không chỉ là bạn đời
Cẩm Tú (nhân viên ngân hàng) sau hai năm làm vợ, làm mẹ đã rút ra một kết luận đầy ý nghĩa: "Hai năm bước vào cuộc sống hôn nhân đã trôi qua với đầy đủ các cung bậc cảm xúc khác nhau. Mình nhận ra rằng chồng không chỉ là một người bạn đời mà còn là một người anh trai, người bạn tri kỷ, và cả người yêu nữa.
Với Cẩm Tú, ông xã không chỉ đóng vai trò người chồng, người cha mà còn là người anh, người bạn tri kỉ và cả người yêu nữa.
Không thuộc tuýp người lãng mạn, lại là người bận rộn với công việc kinh doanh, nên chồng mình không tạo cho vợ cái cảm giác ngọt ngào của một thiếu nữ mới yêu. Nhưng điều đó hoàn toàn không quan trọng, bởi là một người phụ nữ đã trưởng thành và đã làm mẹ, mình quan tâm đến những gì gần gũi và bớt mơ mộng hơn.
Mặc dù thường đi làm đến 8-9 giờ tối mới về, nhưng anh luôn tranh thủ quỹ thời gian hiếm hoi để chia sẻ việc nhà với vợ và giúp vợ trông con. Công việc dù có ngập đầu đến đâu, chồng mình cũng đều cố gắng sắp xếp thời gian để thi thoảng đưa vợ con đi chơi cho thoải mái.
Điều đặc biệt là mình rất hạnh phúc khi nhìn cách anh cư xử với bố mẹ vợ. Người ta thường sợ cho con gái đi lấy chồng là mất con, nhưng nhà mình thì ngược lại, giống như bố mẹ mình có thêm một cậu con trai trong nhà vậy. Anh luôn biết quan tâm, chăm sóc đến bố mẹ mình, làm trọn nghĩa vụ của một người con. Nhiều khi, mình có cảm giác anh giống như người anh trai vậy."
Theo afamily
Chả dại Bạn bè thường bảo anh nhát như cáy, "miếng ngon" tới miệng cũng không dám ăn, anh chỉ cười trừ cho qua chuyện: "Có lẽ tớ có vấn đề thật rồi". Là đàn ông ai không ham của lạ, nhưng anh chả dại lao vào thứ đam mê nhất thời để có thể đánh mất tất cả. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ khóa...